6. Ket cấu khóa luận
1.2.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
1.2.4.1. Soát xét giấy tờ làm việc và đánh giá kết quả
Sau khi kết thúc công việc kiểm toán với khoản mục này, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán của khoản mục để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến nhận xét và lập Báo cáo kiểm toán. Trước khi đưa ra kết luận, KTV phải thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá về độ tin cậy của kết quả kiểm toán, các bằng chứng thu thập được cũng như các thủ tục kiểm toán đã thực hiện để quyết định có cần thực hiện thêm các thủ tục bổ sung hay không. Ket quả kiểm toán này được thể hiện dựa trên GTLV của KTV.
Các nội dung chủ yếu thể hiện bao gồm:
- Sai phạm đã tìm ra hoặc không có sai phạm khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số
dư tài khoản. Mức độ ảnh hưởng của các sai phạm đó đen BCTC. - Nguyên nhân sai lệch là hợp lý hay không hợp lý.
- Tổng hợp các bút toán điều chỉnh sai phạm đã tìm ra.
- Ket luận về việc đạt được mục tiêu kiểm toán hay chưa và lưu ý các vấn đề khác.
Neu chưa đạt được, KTV phải chỉ rõ ra những hạn che mà KTV không thể đạt được, không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán thay the.
1.2.4.2. Xem xét những sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo
Sau ngày ký báo cáo kiểm toán BCTC, về mặt hình thức thì KTV không có bất cứ trách nhiệm tiếp tục rà soát nào. Nhưng trên thực te, sau ngày ký báo cáo kiểm toán có thể phát sinh những sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của
đơn vị này. Ví dụ, doanh nghiệp bị thua kiện phải bồi thường, nợ phải thu không thu được với số tiền quá lớn, những tình tiết mới phát hiện về một loại tài sản có sai phạm, dấu hiệu về phá sản,.. Trong trường hợp này, KTV sẽ phải xem xét cụ thể từng trường hợp để có biện pháp xử lý phù hợp.
Trường hợp thứ nhất, những sự kiện xảy ra sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước thời điểm công bo BCTC của đơn vị. Trong trường hợp này, KTV xem xét về khả năng có hay không phải điều chỉnh BCTC và thảo luận với người chịu trách nhiệm về BCTC của đơn vị.
Trường hợp thứ hai, những sự kiện xảy ra sau khi BCTC được công bố. Trong trường hợp này nếu phát hiện ra những ảnh hưởng trọng yếu với BCTC vào thời điểm ký BCTC thì KTV phải cân nhắc lại việc phát hành lại báo cáo kiểm toán. Neu người chịu trách nhiệm phát hành BCTC của khách hàng đồng ý thì KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung và phát hành lại báo cáo kiểm toán đã được điều chỉnh. Ngược lại, nếu khách hàng không đồng ý thì KTV sẽ tiến hành theo luật định để ngăn ngừa khả năng sử dụng BCTC đã phát hành có sai sót trọng yếu chưa được phát hiện.
1.2.4.3. Xem xét giả thiết hoạt động liên tục của khách hàng
Hoạt động liên tục là giả thiết cơ bản được sử dụng khi lập BCTC của doanh nghiệp theo yêu cầu của “VAS 01 - Chuẩn mực chung” và “VAS 21 - Trình bày báo cáo tài chính”. Dựa trên giả thiết này, tài sản của doanh nghiệp được đánh giá theo giá gốc thay vì giá thị trường. Neu giả thiết này bị vi phạm, BCTC cần được lập trên một cơ sở khác và doanh nghiệp cần phải công bố về giả thiết này.
Do yêu cầu của các chuẩn mực ke toán nên KTV cần xem xét về giả thiết hoạt động liên tục mà doanh nghiệp đã sử dụng trong việc lập BCTC. “Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 - Hoạt động liên tục” quy định: “Khi lập ke hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khi đánh giá và trình bày ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải luôn xem xét sự phù hợp của giả định “hoạt động liên tục” mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính”.
Khóa luận tốt nghiệp 29 Học viện Ngân Hàng
Khi đánh giá khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, KTV cần xem xét, phân tích các yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đen khả năng này. Yeu tố tích cực là các yếu tố giúp doanh nghiệp bảo đảm hoạt động liên tục của doanh nghiệp, như khả năng gia hạn nợ vay, cấp tiền tài trợ, bạn hàng tiếp tục cung cấp hàng với điều kiện chậm trả nợ, có cơ che phù hợp... Còn yếu tố tiêu cực là các yếu tố bất lợi làm tăng khả năng ngừng hoạt động của doanh nghiệp, như gia hạn nợ vay, tiếp tục lỗ lớn, thị trường thu hẹp,... Tùy theo tính trọng yếu của vấn đề, KTV có trách nhiệm đánh giá và phát hành báo cáo kiểm toán phù hợp theo từng trường hợp cụ thể.
1.2.4.4. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Sau khi tiến hành xong công việc ở trên, KTV lập và phát hành báo cáo kiểm toán dựa theo chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Báo cáo kiểm toán là văn bản được KTV soạn thảo để trình bày ý kiến chính thức của mình về tính trung thực, hợp lý của những thông tin được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán và có vai trò quan trọng.
Theo chuẩn mực VSA 700 ý kiến kiểm toán có hai loại như sau:
- Ý kiến chấp nhận toàn phần: được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài
chính của đơn vị được kiểm toán và phù hợp với chuẩn mực và che độ ke
toán Việt
Nam hiện hành.
- Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần:
+ Ý kiến chấp nhận một phần: được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc (hoặc ngoại trừ) mà KTV đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán.
+ Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến): được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu
thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo kiểm toán.
+ Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược): được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đen một số lượng lớn các khoản mục đen mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.
Thư quản lý có thể phát hành đồng thời với báo cáo kiểm toán, trong đó KTV đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện KSNB. Đây là những ý kiến mang tính chất tư vấn cho khách hàng trong công tác tài chính - ke toán nhằm giúp cho hoạt động của khách hàng được cải thiện hơn.
CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM
Tên tiếng Anh: ERNST & YOUNG VIETNAM LIMITED
Trụ sở chính: So 2, Đường Hải Triều, Phường Ben Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
So điện thoại: +84 28 38245252
Mã số thuế: 0300811802
Loại hình doanh
nghiệp: Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Hai thành viên trở lên
Khóa luận tốt nghiệp 31 Học viện Ngân Hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Dựa vào kiến thức ke toán - kiểm toán, Chương 1 tập trung vào nghiên cứu những lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền, đưa ra những khái quát về khái niệm, đặc điểm của khoản mục, mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục này trong kiểm toán BCTC. Chương 1 cũng đã trình bày một cách tổng quát về các giai đoạn kiểm toán: giai đoạn lập ke hoạch, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn kết thúc kiểm toán. Những nội dung được đề cập ở Chương 1 chính là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu kiểm toán thực te và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán ở Chương 2 và Chương 3.
Sinh viên: Hoàng Thanh Huyền GVHD: TS. Nguyễn Thị Lê Thanh
Khóa luận tốt nghiệp 32 Học viện Ngân Hàng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ernst &Young Young
Việt Nam
Giới thiệu chung về công ty
EY là một hãng dịch vụ chuyên nghiệp đa quốc gia có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. EY là một trong những hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp lớn nhất the giới. EY hoạt động dưới mô hình mạng lưới các công ty thành viên, với mỗi công ty thành viên là một pháp nhân riêng biệt ở từng quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Được thành lập từ năm 1992, EY Việt Nam đã hoạt động được gần 30 năm và là một trong những công ty kiểm toán đầu tiên trên thị trường kiểm toán độc lập Việt Nam. Khách hàng chủ yếu của EY Việt Nam là một số lớn các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm hàng đầu, các tập đoàn kinh te tư nhân lớn và một số công ty niêm yết có mức vốn hóa thị trường lớn nhất tại Việt Nam.
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm
2018 Năm 2017
Tổng doanh thu 1184,3 1109,3 927,
6 Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán
BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng 182,6 218, 5 117, 5 Doanh thu dịch vụ khác 1001,7 890, 8 810
Lợi nhuận sau thuế __________
5
________ 9,8
________ 5,9
Sinh viên: Hoàng Thanh Huyền GVHD: TS. Nguyễn Thị Lê Thanh
Logo của công ty:
Buildinq a better ■ working world
Chi nhánh công ty
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Chi nhánh Hà Nội
Tên chi nhánh:
Điện thoại: +84 24 38315100
Quá trình phát triển của công ty
Quá trình phát triển của EY Việt Nam trong vòng 3 năm liên tiếp từ năm 2017 đen năm 2019 được trình bày bằng bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Chỉ tiêu thu nhập của Công ty TNHH Ernst & Young trong vòng 3 năm liên tục từ năm 2017 - 2019
Nguồn: Báo cáo minh bạch Công ty EY Việt Nam Trong nhiều năm liên tục, EY Việt Nam luôn duy trì là một trong những công ty kiểm toán và tư vấn có doanh thu cao nhất. Trong vòng 3 năm liên tục từ năm 2016 đen năm 2018, doanh thu của EY luôn đứng đầu trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất tại Việt Nam, và là bước tiến ngoạn mục khi năm 2015 doanh thu của EY chỉ đứng thứ 4 trong khối Big Four kiểm toán này. Từ khoảng 927,6 tỷ năm 2017 lên đến 1184,3 tỷ đồng năm 2019, tăng 27,7% trong tổng doanh thu. Trong đó, doanh thu từ các đơn vị có lợi ích công chúng từ 117,5 tỷ VND năm 2017 lên 182.6
tỷ VND năm 2019, tăng từ 12,7% đến 15,4% trong tổng doanh thu của EY Việt Nam.
2.1.2. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chính
EY luôn cung cấp cho những tổ chức kinh doanh các dịch vụ đa dạng để mang lại những cơ hội tăng trưởng, thúc đẩy hoạt động tài chính và tăng cường quản lý rủi ro cho khách hàng. Mục đích của EY Việt Nam cũng như EY toàn cầu là giúp cho các tổ chức kinh te phát triển dù tổ chức đó lớn hay nhỏ, Việt Nam hay nước ngoài, của tư nhân hay của nhà nước...bằng những hiểu biết và những giải pháp sáng suốt mà công ty EY cung cấp cho khách hàng. Hiện nay, EY Việt Nam đang cung cấp cho khách hàng những dịch vụ sau:
- Dich vụ kiểm toán:
+ Dich vụ kiểm toán và ke toán
+ Dich vụ điều tra gian lận và giải quyết tranh chấp - Dich vụ tư vấn doanh nghiệp:
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động + Tư vấn rủi ro
+ Tư vấn rủi ro và bảo mật trong công nghệ thông tin - Dich vụ thuế và tư vấn:
+ Dich vụ Thue & Tư vấn trong Hoạt động Kinh doanh + Dich vụ tư vấn thuế gián thu
+ Dich vụ tư vấn thuế đối với các giao dịch tái cơ cấu, mua bán, sát nhập công ty - Dich vụ tư vấn giao dịch tài chính:
+ Hỗ trợ giao dịch tài chính
+ Định giá và lập mô hình kinh doanh + Tài chính dự án
+ Giao dịch bất động sản + Tích hợp các giao dịch + Tư vấn mua bán, sát nhập
Khóa luận tôt nghiệp 35 Học viện Ngân Hàng
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
EY Việt Nam tổ chức bộ máy quản lý theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức quản lý bộ máy của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Nguồn: Bộ phận hành chính EY Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Ban giám đôc: Ban giám đốc bao gồm người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của công ty và là người có quyền cao nhất điều hành các hoạt động của công ty. Ban giám đốc thường là những người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, tham
gia ký kết các hợp đồng kiểm toán, rà soát cuối cùng đối với công việc đã thực hiện của các nhóm kiểm toán và trực tiếp ký lên các báo cáo kiểm toán.
Bộ phận hành chính: là bộ phận đảm nhiệm công việc liên quan đen các thủ tục hành chính giấy tờ, hỗ trợ vấn đề lương thưởng cho toàn bộ nhân viên công ty; cung cấp các phương tiện, thiết bị IT để phục vụ cho công việc cho mỗi nhân viên; cung cấp các văn phòng phẩm cần thiết và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các kỳ tuyển dụng cho công ty.
Bộ phận nghiệp vụ
Đây là bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty. Bộ phận này được phân chia theo 3 loại hình dịch vụ chính mà công ty cung cấp. Bộ phận nghiệp vụ bao gồm:
Bộ phận kiểm toán: Đây là bộ phận có bộ phận có số lượng nhân viên lớn nhất trong toàn Công ty. Họ thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn cho một số lượng lớn khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, sản xuất, thương mại, du lịch, khách sạn,...BỘ phận này thường được chia làm 2 lĩnh vực chính là:
- FSO: Kiem toán ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
- Core Business: Kiem toán doanh nghiệp, trong đó cụ thể thành các bộ phận nhỏ
sau:
+ FDI (Foreign Direct Investment): doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
+ SOE (State Owned Enterprises): các doanh nghiệp nhà nước + PLC (Public Listed Company): các công ty có lợi ích công chúng
Bộ phận tư vấn kế toán và tài chính: thực hiện tư vấn cho khách hàng về xây dựng hệ thống ke toán, cơ cấu lại doanh nghiệp, sáp nhập hay giải thể doanh nghiệp, xây dựng KSNB, đánh giá doanh nghiệp, bất động sản, các dịch vụ liên quan tới huy động vốn,...
Bộ phận tư vấn thuế: cung cấp cho khách hàng những ý kiến tư vấn về thuế, giúp khách hàng xây dựng được một hệ thống thuế hiệu quả và tuân thủ theo những
Khóa luận tốt nghiệp 37 Học viện Ngân Hàng
quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam và những chuẩn mực quốc te liên quan tới thuế được áp dụng tại Việt Nam.
2.1.4. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính chung do Công ty TNHH
Ernst &
Young Việt Nam thực hiện
Quy trình kiểm toán BCTC chung do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện được trình bày theo sơ đồ 2.2.