hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Dưới sự hướng dẫn của phòng chuyên môn huyện, sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND thị trấn, công chức Địa chính - Đô thị - Xây dựng và Môi trường thị trấn Na Dương thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, lưu trữ hồ sơ địa giới hành
chính, bản đồ địa chính. Đây là một biện pháp nhằm nắm bắt nhanh nhất tình hình sử dụng đất và tình hình biến động đất đai trên địa bàn thị trấn. Hồ sơ địa giới hành chính được lưu giữ cẩn thận, cập nhật khi có sự sáp nhập, chia tách khu. Nội dung các tài liệu, văn bản trong hồ sơ chi tiết đến từng thửa đất với nội dung tương đối đầy đủ, chính xác, chỉnh lý biến động thường xuyên theo đúng quy định pháp luật. Công tác đánh giá, phân hạng đất được thực hiện toàn diện tạo cơ sở cho việc thu thuế, bồi thường đất khi nhà nước thu hồi. Việc đo vẽ sơ đồ, lưu giữ tài liệu mang tính chất thủ công, sử dụng số liệu, tài liệu của giai đoạn cũ đang dần được thay thế bởi dữ liệu mã hóa; nhưng sự dịch chuyển này tương đối chậm.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ diện tích vùng đã được đo vẽ, 12 khu thôn đã có bản đồ địa chính tỉ lệ 1:10000
Căn cứ Nghị quyết số 16/2014/NQ-HĐND về việc thông qua Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 2026/2018/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh QHSDĐ huyện Lộc Bình, UBND thị trấn Na Dương tiếp tục triển khai QHSDĐ 5 năm kỳ đầu giai đoạn 2011-1015, tiến hành triển khai kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối giai đoạn 2016-2020.
Về nội dung QHSDĐ, UBND thị trấn Na Dương đã triển khai một số nội dung như sau: Khoanh định cơ cấu sử dụng đất theo mục đích sử dụng và theo đối tượng sử dụng tại 12 khu thôn cho phù hợp với quá trình phát triển của toàn huyện; thực hiện việc công khai minh bạch công tác giao đất sản xuất nông nghiệp, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi, hỗ trợ bồi thường tái định cư theo quy hoạch đã được phê duyệt; phối hợp với các ban ngành chuyên môn kiểm tra rà soát tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời chịu sự giám sát từ cấp trên. Về cơ bản, cơ cấu
sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa, tạo điều kiện để kinh tế nông thôn thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp và chuyển sang sản xuất hàng hóa, bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện. QHSDĐ đã góp phần khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng, đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị được mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là cụm công nghiệp Na Dương, nhà máy nhiệt điện Na Dương 2, dự án mở rộng khai trường Công ty Than Na Dương... trong những năm tới.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả QHSDĐ và kế hoạch sử dụng đất ở một số khu thôn chưa cao, dự báo quy hoạch, kế hoạch không sát với thực tế nên phải điều chỉnh nhiều lần. Tình trạng lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở và trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp còn diễn ra, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và thu hồi, giải phóng mặt bằng.