Kiểm tra thuế tại trụ sở CQT là: kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế; Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế.
Nếu không có công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT thì hồ sơ khai thuế sẽ thiếu chính xác, thông tin không đầy đủ và làm ảnh hưởng đến NSNN. Công tác xử lý kết quả tại CQT thường là: thông báo yêu cầu giải trình, bổ sung hoàn thiện hồ sơ, nếu hết hạn NNT không giải trình, bổ sung, CQT sẽ tiến hành ấn định thuế hoặc ra thông báo kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Kết quả của chi cục được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Ket quả kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2017 - 2019 tại chi cục thuế huyện Đại Từ, tỉnh ThaiNguyen
(Nguồn: Clii cục thuế huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên)
ST T Năm Tổng số DN kiểm tra theo kế hoạch Tổng số DN đã kiểm tra Tỷ lệ % SO với kế hoạch KỂt quả xử lý Truy thu thuế và phạt vi phạm hành __________chính (đv: triệu đồng)___________ Giảm khấu trừ (đv: triệu đồng) Giam lỗ (đv: triệu đồng) Truy thu thuế Xử phạt vi phạm hành chính Tổng
Kết quả giai đoạn 2017 - 2019 tại chi cục thuế huyện Đại Từ cho thấy: Trong 3 năm giai đoạn từ 2017 - 2019:
- Tổng số hồ sơ đã kiểm tra là 420 hồ sơ. - Tổng số hồ sơ được chấp nhận là 407 hồ sơ - Tổng số hồ sơ phải điều chỉnh là 13 hồ sơ
- Tổng số tiền thuế điều chỉnh tăng là 247.25 triệu đồng
Trong 3 năm giai đoạn 2017 - 2019, chi cục thuế không thực hiện ấn định hồ sơ khai thuế nào. Nguyên nhân có thể là do: quy định về thủ tục, phương thức tiền hành, trình tự ấn định thuế còn phức tạp, không có tính khả thi trong thực tế; chi cục thuế chưa kiên quyết, dứt khoát xử lý ấn định thuế với NNT.
Trong 3 năm giai đoạn 2017 - 2019, chi cục thuế không thực hiện đề nghị kiểm tra tại trụ sở DN nào. Nguyên nhân có thể là do: do nguồn lực CBT còn thiếu và chưa tập trung cao.
Bảng tổng hợp kết quả cho thấy chất lượng hoạt động này tại chi cục thuế huyện Đại Từ còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, hoạt động này cũng đã góp phần tìm ra và điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT, từ đó góp phần tăng nguồn thu và chống thất thu cho NSNN.
2.3.3. Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT
Kiểm tra tại trụ sở NNT: được thực hiện tại cơ sở NNT, CBT tiếp cận với thực trạng, tài liệu cụ thể của CSKD gồm sổ sách, chứng từ kế toán, quỹ tiền mặt thực tế, sản phẩm tồn kho thực tế,.... là hoạt động thường xuyên và được lập kế hoạch trong chương trình công tác của CQT, hoặc được tiến hành đột xuất trong một số trường hợp đặc biệt.
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt và quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có), chi cục thuế huyện Đại Từ thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT. Kết quả được thể hiện ở bảng số liệu sau:
42
Bảng 2.4: Kêt quả kiêm tra tại trụ sở NNT giai đoạn 2017 - 2019 tại chi cục thuê huyện Đại Từ, tỉnh ThaiNguyen
1 201 7 44 44 100% 1316.6 606.4 1923 211.5 1195 2 8201 31 31 100% 677 235 912 59 2349 3 9201 70 70 100% 1630 270 1900 300 1700 Cộn g 145 14 5 3623.6 1111.4 4735 570.5 5244
ST T Năm Dự toán tỉnh giao (đv: tỷ đồng) Tổng thu thực hiện (đv: tỳ đồng) Tỷ lệ thực hiện/dự toán 1 2017 100.3 187.01 186.5% 2 2018 111.6 186.5 167.1% 3 2019 141.4 216.8 153.3%
(Nguồn: Clii cục thuế huyện Đại Từ, tỉnli Thái Nguyên)
Bảng tổng hợp kết quả cho thấy, hoạt động này đã được chi cục thuế sát sao thực hiện. Trong 3 năm giai đoạn 2017 - 2019, đã kiểm tra được 145 DN. Đã xử lý các DN có hành vi sai phạm và vi phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật thuế. Đã xử lý truy thu và phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 4735 triệu đồng, góp phần tăng nguồn thu và chống thất thu cho NSNN.
Số lượng các cuộc kiểm tra nhìn chung tăng từ năm 2017 đến năm 2019, nhưng tổng số cuộc kiểm tra trong giai đoạn 2017 - 2019 là 145 DN chỉ chiếm tỷ lệ bình quân là 11.2% so với tổng số DN đang hoạt động (số lượng này năm 2017, 2918 và 2019 lần lượt là 249, 558, 668 DN). Tỷ lệ này là thấp so với yêu cầu nhiệm vụ chỉ tiêu kiểm tra tại trụ sở NNT theo chỉ đạo của TCT là 20% số DN quản lý.
Số thuế truy thu và phạt vi phạm hành chính qua hoạt động kiểm tra tính bình quân năm là 33.4 triệu đồng/DN được kiểm tra. Số liệu này là chưa cao so với quy mô kinh doanh và thực tế khai sai, khai thiếu, gian lận thuế của các DN hiện nay.
Giai đoạn 2017 - 2019, chi cục thuế xử phạt vi phạm hành chính bình quân là 8.4 triệu/DN, số liệu này là thấp, tính răn đe chưa cao. Các sai phạm được xử lý đa phần là: khai sai, khai thiếu, vi phạm thủ tục về thuế, phạt nộp chậm, còn hành vi
43
trốn thuế vẫn tồn tại và chưa được xử lý. Như vậy có thể đi đến thực tế là hoạt động này chưa được thực hiện kĩ lưỡng về chiều sâu.
Các sai phạm thường gặp mà chi cục thuế huyện Đại Từ đã phát hiện là: bán hàng không xuất hoá đơn, không kê khai nộp thuế; Khai khống, vượt định mức tiêu hao; Bán hàng thấp hơn giá vốn dẫn đến giảm số thuế GTGT phải nộp; Kê khai khấu trừ thuế làm giảm số thuế GTGT phải nộp, hạch toán vào chi phí để hợp lý hoá giá trị.
2.4. Đánh giá hoạt động kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Đại Từ, tỉnhThái Nguyên Thái Nguyên
2.4.1. Những kết quả đạt được
Về công tác QLT: Với mục tiêu đặt ra và dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lãnh đạo Cục Thuế Thái Nguyên, HĐND, UBND, sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Chi cục, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành đó là: nhiệm vụ thu ngân sách được hoàn thành xuất sắc; Đơn giản hóa, đẩy nhanh thời gian thực hiện thủ tục hành chính mang lại thuận lợi về mặt thời gian và công sức cho NNT trong việc chấp
hành chính sách pháp luật thuế, tạo dựng sự đồng thuận và ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần tạo dựng hình ảnh của CQT.
Bâng 2.5: Kêt quả thu NSNN giai đoạn 2017 - 2019 tại chi cục thuế huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
STT
Năm Tông thu thực hiện (đv: tỷ
đồng)
Tông thu từ Đội kiểm tra (đv: tỷ đồng) Tỷ lệ 1 2017 187.01 28.083 15.0% 2 2018 186.5 29.363 15.7% 3 2019 216.8 24.476 11.3%
(Nguôn: Chi cục thuê huyện Đại Từ. tình Thái Nguyên)
Chi cục thuế huyện Đại Từ thực hiện công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa hoạt động QLT nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra
44
thuế nói riêng. Xác định công tác cải cách, hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu suất, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí cho NNT cũng như cho CQT, Chi cục thuế huyện Đại Từ đã luôn chủ động, đẩy mạnh
cải cách, hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính; ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nhằm nâng cao hiệu suất trong QLT.
Chi cục thế huyện Đại Từ đã tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; tương tác, giải đáp thắc mắc cho DN, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các DN trên địa bàn duy trì, ổn định, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBT nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tăng cường trách nhiệm, tạo sự thay đổi về kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan; ban hành các quy chế, quy trình nội bộ cơ quan để xác định đúng chức trách, nhiệm vụ của từng phòng ban, từng CBT, để phục vụ và giải đáp tốt nhất cho NNT.
Qua những hoạt động trên, đã góp phần ngăn chặn, răn đe và xử lý các hành vi vi phạm, gian lận pháp luật thuế, đóng góp tích cực NSNN. Tỷ lệ số thuế Đội kiểm tra thuế thu được so với số thu NSNN được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Tỷ lệ SO thuế Đội kiêm tra thuê thu được SO với SO thu NSNN đoạn 2017 - 2019 tại chi cục thuê huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
(Nguôn: Chi cục thuê huyện Đại Từ, tinh Thái Nguyên)
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại
Giai đoạn 2017 - 2019, chi cục thuế huyện Đại Từ cùng sự phối hợp của các ban ngành, của Đảng uỷ và chính quyền 30 xã, thị trấn; Sự đồng thuận, ủng hộ của
cộng đồng DN và NNT; sự thống nhất, cố gắng phấn đấu của tập thể lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức trong Chi cục đã đạt được những kết quả nhất định và có ý nghĩa. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, chi cục thuế vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.
• Công tác lập kế hoạch kiểm tra
Công tác này tuy đã được triển khai và thực hiện sớm, nhưng do thiếu thông tin và CSDL và do vẫn còn dựa nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ lập kế hoạch là chính nên việc lựa chọn đối tượng chưa đáp ứng đứng nhiệm vụ và yêu cầu thực tiễn. Việc lựa chọn đối tượng mà không áp dụng đầy đủ các tiêu chí đánh giá và CSDL thông tin dẫn đến tình trạng nhận định và xếp hạng rủi ro về thuế của NNT không chính xác, gây tốn kém thời gian, nguồn lực và chi phí. Hoặc do nhận định và xếp hạng rủi ro của NNT không chính xác, một số NNT có dấu hiệu rủi ro cao về thuế không bị lựa chọn dẫn đến sự mất công bằng.
Kỹ thuật quản lý rủi ro áp dụng CNTT đã được áp dụng trên toàn quốc, tuy nhiên chất lượng là chưa cao. Chi cục thuế huyện Đại Từ đã đẩy mạnh công tác triển khai và thực hành, tuy nhiên, các công đoạn phân tích chỉ tiêu vẫn còn diễn ra rời rạc, chưa có sự thống nhất cao giữa các cán bộ và giữa các bộ phận, do đó, việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào thực tế vẫn cần được hoàn thiện hơn nữa. Ngoài ra, công tác lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở CQT còn chưa cân đối với nguồn lực cán bộ hiện có ở chi cục.
• Công tác kiểm tra tại trụ sở CQT
Hiện nay, Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học chỉ có quyền hạn kiểm tra tờ khai, chưa có quyền hạn kiểm tra bảng kê. Việc kiểm tra bảng kê thuộc trách nhệm và quyền hạn của Đội kiểm tra thuế.
Công tác sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai chưa đồng bộ, do địa bàn huyện chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, nên kế toán viên của các DN này có trình độ chưa cao, chưa chuyên nghiệp dẫn đến phải kê khai thủ công hoặc kê khai trên các phần mềm khác khi bị lỗi, sai sót, không nâng cấp kịp thời. Từ đó dẫn đến khai sai, khai thiếu, gây khó khăn cho CBT.
Chất lượng và hiệu quả công tác này chưa cao tuy đã được thực hiện theo đúng quy trình. Trong giai đoạn 2017 - 2019, kiểm tra được 420 hồ sơ và chỉ thông báo đề nghị giải trình, khai bổ sung đối với 13 hồ sơ có sai sót, đồng thời không ấn định thuế với DN nào, số liệu này là quá ít, phản ảnh việc kiểm tra hồ sơ khai thuế để phân loại, nhận định, xếp loại rủi ro thuế của NTT còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu, rộng và ý nghĩa thực tế.
• Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT
- Về số lượng, chất lượng các cuộc kiểm tra: số lượng còn ít; chất lượng chưa cao. Tổng số cuộc kiểm tra trong giai đoạn 2017 - 2019 là 145 DN chỉ chiếm tỷ lệ bình quân là 11.2% so với tổng số DN đang hoạt động. Tỷ lệ này là thấp so với yêu cầu nhiệm vụ chỉ tiêu kiểm tra tại trụ sở NNT theo chỉ đạo của TCT là 20% số DN quản lý. Điều này làm giảm hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế.
- Về thời gian thực hiện: thời gian kiểm tra của một cuộc kiểm tra tại trụ sở DN còn kéo dài.
- Về xử lý kết quả: việc đôn đốc đơn vị thực hiện quyết định xử lý sau kiểm tra còn chưa sát xao dẫn đến đơn vị nộp tiền thuế truy thu, xử phạt còn chưa đúng thời hạn, chây ỳ thuế, chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. Tình trạng nợ thuế vẫn chưa giải quyết được triệt để, mặc dù năm sau đã thu hầu như hết được số thuế có khả năng thu từ năm trước. Số thuế truy thu và phạt vi phạm hành chính là 33.4 triệu đồng/DN. Kết quả xử lý này là chưa cao so với quy mô kinh doanh và thực tế kê khai, gian lận thuế của các DN hiện nay. Nhiều trường hợp sai phạm chỉ bị CQT nhắc nhở và không có tính răn đe. Xử lý vi phạm NNT nương nhẹ (phạt khai thiếu, phạt vi phạm thủ tục hồ sơ thuế, phạt chậm nộp thuế). Trong thực tế cho thấy NNT có hành vi trốn thuế khá nhiều nhưng chưa bị xử phạt đối với hành vi này, chưa chuyển vụ án trốn thuế nào cho cơ quan công an điều tra hình sự. Điều đó phản ánh sự thiếu nghiêm khắc, kiên quyết của CQT trong xử lý sai phạm.
2.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế
• Nguyên nhân khách quan
Hệ thống chính sách thuế còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và liên tục đổi thay, thiếu tính ổn định; thường xuyên sửa đổi, bổ sung, các văn bản hướng dẫn thi hành không rõ ràng, dài dòng, khiến áp dụng theo nhiều cách khác nhau, nhiều khó khăn xuất hiện; nhiều trường hợp xin ý kiến từ TCT và BTC phản hồi không kịp thời nên gây kéo dài thời gian, tốn kém nguồn nhân lực và chi phí thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế.
Ý thức chấp hành pháp luật về thuế và nhận thức của NNT chưa cao, vẫn còn vi phạm nộp chậm hồ sơ khai thuế, trốn thuế, gian lận thuế. Một số DN cố ý vi phạm pháp luật thuế dưới mọi thủ đoạn và hình thức để gian lận, tránh thuế, hoặc chiếm đoạt tiền thuế.
Trình độ kế toán của các DN còn nhiều hạn chế, thái độ với công việc chưa chuyên nghiệp; hệ thống báo cáo, số liệu sổ sách kế toán còn nhiều sai sót, không đầy đủ khiến hoạt động thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn.
Thực trạng xử lý kết quả vi phạm chưa nghiêm khắc, chưa đủ sức răn đe. Dù chế độ đãi ngộ không phải nhân tố duy nhất tác động đến phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, nhưng không thể phủ nhận đây là nhân tố chủ yếu tác động đến đạo đức và sự liêm chính nghề nghiệp. Chế độ đãi ngộ của CBT nói chung chưa đảm bảo trong khi môi trường kiểm tra thuế là môi trường cám dỗ. Chế độ đãi ngộ lương, thưởng là sự bất cập chung của cả chế độ đãi ngộ lương thưởng đối với cán bộ công chức nhà nước nói chung.
• Nguyên nhân chủ quan
Cơ cấu quản lý chi cục thuế mỏng, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, không phù hợp với khối lượng nhiệm vụ, yêu cầu được giao. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT vẫn còn một số hạn chế, chưa kịp thời, đôi khi còn bị động. Công tác đối thoại DN có lúc còn chưa sâu rộng.
Chuyên môn nghiệp vụ của các CBT không đồng đều, thiếu kĩ năng về nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ, một số ít CBT chưa tích cực, chủ động trao đổi, đổi mới và hòa nhập để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phẩm chất chính trị và đạo
đức nghề nghiệp chưa chuẩn mực. Việc đưa ra các quyết định cuối cùng chưa công