Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế được pháp luật quy định tại Điều 75 văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật QLT do Văn phòng Quốc hội ban hành, cụ thể về vấn đề này như sau:
• Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
• Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là NNT.
• Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thanh tra Chính phủ - 2008, nguyên tắc của hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung là tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra. a, Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Đảm bảo kiểm tra trên cơ sở quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của nhà nước và NNT.
Thanh tra, kiểm tra thuế là kiểm tra việc thực hiện pháp luật do đó phải tuân theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Nguyên tắc này đề cao trách nhiệm của chủ thể kiểm tra, nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra thuế, ngăn chặn tình trạng làm trái pháp luật, vô hiệu hóa hoạt động kiểm tra thuế. Nguyên tắc này yêu cầu CQT và cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế chỉ được giới hạn trong phạm vi, quyền hạn mà pháp luật cho phép và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm mà pháp luật quy định.
b, Nguyên tắc bảo vệ bí mật
Cán bộ thanh tra, kiểm tra chỉ được phép báo cáo nội dung thanh kiểm tra cho người có thẩm quyền theo quy định. Nếu những thông tin bí mật bị lộ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích tổ chức, quốc gia.
Đảm bảo bí mật thông tin theo quy định: bí mật quốc gi, bí mật của đối tượng thanh kiểm tra, bí mật người tố cáo....
c, Nguyên tắc công khai, dân chủ
Tính công khai trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thể hiện ở: công khai quyết định thanh tra, kiểm tra; Tiếp xúc công khai với đối tượng có liên quan đến cuộc thanh tra, kiểm tra; Công khai kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định.
Tính dân chủ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thể hiện ở: coi trọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của các bên liên quan đến cuộc thanh tra, kiểm tra; Tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra, kiểm tra trình bày, giải thích; Dân chủ trong khi giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
d, Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan
Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan đóng vai trò rất quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo đánh giá đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra, xử lý các sự việc theo đúng pháp luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi thanh tra, kiểm tra phải đánh giá đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra, xử lý đúng pháp luật, tôn trọng sự thật, không suy diễn hay quy chụp chủ quan. Nguyên tắc này cũng yêu cầu cán bộ thanh tra, kiểm trả phải tỉ mỉ, cẩn trọng và có kiễn thức chuyên môn vững vàng.
e, Nguyên tắc hiệu quả
Nguyên tắc này đảm bảo thanh tra, kiểm tra thuế đạt được mục tiêu; Giúp NNT chấp hành đúng pháp luật thuế; Giúp đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm pháp luật về thuế
Hiệu quả được xác định trên cơ sở so sánh kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra hoặc xem xét trên cơ sở tác động động thực tế của hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với mục tiêu của QLT trong từng thời kỳ.