Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý đất đai ở thị trấn Na Dương, huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN NA DƯƠNG HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 70 - 75)

trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

* Nguyên nhân khách quan

- Do địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở ảnh hưởng đến việc đi lại, đo đạc số liệu, thống kê, lập hồ sơ.

- Ý thức của người dân đối với việc chấp hành pháp luật về đất đai còn kém. Người dân nơi đây chủ yếu là dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên đại bộ phận chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật, xảy ra vi phạm về sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công. Người dân chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng cũng như quyền lợi của chủ sở hữu quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc mang tâm lý mặc kệ chưa có nhu cầu để thực hiện các quyền đó.

- Hệ thống văn bản pháp luật đất đai mặc dù đã được điều chỉnh. Tuy nhiên, chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa rõ ràng, còn nhiều vấn đề phức tạp chưa được làm rõ nên còn bỏ ngỏ, nhiều văn bản quy định còn chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Thời gian ban hành các văn bản quy phạm từ cấp trên còn chậm, khi triển khai lại gặp phải các vướng mắc do không phù hợp với thực tiễn điều kiện tại địa phương.

- Các vấn đề về tồn tại trong quá trình quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Ở giai đoạn trước, thủ tục cũng như nội dung quản lý còn tồn tại nhiều vướng mắc nhưng vào thời điểm đó chưa có cơ sở hay biện pháp để giải quyết một cách dứt khoát.

- Công tác lưu giữ tài liệu, đặc biệt là các hồ sơ trong giai đoạn luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành đã bị hư hỏng và thất lạc nhiều nên ảnh hưởng đến việc khai thác các thông tin về nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp

pháp. Các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác đo đạc điều tra đánh giá quá trình hình thành sử dụng đất đai còn thiếu, chưa đủ để đáp ứng cho công tác chuyên môn.

* Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền trong quản lý nhà nước về đất đai có lúc còn chậm, thiếu quyết liệt. Việc kiểm tra đôn đốc của các ban ngành lãnh đạo cấp trên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phối hợp với cấp dưới chưa sâu sát. Chất lượng tham mưu, tư vấn các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của đội ngũ cán bộ, công chức và các cơ quan chuyên môn còn hạn chế.

- Trình độ năng lực của công chức thị trấn, cán bộ địa phương còn nhiều hạn chế. Bởi công chức địa chính thị trấn số lượng ít nhưng khối lượng công việc tương đối lớn, phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ trong đó việc phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác giữa các xã đã khiến khả năng tiếp cận, nắm bắt tình hình thực tế địa phương gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đồng thời, xảy ra tình trạng người trước làm sai sau đó được luân chuyển đi nơi khác, người đến sau khi tiếp nhận công việc lại phải giải quyết những hậu quả do hành vi của người khác gây ra.

- Cải cách thủ tục hành chính ở thị trấn kết quả mang lại chưa rõ nét, chưa xác định được các khâu then chốt để tạo ra bước đột phá.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN NA DƯƠNG,

HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn t hiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

3.1.1. Mục tiêu quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025

Xác định mục tiêu QLNN về đất đai có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Với những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thì việc khai thác và quản lý, sử dụng đất đai để phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Na Dương cần hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, kết hợp với bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung QLNN về đất đai quy định trong Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

Tập trung khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất. Khi quỹ đất có hạn, việc khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng đất của thị trấn. Tuỳ theo khả năng áp dụng các biện pháp cải tạo và nguồn vốn, tận dụng đưa phần diện tích đất chưa sử dụng còn lại vào khai thác sử dụng theo các mục đích khác nhau, tránh để tình trạng đất hoang hoá.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với đất sản xuất nông nghiệp cần bảo vệ diện tích đất trồng lúa, tiến hành các biện pháp thâm canh cao, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực, song song với việc

chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây ăn quả, phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung.

Sử dụng hợp lý các loại đất chuyên dùng, đất ở trong khu dân cư đô thị và nông thôn theo tiến trình đô thị hóa, xây dựng đô thị văn minh, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cùng với việc bố trí hợp lý đất ở, đất sản xuất cho các khu vực nông thôn để ổn định đời sống dân cư.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng hệ thống bản đồ số và cơ sở dữ liệu đất đai từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Hạn chế tối đa các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến quản lý và sử dụng đất trên địa bàn bằng các biện pháp quản lý khoa học, hiệu quả. Tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân đối với chính quyền.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện QLNN về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã, phường, thị trấn được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; căn cứ Luật Đất đai năm 2013, mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Na Dương từ nay đến năm 2025, một số phương hướng và nhiệm vụ để hoàn thiện quản lý đất đai của thị trấn Na Dương đến năm 2025 được đề ra như sau:

Thứ nhất là, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả, đưa Luật Đất đai năm 2013 vào cuộc sống, phát huy nguồn lực đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển thị trấn Na Dương, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém trong công tác QLNN về đất đai trong thời gian qua, tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm đưa công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nền nếp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Tăng

cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật đất đai cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người dân.

Thứ hai là, thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn trong từng thời kỳ, giai đoạn và kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, phát hiện những điểm không phù hợp, những dự án không có tính khả thi để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, khắc phục triệt để tình trạng quy hoạch “treo”; tổ chức cắm mốc giới công khai quy hoạch các tuyến đường, khu vực dễ bị lấn chiếm và giao cho các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý. Đến năm 2025 cần tận dụng triệt để, hiệu quả quỹ đất chưa sử dụng để bố trí cho nhu cầu xây dựng khu nhà ở, làm các công trình công cộng - xã hội...

Thứ ba là, cải cách hành chính trong công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ, công chức tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải làm đúng thời hạn, phục vụ nhân dân nhiệt tình, minh bạch, đúng trách nhiệm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm Luật Đất đai, kiến nghị thu hồi đất không sử dụng, chậm tiến độ sử dụng, sử dụng không đúng mục đích… Tiếp tục thực hiện việc giải quyết các vụ tranh chấp đất đai mới phát sinh và các vụ việc tranh chấp đất đai còn tồn đọng lâu ngày chưa giải quyết dứt điểm.

Thứ tư là, tiếp tục thực hiện tốt công tác đăng ký, chỉnh lý biến động đất đai, cấp đổi, cấp mới GCN QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Rà soát, thống kê số hộ dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụng đất để lên phương án cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn đọng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hành chính, xây dựng bản đồ số và từng bước tin học hoá hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về đất đai trên địa bàn thị

trấn.

Thứ năm là, ưu tiên dành đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời, phát triển hệ thống đường giao thông, các công trình năng lượng, cấp thoát nước, dịch vụ công cộng… sẽ làm cho giá trị đất tăng lên, tạo thêm giá trị mới về sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của thị trấn.

Thứ sáu là, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức của công chức làm công tác QLNN về đất đai tại thị trấn. Tiếp cận phương thức quản lý mới, từng bước hiện đại hóa; đổi mới phương thức QLNN về đất đai theo kế hoạch, mục tiêu cụ thể, phân công công việc một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN NA DƯƠNG HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w