Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu 645 hoạt động kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện đại từ, tỉnh thái nguyên,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 30)

a, Phương pháp quản lý rủi ro

Rủi ro nói chung là bất cứ điều gì không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới các kết quả so với những gì mong đợi. Trong lĩnh vực QLT, rủi ro được hiểu là những tổn thất có thể xảy ra phát sinh từ các hoạt động không tuân thủ pháp luật thuế trong một môi trường, hoàn cảnh cụ thể.

Quản lý rủi ro trong QLT là một yêu cầu tất yếu của QLT hiện đại. Quản lý rủi ro trong QLT nói chung và kiểm tra - thanh tra thuế nói riêng với mục tiêu để CQT đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế đối với DN trong các nghiệp vụ QLT (bao gồm đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế; nợ thuế; hoàn thuế; kiểm tra; thanh tra thuế..).

Quản lý rủi ro là một quá trình nhận điện, đánh giá, phân tích để có phương án giải quyết một cách có hệ thống nhằm tối đa hóa lợi ích khi sự kiện xảy ra có hiệu quả tích cực và tối thiểu hóa bất lợi khi sự kiện xảy ra có hiệu quả tiêu cực. Quản lý rủi ro đo lường, đánh giá về quy mô và tính chất nghiêm trọng của một sự việc, một hiện tượng, trên cơ sở đó lập chiến lược quản lý rủi ro.

Để vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân theo những nguyên tắc và phải theo quy trình cụ thể sau:

Bước 1: Nhận diện rủi ro

CQT đã xây dựng được bộ chỉ tiêu về mức độ tuân thủ thuế của DN để xác định các DN. Mức độ tuân thủ thuế được chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thuế tốt (sử dụng 9 tiêu chí và 15 chỉ số để đánh giá).

Nhóm 2: Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ thấp (sử dụng 10 tiêu chí và 10 chỉ số để đánh giá).

Nhóm 3: Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ trung bình (Các Doanh nghiệp không thuộc một trong hai nhóm trên).

Bước 2: Phân tích rủi ro

CQT sử dụng và khai thác triệt để thông tin từ kho dữ liệu điện tử để xác định các DN có dấu hiệu rủi ro về dữ liệu khai thuế, dấu hiệu khai thuế không đầy đủ, dấu hiệu kê khai hóa đơn không hợp lệ, bất hợp pháp,....

Bước 3: Xếp hạng rủi ro

Hiện nay, CQT đã xây dựng bộ tiêu chí để nhận diện rủi ro tuân thủ của NNT. Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro được xây dựng gồm 20 tiêu chí và chia làm 5 nhóm do Tổng cục Thuế quản lý thống nhất và áp dụng bắt buộc khi phân tích, đánh giá thông tin rủi ro về thuế đối với tất cả NNT.

CQT tiến hành tính giá trị của từng tiêu chí, phân ngưỡng tiêu chí, cho điểm tiêu chí, đánh trọng số tiêu chí, từ đó tính tổng điểm của tất cả các tiêu chí và phân loại rủi ro NNT. Có 4 mức xếp hạng rủi ro là cao, vừa, thấp, rất thấp.

Bước 4: Xử lý rủi ro

CQT sử dụng nhiều biện pháp để khắc phục, hạn chế rủi ro về thuế như: Không cho phép các DN có rủi ro cao được tự in hóa đơn mà phải chuyển sang sử dụng hóa đơn mua của CQT, hàng tháng công khai danh sách DN nợ thuế, DN có

rủi ro cao về thuế; Tăng cường hoạt động tuyên truyền hỗ trợ về thuế; Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các DN có rủi ro cao.

Bước 5: Đánh giá công tác quản lý rủi ro

Sau quá trình xử lý rủi ro, CQT cần đánh giá lại công tác quản lý và phương án xử lý rủi ro: phương án xử lý đạt được những kết quả gì đối với mục tiêu QLT, ngoài ra cần phải phân tích những hạn chế để từ đó xây dựng và hoàn thiện kế hoạch quản lý rủi ro.

b, Phương pháp đối chiếu, so sánh

Đối chiếu, so sánh là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế.

Cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế tiến hành đối chiếu, so sánh các nội dung cần thanh tra, kiểm tra để xác định tính chính, trung thực, khách quan của nội dung cuộc kiểm tra: Tài liệu, số liệu của đơn vị kiểm tra với đơn vị khác; Sổ tổng hợp với sổ chi tiết; Sổ kế toán và chứng từ kế toán; Số liệu kê khai, báo cáo với số thực tế tại đơn vị, định mức kinh tế - kỹ thuật; Nội dung thu chi thực tế với chính sách, chế độ quy định

c, Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết

Đối với phương pháp này, trình tự bắt đầu từ kiểm tra tổng hợp, sau đó mới đi sâu vào kiểm tra chi tiết.

Kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng tổng kết tài sản,..., từ đó đưa ra nhận xét tổng quát và đi sâu vào kiểm tra chi tiết.

Kiểm tra số liệu chi tiết là kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh: kiểm tra bảng kê chi tiết, kiểm tra chứng từ gốc,..

d, Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc

Chứng từ gốc là cơ sở pháp lý ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành. Có ba kỹ thuật chủ yếu được sử dụng để kiểm tra chứng từ gốc

Kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian: Rà soát chứng từ tuần tự theo thời gian phát sinh, phương pháp này mất nhiều thời gian và hiệu quả thấp nên ít được sử dụng.

Kiểm tra theo loại nghiệp vụ: áp dụng khi cần kiểm tra để rút ra kết luận đầy đủ về một loại nghiệp vụ nào đó theo yêu cầu kiểm tra; Chứng từ được phân loại theo nghiệp vụ: Chứng từ thu, chi tiền mặt; Chứng từ nhập, xuất vật tư hàng hóa..., phương pháp được sử dụng phổ biến trong kiểm tra thuế, tiết kiệm được thời gian, hiệu quả công tác cao.

Kiểm tra điển hình: lựa chọn ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ nào đó để kiểm tra, xem xét và rút ra kết luận chung, tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này là không cao.

e, Phương pháp kiểm tra bổ trợ

Phương pháp quan sát : quan sát trực tiếp những công việc có liên quan đến nội dung thanh tra tại hiện trường, yêu cầu phải kín đáo và không gây trở ngại cho công việc.

Phương pháp phỏng vấn: thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra, mục đích và thông tin phỏng vấn phải được tiêu chuẩn hóa.

Phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần: nhằm đảm bảo kết luận kiểm tra về từng nội dung được chuẩn xác, trung thực, khách quan.

Phương pháp toán học: là các phương pháp số học, toán kinh tế, ..

Một phần của tài liệu 645 hoạt động kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện đại từ, tỉnh thái nguyên,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w