• Về cách tiếp cận đối tượng kiểm toán: Tiếp cận khoản mục làm KTV không
nhận ra mối liên hệ giữa các khoản mục, công tác kiểm toán có thể sẽ mất thời
• về thủ tục phân tích: Thực hiện chưa đầy đủ, mới chỉ tính toán được sự thay
đổi trên Bảng cân đối kế toán mà chưa đi sâu phân tích các chỉ tiêu ngành, lĩnh
vực kinh doanh, ảnh hưởng thị trường... cũng như các chỉ số đặc trưng cho các
khoản mục.
• Về việc chọn mẫu kiểm toán: Còn mang tính chủ quan, theo xét đoán chủ
quan nghề nghiệp của KTV, nhiều khi không đại diện hết cho tổng thể. Thường
KTV sẽ chọn nghiệp vụ có số tiền lớn hoặc bất thường nên nhiều nghiệp vụ có số tiền nhỏ nhưng sai phạm trọng yếu có thể bị bỏ qua.
2.3.2.2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
• Về công tác đánh giá KSNB đối với các khoản PTNB: Công ty đã tìm hiểu
và đánh giá KSNB, hoạt động kinh doanh khách hàng. Tuy nhiên vẫn còn hạn
chế do hầu hết hợp đồng kiểm toán ký kết sau niên độ kế toán, thời gian thực hiện bị hạn chế do yêu cầu của khách hàng. Đánh giá KSNB doanh nghiệp tại thời điểm này có thể không chính xác khi DN mới thay đổi về KSNB....Thông
tin tìm hiểu về KSNB lưu rất ít vào Hồ sơ kiểm toán, chủ yếu là giấy tờ liên quan: Bản sao điều lệ hoạt động công ty, quy chế quản lý tài chính, BCTC.... Đây là lý do KTV khó nắm bắt nhanh và thấu hiểu KSNB của khách hàng, gây
ảnh hưởng tới thời gian, tiến độ, hiệu quả kiểm toán. Công ty đã đưa ra các phương pháp đánh giá KSNB bởi bảng câu hỏi, tường thuật. Tuy nhiên, với khách hàng lớn việc sử dụng bảng câu hỏi, tường thuật là không phù hợp vì KTV khó có thời gian thực hiện đầy đủ một nội dung cần đánh giá, có thể dẫn
đến sai sót trong nhận định. Thông tin thu thập từ phỏng vấn không lấy xác nhận bằng văn bản, không lưu trong hồ sơ kiểm toán, KTV chưa tổng hợp thông tin thu thập được dưới dạng tóm lược thông tin quan trọng và khái quát về KSNB khách hàng làm chứng cứ đánh giá và lưu trữ tài liệu cho kỳ kiểm toán lần sau.
• Về việc xác định mức trọng yếu và rủi ro: ATC đã xây dựng được phương
pháp xác định mức độ trọng yếu, tuy nhiên phương pháp này mang tính chất tham khảo nhiều hơn. Phương pháp này đòi hỏi phải có sự kết hợp kinh nghiệm
cũng như xét đoán nghề nghiệp, do đó KTV chỉ dùng phương pháp này như
Học viện Ngân Hàng 68 Khóa luận tốt nghiệp tài liệu tham khảo. Một số cuộc kiểm toán việc đánh giá rủi ro còn xem nhẹ do đó ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian kiểm toán tại Công ty khách hàng.
• về chương trình kiểm toán: Mặc dù công ty đều xây dựng chương trình
kiểm
toán cho mỗi khoản mục, nhưng chương trình kiểm toán mẫu này chỉ mang tính hỗ trợ. Với những đối tượng khách hàng khác nhau về qui mô, loại hình sản xuất kinh doanh thì chương trình kiểm toán khoản mục PTNB cũng cần có những điểm khác biệt. Một điểm hạn chế là công ty thực hiện kiểm toán trên Excel, và chưa có phần mềm kiểm toán. Việc không áp dụng phần mềm kiểm toán gây mất nhiều thời gian và hiệu quả chưa đạt được tối đa. Với quy mô khách hàng hiện nay, việc áp dụng phương pháp thủ công đối với công ty là thích hợp tuy nhiên với tầm nhìn và sự mở rộng về quy mô hoạt động trong tương lai thì việc sử dụng phần mềm kiểm toán là cần thiết.
2.3.2.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
• Về thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục PTNB: Trong quá trình
kiểm toán, KTV tiến hành các thủ tục phân tích chưa thực sự đem lại hiệu quả
cao nhất bởi chủ yếu việc thực hiện những thủ tục này chỉ được sự biến động của các chỉ tiêu chứ chưa chú trọng đi sâu vào việc phân tích các tỷ suất để có
thể hiểu rõ được bản chất của khoản mục. Hiện nay thống kê số liệu ngành vẫn
chưa được công bố một cách đầy đủ nên KTV chưa thể liên hệ với chỉ tiêu ngành với những thông số của đơn vị được kiểm toán, dẫn đến việc độ tin cậy khi đưa ra đánh giá kiểm toán có thể bị giảm đi.
• Về việc kiểm tra chi tiết: Đối với từng khoản mục thì có rất nhiều cách để
KTV tiến hành chọn mẫu. Về nguyên tắc các KTV chọn mẫu theo kinh nghiệm, thường tập trung vào các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường hay có giá trị lớn. Tuy nhiên với những cuộc kiểm toán quy mô nhỏ, KTV phụ
trách khoản mục PTNB thường là các trợ lý kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm để nhận diện các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường nên thường
kiểm toán viên phần lớn là nhân viên trẻ vừa tốt nghiệp đại học chưa có nhiều
kinh nghiệm kiểm toán chưa cao.
• Thủ tục gửi thư xác nhận: Việc gửi thư xác nhận thường nhận được thư trả
lời muộn hoặc không nhận được trả lời từ bên thứ ba, vì thế ít đem lại kết quả cho cuộc kiểm toán. Nguyên nhân có thể là do sự hồi đáp chưa kịp thời, nhanh
chóng từ phía nhà cung cấp hoặc có thể do trong quá trình thu thập thông tin, KTV chưa tìm hiểu kỹ, thu thập sai địa chỉ nhà cung cấp. Khi thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận, để khách quan nhất thì KTV phải là người trực tiếp nhận
thư xác nhận nhưng trên thực tế thường khách hàng là người nhận thư xác nhận.Việc này không đảm bảo được tính khách quan, có thể giảm hiệu quả của
công tác kiểm toán.
2.3.2.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán.
• Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC: Mặc dù công ty đã thực
hiện
thủ tục này, nhưng thực tế có thể do áp lực hoàn thành công việc trong thời gian ngắn hoặc xét đoán chủ quan của KTV đã bỏ qua thủ tục này tại một số cuộc kiểm toán, điều này làm tăng rủi ro khi đưa ra kết luận kiểm toán.
• Trang kết luận về kiểm toán khoản mục PTNB: Nhiều khi do khối lượng
công việc nhiều, bị chi phối bởi thời gian nên còn chưa thực hiện đầy đủ các nội dung như: Ý kiến của Ban Giám đốc khách hàng, vấn đề cần theo dõi trong
cuộc kiểm toán.