5. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài
1.3.1.1. Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp
Nếu như trên thị trường xuất hiện nhiều nhà cung cấp và họ có khả năng cung ứng, kịp thời, đều đặn theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì không cần dự trữ hàng hóa, tồn kho nhiều. Vì vậy, nhà cung cấp ảnh hưởng đến hoạt động quản trị hàng tồn kho, bởi họ là nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Nhu cầu thị trường
Nhu cầu sản xuất của thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chủng loại của hàng tồn kho, vì mục đích tồn kho nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là để đảm bảo cung ứng bình thường, liên tục đáp ứng nhu cầu sản xuất. Cụ thể:
- Đối với hàng vật liệu xây dựng thì nhu cầu thị trường vào mùa mưa và mùa khô rất khác nhau nên mức tồn kho cũng tăng lên.
- Đặc biệt, nhu cầu hàng tiêu dùng tăng lên đáng kể vào các dịp lễ và tết vì thế số lượng, chủng loại của hàng tồn kho cũng phải tăng lên.
1.3.1.3. Hệ thống và chu kỳ vận chuyển
Đây cũng là một nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới xác định nhu cầu tồn kho hàng hóa. Nguy cơ doanh nghiệp sẽ bị động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình vì đối với một số doanh nghiệp nằm trong khu vực không có điều kiện vận chuyển tốt, khó khăn hiểm trở thì người ta phải tính toán lượng hàng tồn kho như thế nào để hạn chế việc đi lại, không thể vận chuyển mua bán thuận tiện, thường xuyên như những doanh nghiệp khác được. Nhưng với sự phát triển, cải tiến của hệ thống giao thông vận tải như bây giờ thì các doanh nghiệp không e ngại về hệ thống và chu kỳ vận chuyển, nó đã tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho công tác vận chuyển hàng hóa từ kho của công ty đến các cửa hàng, các đơn vị trực thuộc,… từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Điều này giúp rút ngắn thời gian hàng hóa nằm trong lĩnh vực lưu thông; giảm bớt trở ngại trong giao nhận, vận chuyển; góp phần đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.