Giải pháp đối với công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN NA DƯƠNG HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 80 - 82)

dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Tiếp tục phối hợp thực hiện tốt, chặt chẽ với Trung tâm phát triển quỹ đất huyện và các cơ quan liên quan thực hiện triển khai kế hoạch thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của UBND huyện Lộc Bình đã được phê duyệt. Lên kế hoạch chi tiết các phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án sắp triển khai trên địa bàn thị trấn. UBND thị trấn cần tập trung phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ở một số dự án, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ đề ra; thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng, hạn chế thấp nhất những sai sót trong việc tính toán áp giá bồi thường, hỗ trợ cho nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư để người dân hiểu và thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Đề xuất xây dựng chính sách ổn định cuộc sống, không chỉ dừng lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà chính quyền huyện cần lưu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống, tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Đề xuất với cấp trên xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất do giải phóng mặt bằng phục vụ quá trình đô thị hoá, ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Các đối

tượng mất đất, người nghèo cần được ưu tiên thuê mặt bằng, vay vốn, tư vấn về quản lý, tổ chức kinh doanh sản xuất hoặc được tư vấn, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp theo các chính sách hỗ trợ hiện hành. Đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đem lại. Kiên quyết xử lý các trường hợp chống đối, ngăn cản bàn giao mặt bằng cho cơ quan quản lý. Đồng thời xây dựng mức hỗ trợ đối với những trường hợp bàn giao mặt bằng đúng theo thời gian quy định. Kiên trì giáo dục, thuyết phục nhân dân và vận động sự quan tâm hỗ trợ chính đáng của doanh nghiệp với các hộ dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là cần thiết, đặc biệt là việc quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với những đối tượng đã bồi thường thoả đáng, đúng chính sách và thuyết phục nhiều lần mà không được thì phải có biện pháp xử lý kiên quyết theo pháp luật. UBND thị trấn cần kiến nghị thành lập quỹ đất dự trữ, xác định những vị trí có khả năng đáp ứng yêu cầu làm đất tái định cư để chủ động thu hồi khi có quyết định bố trí đất tái định cư cho các dự án từ các cấp trên.

Vì chính quyền cấp xã là lực lượng gần gũi, bám sát nhất đối với các đối tượng được bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát chặt chẽ đối với các đơn vị, đội ngũ công chức làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện đúng nguyên tắc, cơ chế, chính sách bồi thường theo quy định của pháp luật, hạn chế tối thiểu những sai sót trong kỹ thuật, việc đo đạc, tính toán áp giá bồi thường để tránh những ý kiến kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của người bị thu hồi đất, đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng theo kế hoạch đã đề ra, góp phần đẩy

nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Khi bồi thường, giải phóng mặt đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp cần xem xét và phân hạng cụ thể tại thời điểm thu hồi, không nên dựa vào hạng đất khi họ được giao vì thực tế trong quá trình sử dụng đất chủ hộ đã đầu tư thâm canh, nâng cao giá trị sử dụng của đất so với trước khi được giao đất.

Đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cần tuyên truyền cho người dân hiểu các quy định của pháp luật, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Phối hợp với cơ quan chức năng chuyên môn xử lý triệt để những vi phạm tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất để răn đe.

Khắc phục những yếu kém hiện nay trong công tác giải phóng mặt bằng. Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tháo dỡ tất cả tấm bê tông qua rãnh biên dọc Quốc lộ 4B đoạn qua thị trấn Na Dương và thay thế bằng tấm lưới thép để làm lối lên xuống và đảm bảo không chiếm dụng phần lòng đường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN NA DƯƠNG HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w