Chất lượng CBTD cần phải nâng cao theo thời đại, thời thế của thị trường để không bị bỏ lại để có thể nắm bắt được các thông tin mới nhất lẫn áp dụng công nghệ trong công việc.
3.2.6.2. Cách thức thực hiện.
Trước tiên chi nhánh phải có chính sách thu hút nhân tài: Hiện nay đội ngũ CBTD tại chi nhánh còn mỏng, mỗi cá nhân CBTD phải làm cả một quy trình là nên đôi khi không đảm bảo chất lượng nên chi nhánh muốn mở rộng loại hình cho vy này thì cũng xem xét tuyển dụng thu hút những CBTD mới vào làm việc nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Cần phải xây dựng hệ thống tuyển dụng với mức lương thưởng, phúc lợi xứng đáng với năng lực. Việc tuyển dụng cần phải công bằng, tiêu chuẩn phải có đạo đức, tư cách tốt (liêm khiết, trung thực, tự tin), tiêu chuẩn chuyên môn (học vấn, trình độ, kỹ năng máy tính), tiêu chuẩn thể chất (sức khỏe, hình thức, chiều cao).
Môi trường làm việc phải được hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại, các cách phối hợp giữa các phòng ban phải tích cực, chuyên nghiệp, minh bịch. Làm việc trong một môi trường có người lãnh đạo sáng suốt, thấu hiểu, không thiên vị sẽ khiến CBTD hài lòng và cống hiến với tinh thần cao, thái độ tốt.
Cơ hội phát triển, thăng tiến rõ ràng trong ngân hàng. Mức độ để đạt được phải rõ ràng, các kĩ năng cần thiết để có thể được đề bạt thăng chức đối với các CBTD để các nhân viên có thể nhìn vào mà phấn đấu hết mình, đạt hiệu quả cao nhất. Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy lẫn nhau phát triển.
Ngoài việc tuyển dụng thì chi nhánh cũng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD của chi nhánh. Đầu tiên là phải có các buổi họp nâng tầm tư tưởng, tư cách và đạo đức của các CBTD, các biện pháp chủ động tích cực để có thể tránh việc các CBTD bị cám dỗ bởi tiền bạc mà đánh mất đi đạo đức của một nhân viên chi nhánh, vừa làm ảnh hưởng đến bản thân mà còn thất thoát vốn của ngân hàng mà còn làm giảm uy tín của chi nhánh. Đối với nhũng ai vi phạm thì phải xử lí nghiêm khắc để làm gương, còn những ai
có đức tính tốt, có tâm trong công việc và đem lại hiệu quả kinh doanh thì sẽ được khen thường.
Chi nhánh cần thiết kế các chương trình đào tạo các kĩ năng cho các CBTD để có thể cải thiện hiệu suất công việc. Đánh giá điểm mạnh yếu của từng cá nhân mà thiết kế chương trình phù hợp mà không tốn kém nhiều chi phí. Thời lượng đào tạo phù hợp không ảnh hưởng đến hoạt đông chung của chi nhánh lẫn các kế hoạch riêng của CBTD tạo sự thoải mái hết sức. Hiện nay với sự phổ biến của công nghệ thông tin, có thể đào tạo trực tiếp thông qua các ứng dụng gọi như Zoom, Google Meet hay Teams, nếu bận rộn sẽ có video ghi lại buổi họp, buổi đào tạo ngày đó để CBTD có thể xem lại sau và thực hiện các nhiệm vụ, bài tập được giao mà không bị bỏ lại. Tóm lại, công tác đào tạo là không thể không thiếu trong thời đại hội nhập hiện nay. Đào tạo cho CBTD chính là đầu tư cho tương lai của chi nhánh. Các lãnh đạo của chi nhánh cần nhận thức được điều này và quan tâm đến mỗi cá nhân CBTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua những kết quả và hạn chế của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng đã phân tích ở chương 2, thì chương 3 này đã nêu ra các giải pháp để hoàn thiện hơn hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa. Với mong muốn chi nhánh ngày các phát triển đi lên hơn và tích cực hơn, vượt qua khó khăn trong đại dịch. Để thực hiện được điều này cần sự điều hành, chiến lược sáng suốt của lãnh đạo ngân hàng cũng như nỗ lực, cố gắng trau dồi bản thân của các cán bộ nhân viên chi nhánh Bắc Đà Nẵng.
KẾT LUẬN CHUNG
Thành phố Đà Nẵng đang ngày càng phát triên và văn minh hơn, có nhiều cơ hội và thách thức. Trong đó thị trường tài chính ngày càng phát triển khiến cho hệ thống ngân hàng phải đối mặt với những thức thách mới và phải thích nghi kể cả trong nước lẫn quốc tế. Mỗi ngân hàng cần phải nỗ lực khẳng định mình trong thị trường cạnh tranh khốc liệt đó là thị trường nhà ở. Đà Nẵng đang là một trong những thành phố đầy triển vọng của đất nước Việt Nam, của miền Trung nên tiềm năng của thị trường này là còn rất nhiều để ngân hàng khai thác.
Thông qua quá trình phân tích ta thấy, với lịch sử hoạt động lâu dài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về các mặt như số lượng khách hàng càng ngày càng phát triển. Tuy nhiên chi nhánh vẫn còn một số hạn chế trong tình hình cho vay mua, xây dựng và sưa chữa nhà ở. Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 3 năm 2019 – 2021 thì có thể thấy chi nhánh còn chưa khai thác hết tiềm năng của sản phẩm này. Chính vì thế nên chi nhánh cần phải khắc phục các hạn chế đó .
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Trần Chí Quang Huy cùng các thầy cô trường đại học Duy Tân trong quá trình giảng dạy và các anh chị cán bộ Vietinbank – Bắc Đà Nẵng đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thị Yến (2011): Thực trạng hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng năm (2011)
Phạm Xuân Tuấn (2011): Thực trạng hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng năm (2011)
Link web tham khảo:
https://luanvan1080.com/cho-vay-ngan-hang-thuong-mai.html#
https://tailieu.vn/doc/nghiep-vu-cho-vay-ngan-hang-thuong-mai-1292535.html https://luanantiensi.com/khai-niem-hoat-dong-cho-vay-cua-ngan-hang-thuong-mai https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Van-ban-hop-nhat-07-VBHN- VPQH-2017-Luat-Cac-to-chuc-tin-dung
NHẠN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày…….tháng…….,năm……
Đại diện đơn vị thực tập (Ký tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày……,tháng……,năm……