Trong hoạt động của ngân hàng thì nghiệp vụ huy động vốn luôn là nhiệm vụ luôn đặt lên hàng đầu. Trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn. Thế nên muốn mở rộng quy mô lẫn hoạt động thì ngân hàng phải luôn đi kèm đó là mở rộng hoạt động huy động vốn. Nhân thức được điều này, ngay từ khi mới thành lập ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng đã có những nỗ lực không ngừng tìm kiếm các giải pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu cấp thiết về vốn góp phần hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Và việc có nguồn vốn ổn định là nhiệm vụ mà ngân hàng phải luôn đạt được. Hiện nay, hoạt động của ngân hàng phần lớn dựa trên nguồn vốn huy động trong nền kinh tế và
nguồn vốn tự có của mình và chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động huy động nguồn vốn bằng các hình thức khác nhau như: nhận tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức tài chính với nhiều thời hạn khác nhau như giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn … Ngoài ra ngân hàng còn phát hành các giấy tờ có giá, đi vay… Chính những điều này đã giúp ngân hàng đạt được các kết quả nhất định trong việc thu hút các khách hàng Doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn và một bộ phận lớn còn lại đó chính là khách hàng bán lẻ.
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021
ĐVT: tỉ đồng
TT CHỈ TIÊU Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ(%) 1 Nhận tiền gửi 1764 98.99% 2264 99.56% 2521 99.21% 500 127.86% 257 21.51% KHDN 343 19.25% 762 33.51% 830 32.66% 419 122.16% 68 8.92% KHDN lớn 148 8.31% 500 21.99% 470 18.50% 352 237.84% -30 -6.00% KHDN VVN 140 7.86% 201 8.84% 220 8.66% 61 43.57% 19 9.45% KHDN FDI 55 3.09% 61 2.68% 140 5.51% 6 10.91% 79 129.51% KH bán lẻ 1421 79.74% 1502 66.05% 1691 66.55% 81 5.70% 189 12.58% 2 Phát hành giấy tờ có giá 18 1.01% 10 1.00% 20 0.79% -8 -44.44% 10 100.00% Tổng 1782 100.00% 2274 100.00% 2541 100.00% 492 27.61% 267 11.74%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đà Nẵng năm 2019 – 2021)
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1421 1502 1691 343 762 830 18 10 20
Tiền gửi KH bán lẻ Tiền gửi doanh nghiệp Phát hành GTCG
Hình 2.4 : Tình hình huy động vốn tại Vietinbank – Chi nhánh Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021
Nguồn huy động vốn của ngân hàng chủ yếu từ các loại hình: Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi khách hàng bán lẻ, số ít giấy tờ có giá…
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn huy động vốn của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Đà Nẵng tăng đều qua 3 năm. Năm 2020 đạt 2274 tỉ đồng, hơn 2019 492 tỉ đồng tương ứng với mức tăng 28%, còn năm 2021 đạt mức 2541 tỉ đồng với mức tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là kết quả của việc đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng
Số vốn huy động được từ khách hàng là các doanh nghiệp tăng mạnh ở năm từ năm 2019 lên 2020 với mức tăng từ 343 tỉ đồng lên 762 tỉ đồng với mức tăng là 122%, phần lớn nằm ở nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn từ 148 tỉ đồng tiền gửi lên 500 tỉ đồng tiền gửi với mức tăng 238% rất vượt trội. Còn lại thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn FDI cũng tăng với mức tăng lần lượt là 44% và 11%. Điều này đúng với tình hình kinh tế thị trường vào thời điểm này, tại vì vào năm 2020 là năm mà đại dịch Covid – 19 xảy ra, một đại dịch ảnh hưởng đến toàn cầu và đất nước Việt Nam ta cũng không thể tránh khỏi. Các doanh nghiệp buộc phải thực hiện giãn cách xã hội khiến cho các nhà máy bị ngưng trệ, các lao động công nhân viên rơi vào tình trạng thất nghiệp khiến cho dòng tiền bị ngưng đọng. Các lãnh đạo của các doanh nghiệp đã gửi vào ngân hàng như là một
kênh đầu tư an toàn hiệu quả trong tình trạng chưa thể hoạt động kinh doanh bình thường. Đến năm 2021, với sự xuất hiện của vaccine Covid – 19 và những tín hiệu tích cực lạc quan từ kinh tế toàn cầu nên đã không còn mức tăng tiền gửi đột biến từ doanh nghiệp nữa khi chỉ tăng 68 tỉ đồng sao với năm ngoái, trong đó thì riêng nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn giảm 6% tức tương ứng với 30 tỉ tiền huy động được, có lẽ đây là điều đương nhiên khi kinh tế dần ổn định lại và thích nghi với đại dịch thông qua vaccine, quy tắc 5K của Bộ y tế và phương án làm việc tại nhà “work from home” đã phần nào khiến cho dòng tiền đã chảy sang các kênh đầu tư của doanh nghiệp chứ không còn gửi an toàn tại ngân hàng nữa. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và FDI có mức tăng lần lượt là 9% và 130%. Theo Bộ Tài chính trong tổng số 25.171 doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam hiện nay, chỉ có 10.125 doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh lãi, đạt 40,2% tổng số doanh nghiệp FDI. Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp FDI có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 báo lỗ lên tới 14.108 doanh nghiệp, tương đương với 56% tổng số doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Số thua lỗ năm 2020 của các doanh nghiệp FDI ghi nhận lên tới khoảng 151.064 tỉ đồng. Có lẽ tại năm 2020 kinh doanh vẫn chưa khởi sắc nên nguồn vốn của chi nhánh huy động được từ các doanh nghiệp FDI vẫn có mức tăng vượt trội. Nhưng nguồn tiền huy động từ các doanh nghiệp, tuy có mức tăng đột biến nhưng cũng sẽ giảm mạnh tùy theo tình hình kinh tế, chưa kể nguồn tiền từ doanh nghiệp thường là tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn cũng rất ngắn và mang tính không ổn định
Số vốn huy đông từ khách hàng bán lẻ hay người dân tăng nhẹ từ năm 2019 lên năm 2020 với mức tăng 6% là 81 tỉ, đạt được 1502 tỉ đồng và tăng 13% lên 1691 tỉ đồng ở năm 2021. Ta có thể thấy mức tăng đều và vừa phải và ổn định giúp cho chi nhánh hoạch định được các kế hoạch tăng trưởng các loại hình tín dụng. Việc có mức nhích từ 6% lên 13% trong 1 năm thì có lẽ người dân cũng chuyển một phần tiền từ kinh doanh tay trái sang kênh ngân hàng để đảm bảo an toàn với một lợi nhuận ổn định, vì hầu như kinh doanh trong 2 năm 2020 và 2021 rất khó khăn, đa số các ngành nghề kinh doanh đều thua lỗ tại vì tiền mặt bằng đã trả nhưng lại vì giãn cách mà không được kinh doanh, nguồn khách hàng ảm đạm, kênh du lịch thì coi như đóng băng.
Phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động, dao động trong khoảng 1% của tổng nguồn vốn huy động, năm 2020 giảm 8 tỷ tương ứng với mức giảm mạnh 44% và tăng lên 20 tỷ đồng vào năm 2021 với mức tăng là 100%.
Qua đó có thể nói kết quả huy động nguồn vốn 3 năm qua của chi nhánh ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng tăng khá nhiều, đây là một cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ, nhân viên làm việc tại đây, không chỉ do tình hình kinh tế mà việc chất lượng dịch vụ trong chăm sóc khách hàng, nhiều hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng về đơn vị như: mở ra nhiều dịch vụ mới, các khuyến mãi và quà tặng đi kèm khi gửi tiền.