Mối quanhệ giữa chiến lược chiêu thị và các thành tố khác trong

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ PHƯƠNG VY (Trang 29 - 45)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2. Mối quanhệ giữa chiến lược chiêu thị và các thành tố khác trong

Mix

Marketing mix bao gồm 4 thành tố luôn có sự tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau, đó là sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị.

Chính sách về sản phẩm là nền tảng của chính sách marketing hỗn hợp, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp. Một sản phẩm tốt và có phân khúc rõ ràng sẽ dễ dàng hơn cho hoạt động quảng bá sản phẩm. Ví dụ hoạt động quảng cáo có thể xác định đối tượng dễ dàng và đưa ra một thông điệp rõ ràng hơn, thu hút sự chú ý của khách hàng.

Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp. Trong việc phát triển sản phẩm

mới doanh nghiệp phải có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tác động của yếu tố giá thể hiện qua việc sản phẩm có giá cả cao mà kết hợp với khuyến mãi hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng, nhưng điều này cũng tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm.

Phân phối cũng có quan hệ tác động với hoạt động chiêu thị. Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing sản phẩm mới là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường. Mạng lưới bán hàng đó là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác nhau có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất đến các khách hàng một cách thành công. Nếu hoạt động quảng bá rầm rộ mà sản phẩm phân phối chậm thì cũng sẽ mất một lượng khách hàng lớn và tốn kém chi phí đã bỏ ra cho hoạt động chiêu thị.

Theo quan điểm hệ thống, sự tồn tại của DN nằm trong một môi trường nhất định, các yếu tố của môi trường này luôn thay đổi cùng với các điều kiện lịch sử của XH và DN. Vì thế, hoạt động chiêu thị của một DN cũng đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố này.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ CỦA CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ PHƯƠNG VY.

2.1.Tổng quan về công ty

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Tên quốc tế : PHUONG VY COFFEE TEA COMPANY LIMITED Tên viết tắt : PV COFFEE

Mã số thuế : 0310553942

Địa chỉ thuế : 432A Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đại diện pháp luật : TRẦN THỊ BÍCH LAN Điện thoại : 0838990603-08389 Ngày cấp : 04/01/2011

Ngành nghề chính : Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh Khởi đầu từ một gia đình gieo trồng cà phê tại Đăk Mil – Tỉnh Đăk Nông vào năm 1954, Phương Vy đã cho ra đời cửa hàng đầu tiên vào năm 1992 nhờ bề dày kinh nghiệm trồng trọt và rang xay cà phê. Với truyền thống lâu đời, niềm đam mê và tình yêu dành cho cà phê Việt Nam, sứ mệnh của Phương Vy là nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trên thế giới.

Năm 1986: Quy trình rang xay cà phê được hình thành trong cơ sở chế biến của Phương Vy.

Năm 1992: Cửa hàng Cà Phê Phương Vy được khai trương lần đầu tiên.

Năm 2003: Nhà máy chế biến cà phê tại Thuận An, tỉnh Bình Dương được xây dựng.

Năm 2009: Nhà máy đạt chứng chỉ HACCP và bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang một số nước như: Mỹ, Nhật,…

Năm 2013: Di dời và mở rộng nhà máy tại KCN VISIP II, tỉnh Bình Dương với diện tích hơn 42.000m2 và công nghệ thiết bị hiện đại.

Năm 2016: Công ty đã giới thiệu được cà phê viên nén Delipresso, đạt chứng chỉ FSSO 22.000.

Năm 2020: Công ty cho ra mắt thương hiệu Mr.Phin coffee – Toà nhà của mọi giải pháp cà phê tại 109, Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Quy mô của nhà máy là hơn 42,000m2 và thiết bị công nghệ hiện đại kết hợp với bí quyết truyền thống độc đáo. Sản phẩm được tạo ra từ tâm huyết của một tập thể tiếp nối qua nhiều thế hệ, chứa đựng niềm đam mê khát vọng cho cà phê Việt.

2.1.2.Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn: Là công ty cung cấp sản phẩm chất lượng, đa dạng, giá cả hợp lý cho người yêu cà phê.

Sứ mệnh: Nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trên thế giới. Giá trị cốt lõi:

• Trung thực: Là chuẩn mực đạo đức hàng đầu trong công việc và trong cuộc sống mà mỗi cá nhân và tổ chức đều cam kết hướng đến.

• Chất lượng: Là cơ sở vững chắc để đảm bảo sự sống còn và là thước đo giá trị của mỗi cá nhân và tổ chức.

• Trách nhiệm: Lấy trách nhiệm làm động lực thúc đẩy mọi hoạt động. Đặt lợi ích khách hàng, của xã hội vào lợi ích của doanh nghiệp.

• Đổi mới: Là nền tảng của sự phát triển trường t n của tổ chức. • Sáng tạo: Để làm nên sự khác biệt vượt trội và lợi thế cạnh tranh.

2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Cà Phê Phương Vy

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh

Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty; quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty; giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, đồng thời là cơ quan quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.

Ban kiểm soát: làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vì lợi

ích của Cổ đông và vì lợi ích của người lao động trong Công ty. Ban kiểm soát đánh giá công tác điều hành, quản lý của Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc theo đúng các qui định trong điều lệ Công ty đồng thời kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lý và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như các báo cáo cần thiết.

Giám đốc: Là người đại diện tư cách pháp nhân của Công ty, đóng vai trò quan

trọng trong việc điều hành quản lý Công ty, đại diện cho Công ty thực hiện giao dịch với các nhà cung cấp ở nước ngoài cũng như xây dựng mối quan hệ với các nhà cung

PHÓ GĐ KỸ THUẬT GĐ TÀI CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ KINH DOANH PHÒNG HCNS PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KINH DOANH LẺ BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

cấp. Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống bán hàng cũng như mọi hoạt động của Công ty, giải quyết một số công tác then chốt, quan trọng và những vấn đề trọng tâm phát sinh đột xuất. Giám đốc theo dõi, giúp đỡ và tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên tham gia quản lý và hoạt động tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị.

Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ điều hành

hoạt động của Công ty theo sự phân công ủy quyền của giám đốc về lĩnh vực phụ trách. Phó Giám đốc có quyền thay thế Giám đốc nếu Giám đốc ủy quyền và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc được giao. Phó Giám đốc phải thường xuyên báo cáo kết quả công việc cho Giám đốc, đề xuất xin ý kiến những vấn đề vượt quá quyền hạn của mình để Giám đốc quyết định.

Phòng hành chính nhân sự: Chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Giám Đốc,

tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân sự, có nhiệm vụ quản lý nhân sự trong Công ty, lập kế hoạch và thực hiện các chính sách Công ty đề ra về chế độ tiền lương, thưởng, và các chế độ khác. Đồng thời tuyển dụng và bố trí nhân viên.

Phòng kế toán: Tham mưu cho Giám Đốc Tài chính, có nhiệm vụ kiểm tra, ghi

chép sổ sách theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Cung cấp số liệu, thông tin kế toán chính xác, kịp thời cho ban giám đốc khi có yêu cầu. Cung cấp chứng từ, tài liệu báo cáo kế toán phục vụ cho việc kiểm tra của nhà nước với DN.

Phòng kinh doanh Sỉ - Lẻ: Thực hiện quá trình mua bán cũng như có kế hoạch

mua bán dưới sự quản lý trực tiếp của Phó Giám Đốc Kinh Doanh. Có nhiệm vụ khám phá, phân tích thị trường, lập các kế hoạch, phương án chiến lược kinh doanh và tổ chức chỉ đạo thực hiện các phương án đó. Tổ chức mạng lưới kinh doanh thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình các hoạt động của thị trường trong lĩnh vực kinh doanh, cân đối nguồn hàng đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiêu thụ. Là nơi nhận đơn hàng, xét duyệt đơn hàng của KH bán buôn.

Phòng kỹ thuật: Thực hiện theo sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám Đốc Kỹ

Thuật, chăm sóc và cung cấp dịch vụ bảo hành từ khắp mọi miền khi KH có yêu cầu sửa chữa, tư vấn liên quan đến các mặt hàng do Công ty cung cấp.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp doanh thu của công ty giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị: VNĐ

TT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020

Giá trị % Giá trị %

1 Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 4.251.570.694 3.835.125.311 5.019.599.958 (416.445.383) (9,80) 1.184.474.647 30,88

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 - 0 -

3 Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 4.251.570.694 3.835.125.311 5.019.599.958 (416.445.383) (9,80) 1.184.474.647 30,88 4 Giá vốn hàng bán 2.583.106.181 2.471.604.163 4.513.607.053 (111.502.018) (4,32) 2.042.002.890 82,62

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 1.668.464.513 1.363.521.148 505.992.905 (304.943.365) (18,28) (857.528.243) (62,89)

6 Doanh thu hoạt động tài chính 755.892 864.092 3.138.704 108.200 14,31 2.274.612 263,24 7 Chi phí tài chính 11.700.000 13.500.000 14.512.500 1.800.000 15,38 1.012.500 7,50 8 Chi phí quản lý kinh doanh 1.466.701.726 1.561.398.039 1.011.930.770 94.696.313 6,46 (549.467.269) (35,19)

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 190.818.679 (210.512.799) (517.311.661) (401.331.478) (210,32) (306.798.862) 145,74

10 Thu nhập khác 0 0 0 0 - 0 -

11 Chi phí khác 300.000 0 0 (300.000) (100,00) 0 -

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 190.518.679 (210.512.799) (517.311.661) (401.031.478) (210,49) (306.798.862) 145,74

14 Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp 0 0 0 0 - 0 -

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 190.518.679 (210.512.799) (517.311.661) (401.031.478) (210,49) (306.798.862) 145,74

Nhận xét

Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh, ta có thể đưa ra những đánh giá, phân tích và nhận xét như sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động liên tục qua các năm. Năm 2020 giảm 416.445.383 VND, tương đương giảm 9,80% so với năm 2019. Sự sụt giảm về doanh thu trong năm 2020 là do tình hình kinh tế chuyển biến xấu, doanh nghiệp nhận được ít các đơn đặt hàng sử dụng dịch vụ hơn 2019 và do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19. Sang đến năm 2021, tuy tình hình kinh tế chưa khởi sắc nhưng do các gói dịch vụ doanh nghiệp mới tung ra để thu hút khách hàng (dịch vụ điện hoa, chuyển phát hỏa tốc trong 2 giờ, chuyển phát hồ sơ,...) nên doanh thu tăng 1.184.474.647VND, tương ứng tăng 30,88% so với năm 2020.

Giá vốn hàng bán của công ty không phải là nguyên vật liệu như các công ty sản xuất, cũng không phải là hàng hóa như các công ty thương mại khác mà là chi phí vận chuyển và tiền công của nhân viên chuyển phát. Trong ba năm phân tích, Giá vốn hàng bán có sự biến động tương tự với chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sự biến động này của giá vốn hàng bán là hoàn toàn phù hợp với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Năm 2020 thấp hơn 111.502.018 VND, tức giảm 4,32% so với năm 2019. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán trong năm 2021 tăng 1.772.002.890VND, tương ứng 64,63% so với năm 2020. Như đã phân tích ở trên, sự tăng đột biến của Giá vốn hàng bán trong năm 2021 là do các gói dịch vụ mới của doanh nghiệp tạo nên sức hút với người tiêu dùng. Điều này cũng chứng tỏ việc đa dạng hóa của doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả.

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty trong cả ba năm từ 2019 đến 2021 đều đến từ lãi tiền gửi ngân hàng và cổ tức từ cổ phiếu của công ty My Lan mà công ty được chia. Trên thực tế, công ty đã tạo điều kiện nới hạn thanh toán cho các khách hàng quen, tuy nhiên một số khách hàng lại quên hoặc chưa có tiền trả nên mới phát sinh khoản lãi bán hàng trả chậm này. Trong năm 2020, tiền gửi ngân hàng của công ty giảm từ 216.633.145 VND xuống còn 21.300.687 VND nhưng doanh thu hoạt động tài chính vẫn tăng 108.200 VND, tương đương 14,31% so với năm 2019 chính là vì lãi bán hàng trả chậm. Còn trong năm 2021, số tiền gửi ngân hàng của công ty đã tăng lên tới 96.692.781 VND chính là nguyên nhân dẫn tới sự tăng đột biến của doanh thu hoạt động tài chính, cụ thể là tăng 2.274.612 VND, tương đương tăng 263,24% so với năm

2020. Nhìn vào giá trị của chỉ tiêu này mỗi năm ta có thể thấy một điều rõ ràng rằng công ty chỉ chuyên chú vào lĩnh vực hoạt động của mình, ít đầu tư vào các hoạt động tài chính khác (đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán, góp vốn đầu tư,...). Điều này không phải là xấu bởi nhiệm vụ trọng tâm của mỗi doanh nghiệp là phải điều hành, xử lý tốt những phát sinh trong doanh nghiệp mình, sau đó mới tính tới các hoạt động khác. Tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ vốn của công ty ít. Đây cũng là đặc điểm chung của các công ty chuyên về dịch vụ bởi việc quay vòng vốn nhanh, không mất nhiều thời gian hoàn vốn nên hoạt động của công ty sẽ không bị gián đoạn.

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

A.TÀI SẢN

I. Tài sản ngắn hạn 29,271,450 32,800,557 39,775,007

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,719,927 627,055 2,680,227 2. Các khoản phải thu 17,880,229 23,745,923 13,986,218 Phải thu của khách hàng 17,558,081 23,343,768 13,878,579 Trả trước cho người bán 332,148 402,155 107,639

3. Hàng tồn kho 9,671,294 8,427,579 23,108,562

II. Tài sản dài hạn 9,874,222 11,537,362 11,429,234

1. Tài sản cố định 7,798,474 8,737,514 7,418,738

Nguyên giá 11,663,330 14,007,558 14,216,649

Giá trị hao mòn lũy kế -3,864,855 -5,270,044 -6,797,911

2. Tài sản khác 2,075,748 2,799,848 4,010,496

Thuế GTGT được khấu trừu 2,031,307 2,708,164 3,977,684

Tài sản khác 44,440 91,683 32,812

(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty)

B.NGUỒN VỐN

I. Nợ phải trả 25,539,499 33,169,496 39,703,999

Phải trả cho người bán 7,803,212 20,346,353 22,248,751 Người mua trả tiền trước 167,154 308,978 294,353 Thuế và các khoản phải nộp 18,400 23,600 21,455 Phải trả người lao động 794,150 340,702 276,366

Chi phí phải trả 669 35,027 103,931

Vay và nợ thuê tài chính 16,755,914 12,114,836 16,759,143

II. Vốn chủ sở hữu 10,878,523 11,168,423 11,500,243

1. Vốn góp chủ sở hữu 10,000,000 10,000,000 10,000,000 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 878,523 1,168,423 1,500,243

Tài sản ngắn hạn:

Tiền và các tài khoản tương đương tiền: Năm 2021 là 3.165.255.902 VND, tăng 1.401.216.488 VND, tương đương tăng 79,43% VND so với năm 2020. Khoản mục này có sự tăng đột biến như vậy một phần là do doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả để tiền mặt ứ đọng, một phần là doanh nghiệp đang có kế hoạch tập trung tiền để đầu tư mua sắm thêm thiết bị văn phòng cho hai văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, lượng tiền mặt lớn cũng khiến cho tính thanh khoản tăng cao, giúp doanh nghiệp sẵn sàng với các rủi ro tài chính có thể xảy đến. Tuy nhiên, điều

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ PHƯƠNG VY (Trang 29 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w