Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 647 hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh của công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 42 - 50)

Theo “Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCP Chứng khoán VPS” có thể thấy doanh thu và lợi nhuận sau thuế đã qua kiểm toán các năm gần đây đều tăng trưởng vượt bậc nhờ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

30

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Chứng khoán VPS

Chi phí khác 9.536.641.753 3.205.817.462 20.643.866.897

Kết quả từ các hoạt động khác 100.662.538.540 193.977.576.304 154.969.446.786 Tổng LN kế toán trước thuế 624.516.803.376 558.372.855.579 514.074.233.487

Lợi nhuận đã thực hiện 613.674.717.539 569.316.453.659 516.274.498.545 Lợi nhuận chưa thực hiện 10.842.085.837 (10.943.598.080) (2.200.265.058)

Chi phí thuế TNDN hiện hành 121.920.319.733 114.070.152.497 104.447.615.401

Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -

(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP HCM) TTCK Việt Nam từ năm 2019 - 2020 liên tục thiết lập các dấu mốc mới khi tiến sát 1200 điểm.

Năm 2018, VN-Index đã từng lập đỉnh cao mới trong lịch sử ở mức 1.211 điểm vào tháng 4, nhưng sau đó đã có đà lao dốc giảm 27% chạm đáy 888 điểm vào tháng 10. Đây là năm đầu tiên sau 5 năm liên tiếp trước đó thị trường có chỉ số chứng khoán song hành với đà tăng trưởng của nền kinh tế, có năm lên đến 47% (năm 2017). Nguyên nhân khách quan gây nên sự lạc nhịp trên có thể do xu hướng tăng tốc bình

thường hóa lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Gía trị giao dịch theo thống kê của thị trường chứng khoán phái sinh năm 2018 đã đạt kỉ lục 17.000 tỷ đồng/phiên mức tăng vượt trội hẳn so với năm đầu tiên thị trường phái sinh đi vào hoạt động (năm 2017 giá trị giao dịch danh nghĩa đạt 2.500 tỷ đồng/ phiên). Số lượng tài khoản phái sinh tăng 57.000 tài khoản, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2017. Nhưng bên cạnh đó thị TTCK phái sinh vẫn còn một số hạn chế nhất định như về quy mô, sản phẩm, thị trường hiện mới là hợp đồng tương lai chỉ số, tham gia vào thị trường giai đoạn này chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân trong khi tại các thị trường phát triển đóng vai trò chủ đạo là nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài với nguồn vốn lớn.

Năm 2019, TTCK phái sinh cũng được nhà đầu tư đón nhận và phát triển một cách ấn tượng. Khẳng định tốt vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần tích cực vào việc giữ chân dòng vốn trên thị trường cơ sở, đồng thời cũng thu hút được nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo số liệu của UBCKNN thống kê: “Khối lượng giao dịch tăng gấp 1,27 lần so với bình quân năm 2018 khoảng 36 triệu hợp đồng giao dịch”. Từ đó, thấy được sự quan tâm khá cao của nhà đầu tư đối với thị trường chỉ sau 1 năm hoạt động. Qúy I/2019, CTCP Chứng khoán VPS tiếp tục giành vị trí số 1 về thị phần giao dịch chứng khoán phái sinh. Doanh thu từ năm 2018 lên 2019 tăng cũng khá nhanh phù hợp với nhịp tăng chung của TTCK.

Năm 2020, TTCK Việt Nam bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 vào cuối tháng 1, tác động xấu đến thị trường sớm hơn so với thị trường khác trên thế giới. Anh hưởng của tâm lý sợ hãi trước dịch bệnh với phản ứng của nhà đầu tư trên toàn cầu dẫn tới một sự sụt giảm mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ trên thị trường. Tuy nhiên nhờ sự quyết đoán và đồng lòng của Nhà nước và nhân dân trong việc ngăn chặn dịch bệnh mà tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đã được kiểm soát tốt, nhờ đó mà TTCK Việt Nam có cơ hội phục hồi trở lại một cách thần kỳ với mức tăng trưởng lên đến 60% kể từ đáy trong vòng 9 tháng còn lại của năm 2020. Cùng với sự trở lại mạnh mẽ của thị trường cũng đã thu hút được một khối lượng lớn nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường, kéo theo lượng vốn dồi dào giúp thị trường phát triển. Tính đến hết tháng 11 năm 2020, tổng số lượng tài khoản mở mới tham gia vào thị trường trong năm đạt 332.886 tài khoản, trong đó số lượng tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân trong nước lên đến con số 329.452 tài khoản. Đây cũng là bước ngoặt chứng minh vai trò của thị

trường chứng khoán phái sinh. Nhà đầu tư thay vì bán tháo cổ phiếu đã sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index để làm công cụ phòng vệ danh mục. Tính đến tháng 11/2020 số lượng tài khoản phái sinh mở mới cũng đạt mức kỷ lục là 70.000 tài khoản. Từ đó, thị trường có tính thanh khoản cao, thị trường chứng khoán càng trở nên năng động hơn.

Hình 2.3 Số lượng tài khoản chứng khoán từ năm 2016 - 2020

SỘ LƯỢNG TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN j

ĐƯỢC NHÀ ĐẦU Tư CÁ NHÂN TRONG NƯỚC MỞ MỚI TRONG 5 NÀM GAN NHAT

400.000 392527 300.000 254.214 ... 204.924 ιe,fi,, 200.000 ■■ 187.825 140.236 "I Illl2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Trung tâm lưu kí chứng khoán Việt Nam) Từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2020 TTCK đã có đà tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy công ty chứng khoán phát triển một cách thần kỳ. Đọc “Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCP Chứng khoán VPS” có thể thấy doanh thu trong hoạt động môi giới chứng khoán có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng của hoạt động đầu tư chứng khoán, tư vấn chứng khoán và lưu ký chứng khoán.

Hình 2.4 Tỷ lệ cơ cấu doanh thu của CTCP Chứng khoán VPS năm 2020

Tỷ lệ cơ cấu doanh thu của CTCP Chứng khoán VPS năm 2020

■ Doanh thu hoạt động môi giói chứng khoán

■ Doanh thu hoạt động đâu tư chúng khoán

Doanh thu hoạt động tư vân

■ Doanb thu lưu ki chứng khoán

■ DfWih thu khác

64% 10%

5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPS năm 2020) Năm 2020, doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán (bao gồm chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh) chiếm 17.5% tổng doanh thu của công ty. Ngoài ra doanh thu hoạt động đầu tư chiếm 64%, doanh thu hoạt động tư vấn chiếm 5%, doanh thu hoạt động lưu ký chiếm 10%, còn lại 3.5% là doanh thu khác. Tổng doanh thu tăng 22.8% so với năm 2019 trong đó doanh thu hoạt động môi giới tăng kỷ lục và tăng 171%. Hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Chứng khoán VPS có sự tăng trưởng rõ rệt từ năm 2020 theo xu hướng thị trường chung. Và nhờ chiến lược miễn phí phí giao dịch trên cả hai thị trường giao dịch cơ sở và phái sinh và hạ lãi suất margin nên khiến thị phần của VPS tăng đáng kể.

Hình 2.5 Tỷ lệ cơ cấu chi phí của CTCK VPS

Cơ cấu chi phí của CTCP Chứng khoán VPS năm 2020

O.B95Í _ 0.82K

■ Chi phi hoạt động tự doanh

■ Chi phi nghiệp vụ mòi giới chững

IrhnaTI

■ Chi phi nghiệp vụ tu vân đâu chứng

IrhnaTi

Chi phi nghiệp vụ lưu kí chúng khoán

fiγ JJ05t ■ Chi phi hoạt động tài chính

■ Chi phí khán

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPS) Dựa vào biểu đồ cơ cấu chi phí trên ta thấy chi phí công ty bỏ ra cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán chiếm tỉ trọng lớn (67.8%), xuất phát từ chi phí tuyển nguồn nhân lực mới và hoạt động marketing giúp gia tăng thị phần của công ty. Công ty còn chú trọng tới việc đào tạo nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro cho các nhân viên nhằm mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Chi phí bỏ ra nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới chứng khoán được phát triển một cách nhanh chóng nhất, đem lại nguồn lợi lớn cho công ty.

Tính chung cả năm 2020, VPS là công ty chứng khoán môi giới cổ phiếu lớn nhất HNX, UPCom và Chứng khoán phái sinh. Đã vươn lên vị trí thứ 3 về thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn Hose năm 2020. Hoạt động môi giới chứng khoán hiệu quả

mới đem về thị phần cao trên các sàn giao dịch. Đặc biệt thị phần giao dịch hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh luôn top 1 từ đó cũng đóng góp lớn tới doanh thu của công ty.

Hình 2.6 Top 5 thị phần môi giới cổ phiếu các CTCK trên sàn HNX năm 2020

(Nguồn: Sở GDCK TP.HCM - Vietstock) Năm 2019, CTCK SSI vẫn còn đang dẫn đầu về thị phần môi giới chứng khoán thị trường cổ phiếu trên sàn HNX. Tại thời điểm đó VPS đang đứng vị trí thứ 5 trong top 10 công ty đứng đầu với 5.64% thị phần. VPS vươn lên một cách ngoạn mục để đứng trên top 1 tính trên cả năm 2020 với 8.94%. Và đến quý I/2021 vị trí này vẫn được giữ vững với 13.01% thị phần.

Hình 2.7 Top 5 thị phần môi giới cổ phiếu các CTCK sàn UPcom năm 2020

(Nguồn: Sở GDCK TP.HCM - Vietstock) 35

Năm 2019, VPS chỉ đứng thứ 3 trong thị phần môi giới cổ phiếu thị trường Upcom sau VND và SSI. Sự bứt phá từ 8.34% lên 10.28% thị phần đã giúp VPS đứng được trên ngôi vương thị phần môi giới cổ phiếu thị trường Upcom trong năm 2020. Đến quý I/2021 vị trí đứng đầu của VPS được giữ vững với 16.72% thị phần.

Hình 2.8 Top 5 thị phần môi giới chứng khoán phái sinh các CTCK năm 2020

(Nguồn: Sở GDCK TP.HCM - Vietstock)

Hình 2.9 Top 5 thị phần môi giới cổ phiếu các CTCK sàn HSX năm 2020

(Nguồn: Sở GDCK TP.HCM - Vietstock) Tổng kết năm 2020 VPS đã vươn lên vị trí thứ 3 trên sàn HOSE sau SSI và HSC với 8.22% thị phần. SSI luôn xác nhận kỷ lục 7 năm liên tiếp có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất trên sàn HSX. Nhưng đến quý I/2021 đã có sự đảo lộn vị trí khi VPS vươn lên dẫn đầu về thị phần môi giới tại sàn HSX này.

Sự cạnh tranh để gia tăng thị phần môi giới của các CTCK thể hiện một cách rõ rệt. Cạnh tranh là rất cần thiết để cho thị trường phát triển, gia tăng nguồn vốn mới và để CTCK tự tìm cách làm mới bản thân trước thị trường nếu không sẽ bị đào thải.

Một phần của tài liệu 647 hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh của công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 42 - 50)