5. Kết cấu của đề tài
3.2.5. Tăng cường rà soát hàng tồn kho
3.2.5.1. Mục tiêu giải pháp
Hiện nay, các nhân viên quản lý hàng tồn kho chủ yếu mới tập trung rà soát độ chính xác của hệ thống vào cuối tháng, trước khi chốt sổ kế toán. Còn nhiều giao dịch nhân viên không phản ánh ngay vào hệ thống, hoặc hệ thống xử lý lỗi nhưng không được phát hiện kịp thời. Bên cạnh đó, việc rà soát định mức nguyên vật liệu đăng ký trên hệ thống chưa thường xuyên đang dừng lại ở một lần/tháng
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp
Yêu cầu nhân viên phụ trách phải cập nhật kịp thời các giao dịch trên hệ thống đúng với thực tế. Kiểm tra các chức năng phát hiện lỗi trên hệ thống hàng ngày để xử lý kịp thời. Cuối ngày, nhân viên phụ trách kho làm báo cáo về các lỗi phát sinh và tiến độ xử lý. Vào cuối tháng, trước lúc chốt sổ kế toán hàng tháng, phòng Kế toán cần đầu mối phối hợp với các phòng ban kiểm tra lại mức độ chính xác của các giao dịch trên hệ thống; Thực hiện tốt công tác kiểm kê định kỳ hàng tồn kho.Trong quá trình kiểm kê cần cử những cán bộ kế toán có chuyên môn xuống giám sát quá trình kiểm kê,đảm bảo tính tuân thủ và chất lượng quá trình kiểm kê. Thực hiện tốt việc kiểm kêchéo (nhân viên bộ phận này kiểm kê bộ phận khác và ngược lại) nhằm đảm bảo tính khách quan. Nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của phòng kế toán về việcđiều chỉnh hàng tồn kho trên hệ thống về đúng thực tế sau các đợt kiểm kê. Ngoài ra, đối với những bộ phận có quy trình sản
HỆ THỐNG VSoftBMS.IM
Quản lý KHO HÀNG
BÁO CÁO CÔNG CỤ VÀ TIỆN
xuất để đánh giá mức độ chênh lệch hàng tồn kho giữa hệ thống và thực tế. Từ đó để xuất các giải pháp xử lý kịp thời, đảm bảo tính chính xác của hệ thống;
Rà soát, cập nhật liên tục định mức sử dụng nguyên vật liệu của sản phẩm. Khi có nhu cầu thay đổi định mức nguyên vật liệu, các bộ phận sản xuất cần thông báo ngay cho bộ phận nghiên cứu phát triển để cập nhật kịp thời lên hệ thống. Định kỳ hàng tuần , các phòng sản xuất cần rà soát lại một lần định mức sử dụngnguyên vật liệu mà mình đang quản lý, so sánh giữa thực tế đang sản xuất và địnhmức trên hệ thống.
Số lượng hàng tồn kho càng nhiều thì rủi ro phát sinh càng cao. Hàng hóa xuất ra thị trường đúng thời điểm với số lượng vừa đủ là mục tiệu, định hướng mà hấu hết các doanh nghiệp nhắm tới, trong đó có Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng.
Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng, hay còn gọi là Vinataba Đà Nẵng được coi là đơn vị tiên phong của ngành Công nghiệp Thuốc lá tại Miền Trung, đi đầu trong việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc lá điếu của thị trường trong nước và quốc tế. Đứng trước nguy cơ về kim ngạch xuất khẩu giảm dẫn đến lượng hàng tồn kho sản phẩm thuốc lá xuất khẩu gia tăng, công ty đã và đang cải tiến dây chuyền công nghệ, tối ưu hóa các hoạt động quản lí doanh nghiệp để tối thiểu chi phí phát sinh. Đây chính là yêu cầu cấp thiết mà Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng cần chú trọng đến hoạt động quản trị tồn kho của mình.
Trong quá trình học tập cùng với vốn kiến thức của bản thân đã được học tại trường và quá trình thực tập, thực hiện nghiên cứu tại Công ty Thuốc lá Đà Nẵng, thu thập số liệu nghiên cứu liên quan cũng như đến thực tập tiếp xúc với môi trường làm việc tại công ty, em đã có cái nhìn tổng quan, hiểu rõ hơn về đặc điểm tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra ban đầu là hoàn thiện hoạt động quản trị hàng tồn kho xuất khẩu sản phẩm thuốc lá tại Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng. Đánh giá được ưu điểm, nhược điểm về công tác quản trị hàng tồn kho xuất khẩu sản phẩm thuốc lá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Trình bày được những định hướng chung của công ty và việc xuất khẩu sản phẩm thuốc lá, phương pháp sử dụng các mô hình để tính lượng hàng tồn kho cũng như hoạch định việc đặt hàng thực tế hằng ngày. Và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng.
Trên đây là những kiến thức mà em đã tìm hiểu và rút ra được của Công ty TNHH Thuốc lá Đà Nẵng. Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn nên những phân tích đánh giá bài luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và thậm chí mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra có thể chưa được tối ưu, bao quát được hết vấn đề cần nghiên cứu. Vì vậy em hy vọng sẽ nhận được những lời góp ý, nhận xét và phê bình của thầy, cô để chúng em có thể hoàn thiện vấn đề nghiên cứu của mình tốt hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!
[1] SV Phan Thùy Dương (2019). Quản trị hàng tồn kho tại Công ty trách nhiệm hữu hạn phát đạt. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế Huế.
[2] SV Hồ Thị Thu Thủy (2021). Quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – Chí nhánh Huế. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế Huế.
[3] SV Bùi Việt Dũng (2015). Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phẩn vật tư thiết bị môi trường Urenco 13. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Thăng Long.
[4] SV Trần Thị Linh Thùy (2016). Quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần đầu tư HS Golf Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Tài chính – Ngân hàng.
[5] SV Vương Minh Phương. Thực trạng công tác kế toán xuất nguyên vật liệu tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa kế toán.
[6] SV Dương Thị Liên. Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho nhập khẩu tại Công ty Cổ phẩn Galaxy Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Thương mại.
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày….tháng….năm 2022
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày….tháng….năm 2022