3.2.6. Giải pháp trong quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩavụ của người sử dụng đấtvụ của người sử dụng đất vụ của người sử dụng đất
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai đến người dân để họ biết và hiểu được các quyền lợi của mình khi thực hiện các giao dịch như: chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan theo cơ chế "một cửa" nhằm tạo mọi điều kiện để người sử dụng đất dễ dàng thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định. Công chức địa chính cần phối hợp với bộ phận quản lý tài nguyên đất trực tiếp hướng dẫn chi tiết về việc khai thác, cải tạo đất, sử dụng đất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả. Quan tâm đến người dân trên địa bàn, tạo điều kiện phát hiện ra các lỗi sai cũng như những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện quản lý. Cần xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền, giám sát quản lý và sử dụng đất, việc giám sát cần tập trung vào các khu vực “nhạy cảm”, các “điểm nóng” để giải quyết dứt điểm từng nội dung cụ thể, tránh chung chung. Cần khơi dậy phong trào toàn Đảng, toàn dân trong thị trấn nhận thức, hiểu và tự nguyện tham gia quản lý đất đai, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên. Các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai được hướng dẫn cụ thể và công khai hóa nơi công sở, kết hợp với tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của công chức chuyên môn, đã góp phần giải quyết hành chính theo yêu cầu của nhân dân kịp thời, hạn chế phiền hà cho nhân dân.
3.2.7. Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra việc cấp hành các quyđịnh của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đaiđịnh của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Tăng cường vai trò quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động QLNN về đất đai; phối hợp thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Phát hiện, kiểm tra
và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất ngay từ ban đầu, tránh để kéo dài, gây khó khăn cho việc xử lý về sau. Trong công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các khu vực đất chưa có giấy tờ chứng nhận QSDĐ, đất quy hoạch hoặc đã giao cho các dự án nhưng chậm thực hiện theo tiến độ. Khi phát hiện vi phạm cần kiến nghị thu hồi và có kế hoạch quản lý, sử dụng, tránh tái lấn chiếm hoặc thu hồi xong lại bỏ hoang hóa, lãng phí hơn khi chưa thu hồi. Đề xuất chế tài xử lý cũng như tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các đối tượng lợi dụng kẽ hở trong chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý đất đai, những trường hợp coi thường pháp luật. Cần có thái độ kiên quyết thể hiện bằng sự phân công cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân với các mục tiêu cụ thể, bằng các kế hoạch, chương trình quản lý rõ ràng.
Khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia vào kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất, nếu công tác này được thực hiện tố sẽ hạn chế đáng kể các sai phạm trong quản lý và sử dụng. Cần tăng cường phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tạo thành hệ thống giám sát toàn diện, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm. Muốn lành mạnh hóa quan hệ đất đai phải xử lý kiên quyết, triệt để, kịp thời và chính xác các vi phạm phát luật trong quản lý và sử dụng đất. Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn đang diễn ra phổ biến thì trước tiên phải xử lý các vụ việc then chốt, quyết định toàn cục để tạo đà, làm nền cho việc xử lý các vụ vi phạm khác. Khi xử lý vi phạm phải phù hợp với nội dung và mức độ vi phạm. Đối với người vi phạm là công chức nhà nước, là người có chức, có quyền cần kiên quyết xử lý nghiêm minh, không nể nang, né tránh. Khi xử lý phải dứt điểm, hợp tình hợp lý tránh dây dưa, kéo dài, khiếu kiện vượt cấp. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhưng không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì phải áp dụng biện pháp cưỡng chế kịp thời, đúng quy
định của pháp luật. Có như vậy mới hạn chế, ngăn ngừa và răn đe các hành vi vi phạm, làm cho người dân tự nguyện chấp hành pháp luật.
Trong công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các diện tích đất chưa có giấy tờ sử dụng đất, vị trí đất gần các khu vực đất công, gần quốc lộ, tỉnh lộ, các dự án chậm thực hiện theo tiến độ vì đây là các khu đất dễ phát sinh tiêu cực và nhiều rắc rối. Để hoạt động xử lý vi phạm pháp luật đất đai có hiệu quả cao, không bỏ sót hành vi vi phạm thì hoạt động thanh tra là vô cùng quan trọng. Do vậy, chính quyền thị trấn cần quan tâm thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Bên cạnh đó, đất đai luôn biến động vì vậy để có số liệu về đất đai chính xác thì công tác khai báo biến động phải được tiến hành thường xuyên. Hàng tháng, công chức Địa chính thị trấn dự đầy đủ các cuộc giao ban với phòng Tài nguyên và Môi trường để báo cáo tình hình biến động đất đai của thị trấn.
3.2.8. Giải pháp trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Đối với giải quyết tranh chấp, UBND thị trấn cần sâu sát hơn nữa và giải quyết ngay từ đầu, phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn giải quyết dứt điểm các tranh chấp, sâu sát từ đầu, không để tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Cần thực hiện tốt các biện pháp hòa giải, xử lý dứt điểm vụ việc ngay từ khi mới phát sinh nhằm hạn chế, giảm bớt đáng kể các bước, quy trình, khối lượng công việc cho các cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu kiện sau này. Nâng cao chất lượng công tác hòa giải các vụ việc tranh chấp đất đai, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đất đai, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện còn tồn đọng, tránh gây bức xúc trong nhân dân. Phát huy sự tham gia tích cực, đồng bộ của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn trong việc phát hiện, tố giác hành vi
vi phạm pháp luật về đất đai. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là về thẩm quyền và thời hạn giải quyết. Khắc phục có hiệu quả tình trạng có trách nhiệm giải quyết nhưng đã không giải quyết, dẫn tới khiếu nại vượt cấp. Những đơn thư đã được giải quyết đúng pháp luật, phù hợp với thực tế mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì tổ chức đối thoại để thuyết phục người khiếu nại chấp hành. Hạn chế phát sinh đơn thư mới, phải được đặt thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý đất đai. Hội đồng nhân dân cần tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh.
Nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân để họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chú trọng chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân; cử công chức phụ trách công tác tiếp dân tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, xã hội, kỹ năng tiếp công dân...Kiện toàn kịp thời nhân sự các Tổ hòa giải cơ sở và tổ chức đến tận nơi cư trú của người dân để vận động, thuyết phục các bên tranh chấp giải quyết mâu thuẫn.
3.2.9. Giải pháp khác
Đào tạo nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đất đai
Hiện nay, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhanh chóng của tình hình thực tiễn là rất lớn. Để củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai ở thị trấn, cần chú trọng vai trò của Chủ tịch UBND thị trấn và công chức Địa chính thị trấn. Đó là những người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nội dung liên
quan đến quản lý nhà nước về đất đai ở cấp cơ sở. Bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo đúng chuyên ngành cho công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị trấn. Xây dựng mô hình giao nhiệm vụ cho công chức Địa chính rõ ràng, chi tiết để thực hiện; cử công chức tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ như về khoa học quản lý và sử dụng đất, về pháp luật đất đai trong cơ chế thị trường; không bố trí cho công chức Địa chính thị trấn kiêm nhiệm nhiều công việc khác để có đủ thời gian phục vụ cho công tác chuyên môn.
Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ năng lực của người làm công tác Địa chính, trong đó chú trọng cả về phẩm chất, đạo đức chính trị và trình độ, năng lực chuyên môn. Thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng trong đánh giá, phân loại công chức và khen thưởng hằng năm; xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công việc, gây nhũng nhiều, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ, công chức không đủ tư cách, phẩm chất, trình độ, năng lực. Phấn đấu không để xảy ra hiện tượng cán bộ vi phạm tiêu cực trong quản lý đất đai.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước về đất đai
Việc đưa trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin đang là một xu thế tất yếu trong QLNN về đất đai và cũng đã khẳng định được tính ưu việt của nó trong thực tế triển khai. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ QLNN về đất đai là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy hiệu quả quản lý đất đai lên tầm cao mới. Để thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành quản lý đất đai, cần phải thực hiện các nhóm giải pháp đồng bộ bao gồm: Xây dựng chính sách, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng kế hoạch về nguồn vốn đầu tư. Các giải pháp xây dựng chính sách chia thành các nhóm giải pháp về tiêu chuẩn, quy trình, quy định kỹ
thuật, nhóm quy định về cơ cấu tổ chức của các đơn vị có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, chính sách cập nhật, chia sẻ và sử dụng thông tin đất đai, nhóm quy định về tính pháp lý của cơ sở dữ liệu về đất đai và hiện đại hóa các thủ tục hành chính về đất đai, chính sách tăng cường năng lực cho các cơ quan xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai. Các giải pháp về tiêu chuẩn, quy trình, quy định kỹ thuật cần phải xây dựng mô hình quản lý dữ liệu đất đai các cấp, kiến trúc về hệ thống thông tin đất đai phù hợp với địa bàn tại thị trấn.
Cần gắn liền quá trình đo vẽ, đăng ký ban đầu và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với việc xây dựng và chỉnh lý biến động đất đai vào cơ sở dữ liệu. Các cơ chế, chính sách và quy định cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo thị trấn, đào tạo cán bộ tại chỗ về quản trị hệ thống, đào tạo về quản trị các hệ thống thông tin đất đai. Từ nay đến năm 2025, tiếp tục thực hiện tốt công tác đo đạc, xây dựng lại hệ thống bản đồ địa chính của thị trấn, từng bước tin học hóa thông tin cơ sở dữ liệu về đất đai. Đảm bảo các điều kiện về thiết bị, công nghệ cho công tác quản lý đất đai. Tăng cường tài chính cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác địa chính được thuận tiện, dễ dàng. Trang bị hệ thống máy tính có cấu hình cao, có thể sử dụng được thống nhất các phần mềm quản lý đất đai, góp phần thực hiện kết nối mạng nội bộ với các cơ quan quản lý đất đai cấp trên.Tăng cường đào tạo, chuyển giao công nghệ cho cán bộ thuộc lĩnh vực quản lý đất đai. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính trong quản lý đất đai với sự hỗ trợ tích cực của khoa học kỹ thuật và công nghệ sẽ tạo tiền đề rất lớn trong thực hiện tốt công tác quản lý đất đai tại thị trấn. Thực hiện việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ bằng các hình thức bồi dưỡng, tập huấn để có thể sử dụng những tiến bộ của công nghệ tin học để quản lý,
thay thế việc quản lý thủ công truyền thống hiện nay, tăng độ chính xác, tiện lợi, giải phóng lao động thủ công.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn là một yêu cầu có tính khách quan, bởi vì chất lượng quản lý nhà nước về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền thị trấn có quan tâm thực hiện và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Cần thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông", phấn đấu giải quyết 100% hồ sơ thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai đủ điều kiện đúng trình tự, thủ tục, thời gian quy định. Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trước hết chính quyền thị trấn cần thực hiện một số giải pháp như: Rà soát các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền cấp trên ban hành, đề xuất loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định chồng chéo, bất hợp lý, không phù hợp thực tế, gây phiền hà cho người dân. Cần đặc quan tâm đến việc xây dựng hồ sơ đất đai ban đầu tại thị trấn tạo cơ sở thuận lợi cho cơ quan chuyên môn cấp trên có thể thực hiện tốt các công việc liên quan. Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đăng ký đất đai, xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại, lập các hồ sơ sổ sách địa chính, xây dựng phương án hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các thửa đất dưới dạng cơ sở dữ liệu đất đai; phát triển hệ thống thông tin đất đai chính xác, đầy đủ và kịp thời, thể hiện đầy đủ toàn bộ hồ sơ đăng ký đất đai, các thửa đất, người sử dụng đất, bảo đảm luôn được cập nhật, công khai và minh bạch. Quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn theo pháp luật, đảm bảo