UBND huyện Lộc Bình cần ưu tiên về đầu tư cho thị trấn Na Dương vì đây là địa bàn có tiềm năng phát triển rất lớn. Sự ưu tiên trước hết phải được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, cấp nước, thoát nước, các công trình công cộng. Tiếp đó, là thực hiện các dự án nâng cấp và xây dựng hệ thống trường học các cấp, bệnh viện, hệ thống thương mại dịch vụ, hệ thống chợ… Các ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp thị trấn phát triển trên các lĩnh vực, qua đó giúp các vướng mắc liên quan đến quản lý đất đai liên quan đến các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được giải quyết một cách hiệu quả. Các sai phạm liên quan đến các công trình được đề cập ở trên được giải quyết triệt để, góp phần ổn định đời sống xã hội
UBND huyện Lộc Bình cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: điều chỉnh quy hoạch bất hợp lý, kiểm tra việc thực hiện QHSDĐ của thị trấn nhằm phát hiện và kịp thời điều chỉnh các sai sót. Đối với những vị trí đã được quy hoạch và phê duyệt thì buộc phải thực hiện một cách chặt chẽ. Quy định rõ ràng hơn về quyền và trách nhiệm, phương thức phối hợp giữa các phòng ban ngành của huyện với thị trấn trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng, phát hiện và xử lý các vi phạm ngay từ khi mới bắt đầu nhằm lập lại trật tự xây dựng, quản lý đất đai, giảm lãng phí của cải của xã hội khi giải
phóng mặt bằng xây dựng các công trình.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt là chính quyền cấp xã, tạo cơ chế cấp ủy Đảng và chính quyền cùng chịu trách nhiệm theo chức năng và nhiệm vụ được giao nếu để xảy ra các sai phạm, yếu kém trong quản lý đất đai tại địa phương. Tăng cường sự giám sát thi hành pháp luật của Hội đồng nhân dân các cấp bằng các chương trình giám sát với các nội dung cụ thể. Cần có những biện pháp để kiểm tra trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan kiểm tra, giám sát, công bố kết quản công khai để mọi người dân cùng biết, tránh tình trạng không có ai, cơ quan nào kiểm tra đối với các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát. Vận động sự tham gia quản lý đất đai đối với các tổ chức đoàn thể, người dân làm tốt việc thực hiện Nghị định về quy chế dân chủ tại địa phương. Tiếp tục chỉ đạo triển khai cải cách hành chính theo hướng thủ tục rõ ràng đơn giản, tránh tình trạng "một cửa" nhiều "khóa". UBND huyện cần xây dựng mối quan hệ thông tin, báo cáo nhanh gọn nhằm xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh giữa huyện với tỉnh, cũng như với cấp xã, đặc biệt là thị trấn Na Dương.
UBND huyện cần thực hiện tốt các chức năng quản lý đất đai như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung, các văn bản, chính sách pháp luật về đất đai nói riêng, trong đó phân loại rõ đối tượng và mục đích để tuyên truyền, đối với người sử dụng đất cần tập trung vào các quy định về quyền và nghĩa vụ, đối với cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn cần tổ chức nghiên cứu Luật và các văn bản hướng dẫn, thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết công việc; ban hành đầy đủ các văn bản theo thẩm quyền, đặc biệt là các quy định, quy chế liên quan đến quản lý đất đai, hoạt động đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư... Tăng cường công tác thanh tra việc thi hành pháp luật đất đai, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
kiểm tra việc sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức, kiên quyết xử lý những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; kiểm tra thực hiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai; kiểm tra việc thực hiện công tác hòa giải tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai... Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại cần có kế hoạch đầu tư, khai thác hiệu quả. Chuyển đối cơ cấu giống, mùa vụ, xác định cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng, phù hợp với thổ nhưỡng môi trường để đưa vào sản xuất; quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, chuyên canh phù hợp với tiềm năng của huyện; tuỳ theo điều kiện từng vùng, từng xã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Các diện tích đất phi nông nghiệp phải được kiểm tra, rà soát thường xuyên; đảm bảo tận dụng tối đa diện tích đất, tránh hiện tượng để đất hoang hoá, không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng sai muc đích.
Ngoài ra, UBND huyện cần giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng về quản lý đất công tại thị trấn như: xem xét, xây dựng dự án hoặc cấp kinh phí để thực hiện việc cấp GCN QSDĐ đối với các khu đất công của cơ quan nhà nước quản lý tại thị trấn; xem xét, rà soát các khu đất trên địa bàn thị trấn của các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng không hiệu quả để báo cáo UBND tỉnh thu hồi đất, giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý theo quy định; đẩy nhanh việc xử lý các khu đất công trước đây là của Công ty Than Na Dương quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất theo hướng xử lý tại báo cáo số 523/BC-UBND ngày 08/12/2017 của UBND huyện Lộc Bình; hướng dẫn UBND thị trấn Na Dương xin giao đất để quản lý đối với hai khu đất nghĩa địa; đề nghị UBND huyện kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất khu đất trạm thuốc lá của Công ty thuốc lá Ngân Sơn (đã nhiều năm không sử dụng), báo cáo UBND tỉnh thu hồi và giao một phần diện tích đất cho UBND thị trấn
KẾT LUẬN
Đất nước đang trên đà phát triển, đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về mọi mặt đời sống xã hội, trong đó quản lý nhà nước về đất đai là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng. Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo việc sử dụng đất một cách khoa học, tiết kiệm; đảm bảo tính công bằng trong quản lý và sử dụng đất và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Nguồn tài nguyên đất đai có hạn. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, đảo bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Chính sách, pháp luật đất đai đảm bảo đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, chính quyền thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn được quy định bởi pháp luật. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã nói chung và chính quyền thị trấn Na Dương nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng và gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đất đai trên địa bàn có được quản lý, phân bổ sử dụng đúng mục đích và mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân và cộng đồng, nâng cao giá trị sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chất lượng quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn. Điều đó đòi hỏi chính quyền phải nắm bắt chính xác nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình cũng như của người sử dụng đất và đưa ra những biện pháp tổ chức, thực hiện khoa học và hiệu quả nhất phù hợp với tình hình, điều kiện đặc thù của mỗi địa phương.
Để nghiên cứu các vấn đề về quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn Na Dương. Luận văn đã đi nghiên cứu từ cơ sở lý luận các vấn đề về quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã. Trên cở sở đó phân tích thực trạng tình hình quản lý đất đai trên địa bàn, đánh giá tác động của các nội dung
quản lý mà chính quyền thị trấn đã thực hiện. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để góp phần hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn. Trên cơ sở những phát hiện, nội dung, giải pháp đề xuất, kiến nghị nêu trong đề tài sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, góp phần cho việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất của thị trấn, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Na Dương. Ngoài ra, luận văn còn hướng đến cung cấp nguồn tài liệu cho chính quyền cấp xã nói chung để thông qua đề tài có thế nắm bắt được những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo công tác quản lý đất đai năm 2019, UBND thị trấn Na Dương. 2. Báo cáo công tác quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn thị trấn Na
Dương giai đoạn 2016 – 2018, UBND thị trấn Na Dương.
3. Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 của HĐND tỉnh Lạng Sơn, UBND thị trấn Na Dương.
4. Báo cáo thống kê đất đai thị trấn Na Dương năm 2018, UBND thị trấn Na Dương; Bảng biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai.
5. Đại học Đà Nẵng, Nguyễn Thanh Tuấn, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế phát triển: “ Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ĐăK G Long, tỉnh Đăk Nông” năm 2016.
6. Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Phan Huy Chương, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế: “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” năm 2015.
7. Đại học Kinh tế quốc dân, Hoàng Thị Thanh Phương, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế: “Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn” năm 2018.
8. Đào Văn Mẫu (2017), Luận văn thạc sỹ quản lý công: “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, Học viện Hành chính Quốc gia.
9. Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội (2016).
10.Kế hoạch số 1182/KH-UBND ngày 10/11/2014 của UBND huyện Lộc Bình về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn huyện Lộc Bình.
11.Kế hoạch số 77/KH-STP ngày 28/12/2018 của Sở Tư Pháp tỉnh Lạng Sơn về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn bị tiếp cận pháp luật năm 2019.
12.Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.
13.Nghị quyết số 16/2014/NQ-HĐND tỉnh Lạng Sơn về việc thông qua Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 tỉnh Lạng Sơn.
14.Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa đồng chủ biên (2015) Giáo trình quản lí tài sản công, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
15.Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà đồng chủ biên (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 16.Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà đồng chủ
biên (2012), Giáo trình Quản lý học (2012). Đồng chủ biên PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền, PGS.TS.Đoàn Thị Thu Hà và TS.Đỗ Thị Hải Hà. , NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
17.Phòng quản lý tài nguyên đất tỉnh Lào Cai, Bài giảng “Một số vấn đề về công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ và tái định cứ.” năm 2013
18.Quốc Hội (2013), Luật Đất đai.
19. Quyết định 2262/QĐ-UBND năm 2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại; tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
20. Quyết định số 1004/QĐ-UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thu hồi đất, giao đất cho Ủy ban nhân dân thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để xây dựng Nhà văn hóa khu 5A. Theo đó, thu hồi 342,0m2 đất tại Khu 5A, thị
trấn Na Dương do Công ty Than Na Dương - VVMI quản lý giao cho cho UBND thị trấn Na Dương để sử dụng vào mục đích xây dựng Nhà văn hóa khu 5A.
21. Quyết định số 1025/QĐ-UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thu hồi đất, giao đất cho Ủy ban nhân dân thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để xây dựng Nhà văn hóa khu 4. Theo đó thu hồi 489,7m2 đất tại Khu 5A thị trấn Na Dương do Công ty Than Na Dương-VVMI quản lý, không còn nhu cầu sử dụng giao UBND thị trấn Na Dương, để sử dụng vào mục đích xây dựng Nhà văn hóa khu 4.
22. Quyết định số 2026/2018/QĐ-UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Lộc Bình.
23.Quyết định số 3861/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 của UBND huyện Lộc Bình về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Lộc Bình.
24. Quyết định số 3884/QĐ-UBND ngày 28/11/2014 của UBND huyện Lộc Bình về việc thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Lộc Bình.
25. Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 15/6/2017 của UBND thị trấn Na Dương về việc thành lập tổ kiểm tra, rà soát quỹ đất công, tài sản công trên địa bàn thị trấn Na Dương.
26.Thông tư số 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 06 tháng 11 năm 2019 Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã bà người không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
27.Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC CÁC BẢNG, BIỂU KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, SỐ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN QUÁN LÝ ĐẤT ĐAI
Phụ lục 1
Mẫu phỏng vấn cán bộ, công chức tham gia thực hiện quản lý nhà nước về pháp luật đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Thưa anh (chị), tôi đang thực hiện một số nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Rất mong được sự giúp đỡ của anh (chị) trong việc cung cấp một số thông tin cần thiết liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai mà anh (chị) và cơ quan đang đảm nhiệm.
Tôi xin cam kết những thông tin này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật.
1. Xin anh (chị) cho biết chức năng, nhiệm vụ hiện nay của mình đang đảm nhiệm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai của thị trấn Na Dương.
2. Xin anh (chị) cho biết tình hình chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị trấn Na Dương.
3. Xin anh (chị) cho biết trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn thị trấn Na Dương có những thuận lợi và khó khăn gì?
Phụ lục 2