Giai đoạn 2017 - 2019, chi cục thuế huyện Đại Từ cùng sự phối hợp của các ban ngành, của Đảng uỷ và chính quyền 30 xã, thị trấn; Sự đồng thuận, ủng hộ của
cộng đồng DN và NNT; sự thống nhất, cố gắng phấn đấu của tập thể lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức trong Chi cục đã đạt được những kết quả nhất định và có ý nghĩa. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, chi cục thuế vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.
• Công tác lập kế hoạch kiểm tra
Công tác này tuy đã được triển khai và thực hiện sớm, nhưng do thiếu thông tin và CSDL và do vẫn còn dựa nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ lập kế hoạch là chính nên việc lựa chọn đối tượng chưa đáp ứng đứng nhiệm vụ và yêu cầu thực tiễn. Việc lựa chọn đối tượng mà không áp dụng đầy đủ các tiêu chí đánh giá và CSDL thông tin dẫn đến tình trạng nhận định và xếp hạng rủi ro về thuế của NNT không chính xác, gây tốn kém thời gian, nguồn lực và chi phí. Hoặc do nhận định và xếp hạng rủi ro của NNT không chính xác, một số NNT có dấu hiệu rủi ro cao về thuế không bị lựa chọn dẫn đến sự mất công bằng.
Kỹ thuật quản lý rủi ro áp dụng CNTT đã được áp dụng trên toàn quốc, tuy nhiên chất lượng là chưa cao. Chi cục thuế huyện Đại Từ đã đẩy mạnh công tác triển khai và thực hành, tuy nhiên, các công đoạn phân tích chỉ tiêu vẫn còn diễn ra rời rạc, chưa có sự thống nhất cao giữa các cán bộ và giữa các bộ phận, do đó, việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào thực tế vẫn cần được hoàn thiện hơn nữa. Ngoài ra, công tác lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở CQT còn chưa cân đối với nguồn lực cán bộ hiện có ở chi cục.
• Công tác kiểm tra tại trụ sở CQT
Hiện nay, Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học chỉ có quyền hạn kiểm tra tờ khai, chưa có quyền hạn kiểm tra bảng kê. Việc kiểm tra bảng kê thuộc trách nhệm và quyền hạn của Đội kiểm tra thuế.
Công tác sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai chưa đồng bộ, do địa bàn huyện chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, nên kế toán viên của các DN này có trình độ chưa cao, chưa chuyên nghiệp dẫn đến phải kê khai thủ công hoặc kê khai trên các phần mềm khác khi bị lỗi, sai sót, không nâng cấp kịp thời. Từ đó dẫn đến khai sai, khai thiếu, gây khó khăn cho CBT.
Chất lượng và hiệu quả công tác này chưa cao tuy đã được thực hiện theo đúng quy trình. Trong giai đoạn 2017 - 2019, kiểm tra được 420 hồ sơ và chỉ thông báo đề nghị giải trình, khai bổ sung đối với 13 hồ sơ có sai sót, đồng thời không ấn định thuế với DN nào, số liệu này là quá ít, phản ảnh việc kiểm tra hồ sơ khai thuế để phân loại, nhận định, xếp loại rủi ro thuế của NTT còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu, rộng và ý nghĩa thực tế.
• Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT
- Về số lượng, chất lượng các cuộc kiểm tra: số lượng còn ít; chất lượng chưa cao. Tổng số cuộc kiểm tra trong giai đoạn 2017 - 2019 là 145 DN chỉ chiếm tỷ lệ bình quân là 11.2% so với tổng số DN đang hoạt động. Tỷ lệ này là thấp so với yêu cầu nhiệm vụ chỉ tiêu kiểm tra tại trụ sở NNT theo chỉ đạo của TCT là 20% số DN quản lý. Điều này làm giảm hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế.
- Về thời gian thực hiện: thời gian kiểm tra của một cuộc kiểm tra tại trụ sở DN còn kéo dài.
- Về xử lý kết quả: việc đôn đốc đơn vị thực hiện quyết định xử lý sau kiểm tra còn chưa sát xao dẫn đến đơn vị nộp tiền thuế truy thu, xử phạt còn chưa đúng thời hạn, chây ỳ thuế, chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. Tình trạng nợ thuế vẫn chưa giải quyết được triệt để, mặc dù năm sau đã thu hầu như hết được số thuế có khả năng thu từ năm trước. Số thuế truy thu và phạt vi phạm hành chính là 33.4 triệu đồng/DN. Kết quả xử lý này là chưa cao so với quy mô kinh doanh và thực tế kê khai, gian lận thuế của các DN hiện nay. Nhiều trường hợp sai phạm chỉ bị CQT nhắc nhở và không có tính răn đe. Xử lý vi phạm NNT nương nhẹ (phạt khai thiếu, phạt vi phạm thủ tục hồ sơ thuế, phạt chậm nộp thuế). Trong thực tế cho thấy NNT có hành vi trốn thuế khá nhiều nhưng chưa bị xử phạt đối với hành vi này, chưa chuyển vụ án trốn thuế nào cho cơ quan công an điều tra hình sự. Điều đó phản ánh sự thiếu nghiêm khắc, kiên quyết của CQT trong xử lý sai phạm.