Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN NA DƯƠNG HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 36 - 46)

pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu làm hoàn chỉnh quá trình quản lý của Nhà nước. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện các vi phạm, các bất hợp lý trong quản lý đất đai để kịp thời xử lý và điều chỉnh. Hoạt động thanh tra đất đai nói riêng là phải tuân theo pháp luật; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Hoạt động thanh tra đất đai nhằm mục đích: phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; phát hiện những sơ hở trong

cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN về đất đai; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng đất.

Theo đó, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng đất đai ở tại địa phương và xử lý vi phạm pháp luật về đất đất đai tại xã, phường, thị trấn. Công chức địa chính có trách nhiệm giúp UBND cấp xã trong việc kiểm tra việc thực hiện pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng đất trong địa bàn xã, phường, thị trấn quản lý. Khi tiến hành kiểm tra đất đai, công chức địa chính và UBND cấp xã phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của thanh tra, kiểm tra đất đai do pháp luật quy định. Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật đất đai thì có quyền xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Để quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, pháp luật đất đai đề ra quy định xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, kể cả vi phạm của người sử dụng đất và vi phạm của người quản lý đất đai. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển QSDĐ trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

người sử dụng đất, pháp luật đất đai quy định: người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức địa chính cấp xã vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, làm thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất, cấp GCN QSDĐ thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến Chủ tịch UBND cấp xã. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo cho người có kiến nghị biết.

1.3.8. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Giải quyết tranh chấp về đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai là một vấn đề rất rộng và do nhiều cơ quan ban ngành thực hiện như: chính quyền các cấp và Tòa án. Tuy nhiên, nội dung giải quyết tranh chấp đất đai của chính quyền cấp xã chủ yếu là thực hiện hòa giải giữa các chủ thể tranh chấp. Vấn đề tranh chấp đất đai được Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở; các bên tranh chấp đất đai chủ động gặp gỡ để tự hoà giải để giảm gánh nặng cho ngành Tòa án và chính quyền các cấp. Khi các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình thực hiện cần phải phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất

đai. Thời hạn hoà giải là 45 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Biên bản hoà giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về QLĐĐ. Đối với trường hợp hoà giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn gửi biên bản hoà giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới GCN QSDĐ. Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì do Toà án hoặc UBND cấp trên giải quyết.

Giải quyết khiếu nại về, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khi người sử dụng đất có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ thì họ có quyền khiếu nại để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân này xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó. Chính quyền cấp xã cần phải biết những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính nào có thể sẽ bị khiếu nại và hết sức lưu ý khi ban hành các quyết định hành chính hoặc thực hiện các hành vi hành chính đó để giảm thiểu sai sót, giảm thiểu

khiếu nại.

Tố cáo về đất đai là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; từ đó, cho thấy thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai như sau: Hành vi vi phạm pháp luật đất đai bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Người bị tố cáo về hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Người bị tố cáo về hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực đất đai là người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.

Thông qua tìm hiểu về vấn đề khiếu nại và tố cáo trong quản lý đất đai cũng như đối chiếu với chính quyền cấp xã – chính quyền cơ sở. Có thể thấy việc giải quyết khiếu nại tố cáo của chính quyền cấp xã trên thực tế phạm vi giải quyết không rộng khi không có chính quyền cấp thấp hơn, việc giải quyết chỉ nằm trong phạm vi chính quyền của mình. Do đó dễ dẫn đến bỏ xót, bỏ qua các khiếu nại, tố cáo vì các lí do cá nhân hoặc sợ mất lòng trong nội bộ tổ chức dẫn đến ảnh hưởng xấu trong công tác QLĐĐ. Bộ máy QLNN các cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu kém. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận công chức, nhất là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp chậm khắc phục. Để khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý, chống vi phạm tham nhũng về đất đai của chính quyền cấp xã cần phải có sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên. Việc kiểm tra

thường đi đôi với xử lý, mức độ xử lý có thể từ hành chính đến hình sự tuỳ theo vi phạm. Có như vậy mới có thể tạo ra sự ổn định trong đời sống xã hội của địa phương.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã

1.4.1. Các yếu tố thuộc về chính quyền cấp xã

Quá trình QLNN về đất đai có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đối với QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã thì có những yếu tố ảnh hưởng xuất phát từ chính quyền cấp xã như sau:

Tổ chức bộ máy nhà nước quản lý về đất đai của chính quyền cấp xã có tác động trực tiếp tới việc quản lý đất đai trên địa bàn. Muốn quản lý hiệu quả, tổ chức bộ máy QLNN về đất đai phải được tổ chức thật phù hợp về cơ cấu, có sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời phải có hướng dẫn, bám sát của các ban ngành chức năng. Phải đảm bảo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, xác định rõ từng vị trí, việc làm, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu và của từng cá nhân trong bộ máy chính quyền.

Trình độ, đạo đức của đội ngũ công chức địa chính cũng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Công chức địa chính là người trực tiếp tham gia vào công tác QLNN về đất đai ở cấp chính quyền địa phương và cũng là người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng sử dụng đất, tiếp thu nguyện vọng của quần chúng nhân dân về các vấn đề liên quan đến đất đai. Vì vậy, xây dựng đội ngũ công chức địa chính có chuyên môn, trình độ và tận tâm với công việc là điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho QLNN về đất đai ở cấp địa phương

Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của chính quyền cấp xã quyết định, ảnh hưởng trực tiếp và là căn cứ, là nền tảng cơ sở để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã cũng như việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp xã. Chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã phải phù hợp với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã nói chung, đồng thời phải thể hiện rõ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp xã đối với công tác QLNN về đất đai trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.

1.4.2. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của chính quyền cấp xã:

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên tạo ra vì vậy việc quản lý đất đai bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ở đây chủ yếu xét đến các yếu tố như: khí hậu, địa hình… ảnh hưởng lớn đến công tác đo đạc, khảo sát, đánh giá đất trên thực địa, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, nó sẽ được tiến hành nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm được kinh phí. Do đất đai có tính cố định, mỗi vùng miền lại có một đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau, vì vậy khi tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc đất đai cần phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của từng địa phương để đưa ra phương án thực hiện có hiệu quả nhất.

Phát triển kinh tế làm cho cơ cấu sử dụng các loại đất có sự thay đổi, một bộ phận không nhỏ người dân bị thu hồi đất để phục vụ các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương, gây nên những biến động về đất đai và tác động trực tiếp đến công tác QLNN về đất đai trên địa bàn. Do đó quản lý về đất đai cũng phải đổi mới để phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế của địa phương.

Yếu tố văn hóa xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của chính quyền cấp xã

về mọi lĩnh vực nói chung cũng như về lĩnh vực đất đai nói riêng. Các yếu tố như việc làm, dân số, môi trường, xóa đói giảm nghèo… ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác cấp GCN QSDĐ, thu hồi, giao đất và công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, vi phạm đất đai.

Hệ thống chính sách, văn bản pháp luật từ Trung ương, các quy định, quy chế, văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách của địa phương về lĩnh vực đất đai thường xuyên có sự thay đổi, biến động chỉ trong một thời gian ngắn nên gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện, vận dụng vào thực tế.

Nhận thức của người dân là đối tượng tiếp nhận sự tác động của chính quyền cấp xã trong hoạt động quản lý đất đai. Hoạt động QLĐĐ ở cấp xã xét cho cùng là điều chỉnh các hoạt động của đối tượng sử dụng đất nhằm đảm bảo các đối tượng sử dụng đất tuân thủ đúng pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất. Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất sẽ giúp cho công tác quản lý về đất đai của chính quyền địa phương được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả. Dân trí thấp dẫn đến khó trong việc tiếp thu, hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật; mặt khác ở khu vực dân trí cao thì người dân thường chỉ tìm hiểu những vấn đề liên quan đến lợi ích cá nhân hoặc cố tình hiểu sai chính sách pháp luật để đòi hỏi quyền lợi cá nhân.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN NA DƯƠNG,

HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

2.1. Thực trạng đất đai, tình hình sử dụng đất đai ở thị trấn Na

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN NA DƯƠNG HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w