Bảng 2.8. Tình hình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở theo thời hạn vay tại chi nhánh Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021.
ĐVT: tỉ đồng.
CHỈ TIÊU 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2019
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Doanh số cho vay mua nhà, XD, SC nhà 1315.65 100% 690.30 100% 895.70 100% -625.35 -48% 205.40 30% Ngắn hạn 173.67 13.20% 81.46 11.80% 125.40 14.00% -92.21 -53% 43.94 54% Trung hạn và dài hạn 1141.98 86.80% 608.84 88.20% 770.30 86.00% -533.14 -47% 161.46 27% Doanh số thu nợ cho vay mua, XD, SC nhà 1175.30 100% 680.60 100% 1085.70 100% -494.70 -42% 405.10 60% Ngắn hạn 173.36 14.75% 106.65 15.67% 200.85 18.50% -66.71 -38% 94.20 88% Trung hạn và dài hạn 1001.94 85.25% 573.95 84.33% 993.42 91.50% -427.99 -43% 419.47 73% Dư nợ cho vay mua, XD, SC nhà 580.00 100% 616.00 100% 665.00 100% 36.00 6% 49.00 8% Ngắn hạn 99.06 17.08% 129.18 20.97% 131.54 19.78% 30.11 30% 2.36 2% Trung hạn và dài hạn 480.94 82.92% 486.82 79.03% 533.46 80.22% 5.89 1% 46.64 10% Nợ xấu cho vay mua, XD, SC nhà 3.87 100% 4.35 100% 11.90 100% 0.48 12% 7.55 174% Ngắn hạn 0.46 12.00% 0.43 9.80% 0.92 7.70% -0.04 -8% 0.49 115% Trung hạn và dài hạn 3.41 88.00% 3.92 90.20% 10.99 92.30% 0.52 15% 7.06 180% Tỉ lệ nợ xấu cho vay mua, XD, SC nhà 0.08% 0.09% 0.22% Ngắn hạn 0.01% 0.01% 0.02% Trung hạn và dài hạn 0.07% 0.08% 0.20%
(Nguồn: Phòng bán lẻ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đà Nẵng).
Qua bảng trên ta có thể thấy chủ yếu các khoản vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cửa chủ yếu là trung hạn và dài hạn, chỉ có số ít là ngắn hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn giảm từ 173.67 tỉ đồng xuống 81.46 tỉ đồng ở năm 2020 và tăng lên 125.4 tỉ đồng ở 2021 tương ứng với mức giảm 53% và tăng 54%. Còn cho vay trung dài hạn thì cũng ghi nhận mức giảm từ 1141.98 tỉ đồng xuống 608.84 tỉ đồng ở năm 2020 và cũng
tăng lên 770.3 tỉ đồng tương ứng với mức giảm 47% và tăng 27% nhưng vẫn chưa đạt lại đỉnh của năm 2019 cho cả 2 thời hạn vay, lí giải đơn giản thì ngân hàng cũng đang siết chặt các khoản cho vay trong tình hình kinh tế khó khăn.
Doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh trong 3 năm 2019 – 2021 giảm từ 173.36 tỉ đồng xuống 106.65 tỉ đồng và tăng lên lại 200.85 tỉ đồng cao nhất trong 3 năm, còn thu nợ trung hạn và dài hạn giảm mạnh từ 1001.94 tỉ đồng xuống 573.95 tỉ đồng ở năm 2020 và tăng lên 993.42 tỉ đồng ở năm 2021 gần chạm được mốc cũ ở 2019, nhưng dù sao cũng là nổ lực thu hồi nợ của chi nhánh ở năm 2021 khi ở năm 2020 thì doanh số thu nợ ngắn hạn giảm 38% và trung dài hạn giảm 43% và cả 2 đều tăng trở lại ở 2021 với mức tăng là 88% và 73%. Toàn thể các nhân viên chi nhánh đã góp phần trong việc ra sức thu hồi các khoản vay.
Dư nợ ngắn hạn tăng trong 3 năm 2019 – 2021, từ 99.06 tỉ đồng tăng lên 129.18 tỉ đồng với mức tăng 30% và tăng nhẹ 2% lên 131.51 tỉ đồng. Còn trung hạn và dài hạn tăng 1% từ 480.94 tỉ đồng đến 486.82 tỉ đồng trong năm 2020 và tăng nhẹ 10% vào năm 2021 đạt được 533.46 tỉ đồng. Ngắn hạn tăng nhiều hơn ở năm 2020 bởi vì kinh tế khó khăn nên khách hàng cũng không đủ điều kiện hoặc không có nhu cầu vay trung dài hạn nên sẽ ưu tiên vay ngắn hạn hơn. Còn vào năm 2021 thì khi đã phục hồi được phần nào thì khách hàng sẽ hướng đến các khoản vay trung dài hạn trong sản phẩm mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở.
Nợ xấu cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa ngắn hạn giảm nhẹ 8% từ 460 triệu xuống 430 triệu rồi tăng 115% đạt 920 triệu ở năm 2021, còn trung dài hạn thì tăng nhẹ 15% từ 3.41 tỉ đồng lên 3.92 tỉ đồng và tăng 180% ở năm 2021 đạt 10.99 tỉ đồng. Đây là tình hình chung của toàn ngành ngân hàng khi các khoản vay trở nên khó thu hồi vì lí do chung là đại dịch. Vả lại cho vay trung dài hạn có mức độ rủi ro cao, vì thường vay trung dài hạn là với số vốn lớn nên khi gặp biến động kinh tế sẽ sinh ra rủi ro.
Tỉ lệ nợ xấu của ngắn hạn 2 năm 2019 và 2020 là 0.01% và tăng lên 0.02% ở năm 2021. Còn nợ xấu trung dài hạn thì tăng nhẹ từ 0.07% lên 0.08% và tăng mạnh lên 0.2% trong 2 năm 2020 và 2021.