Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 595 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 33)

Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo khái quát hết các khía cạnh trọng yếu của quy trình kiểm toán khoản mục; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo quy trình kiểm toán khoản mục được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phối hợp với KTV khác và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.

Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán được hiệu quả, giám đốc kiểm toán và trưởng nhóm thường lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán cụ thể, gồm năm bước công việc chủ yếu như sau:

Sơ đồ 1.4: Các bước thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

a. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Công ty sẽ tiến hành cân nhắc các vấn đề sau để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:

Việc đánh giá này dựa vào khả năng có thể kiểm toán của khách hàng bao gồm:

Tính liêm chính của Ban giám đốc công ty khách hàng: Những nghi ngại về

tính liêm chính của Ban Quản trị thuộc bộ phận cấu thành then chốt của môi trường kiểm soát ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá của KTV về việc chấp nhận kiểm toán.

Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu

cầu KTV kế tục phải liên lạc với KTV tiền nhiệm về những vấn đề có liên quan đến KTV kế tục có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không.

+ Đối với những khách hàng mới: KTV phải thu thập toàn bộ những thông tin

về khách hàng đó như về Giấy phép thành lập doanh nghiệp, Điều lệ công ty,... ngoài ra cũng cần trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc của công ty, kế toán trưởng hoặc nhân viên của đơn vị kiểm toán.

+ Đối với khách hàng cũ: Hàng năm, KTV cập nhật các thông tin khách hàng

và đánh giá liệu xem có rủi ro nào khiến KTV ngừng cung cấp dịch vụ cho họ hay không?

> Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng: Thực chất của

việc nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng là xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ, thông qua phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc khách hàng hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểm toán trước hay tìm hiểu trong quá trình kiểm toán.

> Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán

Đội ngũ nhân viên kiểm toán được lựa chọn phải đảm bảo hai yếu tố: năng lực chuyên môn và tính độc lập.

> Kí kết hợp đồng kiểm toán

Khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán là ký kết hợp đồng kiểm toán.

b. Tìm hiểu về khách hàng

Học viện Ngân Hàng 18 Khóa luận tốt nghiệp

Sau khi kí hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán, KTV thu thập bằng chứng về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên liên quan.

> Thu thập thông tin

- Thu thập thông tin cơ sở: KTV phải hiểu biết về môi trường kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh, các thay đổi trong công nghệ, rủi ro kinh doanh, các điều kiện kinh doanh bất lợi của khách hàng. Thu thập về cơ cấu quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và cơ cấu vốn.

- Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: + Giấy phép thành lập và điều lệ công ty.

+ Báo cáo tài chính và các báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm ra của một vài năm trước.

+ Các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. + Các hợp đồng quan trọng như hợp đồng mua bán, sử dụng bản quyền.

+ Tài liệu khác...

> Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh

KTV cần tìm hiểu các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng, đặc biệt là các chính sách áp dụng trong quy trình mua hàng - thanh toán, bao gồm việc ghi nhận các khoản phải trả người bán.

> Phân tích sơ bộ BCTC

KTV tiến hành phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất nhằm tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn với giá trị đã dự kiến. Thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm 2 loại:

- Phân tích ngang (phân tích tỷ suất): Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số của cùng khoản mục trên BCTC như số tiền phải trả (hoặc trả trước) cho người bán cuối kỳ này với cuối kỳ trước.

- Phân tích dọc (phân tích xu hướng): Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan qua các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC như: tỷ suất về khả năng thanh toán nhanh, tỷ suất về khả năng thanh toán tức thời,...

c. Đánh giá chung kiểm soát nội bộ và rủi ro

KTV phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán. Để đạt được mục đích trên, KTV cần thực hiện các công việc sau:

- Thu thập thông tin về môi trường kiểm soát, về hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng đối với việc hạch toán các khoản nợ phải trả người bán

- Tìm hiểu xem các hoạt động kiểm soát đối với công nợ phải trả có dựa trên nguyên tắc về phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phê chuẩn và ủy quyền.

- Tìm hiểu mức độ độc lập và tính thường xuyên hoạt động của kiểm soát nội bộ của khách hàng. KTV có thể vận dụng các kỹ thuật: Kiểm tra các tài liệu, hồ sơ liên quan đến ghi nhận khoản mục PTNB, xem xét các dấu hiệu phê duyệt (chữ ký và con dấu) của người có thẩm quyền và phỏng vấn người có liên quan (ví dụ: bộ phận thu mua, thủ kho, kế toán .).

Những bằng chứng kiểm toán trên sẽ là căn cứ để KTV chứng minh sự mạnh/ yếu của KSNB của doanh nghiệp từ đó xác định rủi ro với khoản mục PTNB. Rủi ro kiểm soát là cao nếu hệ thống kế toán và KSNB không đầy đủ, không hiệu quả hoặc KTV không có đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ, hiệu quả, thích hợp của các hệ thống này.

d. Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện tổng thể

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá tính trọng yếu để ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được. Đầu tiên, KTV ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của toàn bộ BCTC, sau đó phân bổ cho từng khoản mục trong đó có khoản mục Phải trả người bán.

Học viện Ngân Hàng 20 Khóa luận tốt nghiệp Cơ sở tiến hành phân bổ là: Bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục, kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểm toán với từng khoản mục.

Thực tế, công việc này rất khó khăn khi thực hiện, nó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do vậy, công việc này thường do các KTV có kinh nghiệm sử dụng năng lực và xét đoán nghề nghiệp của mình để đánh giá.

e. Soạn thảo chương trình kiểm toán

Việc soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục PTNB được thực hiện theo các bước như sau:

+ Xác định mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục PTNB: Mục tiêu kiểm toán là các khoản nợ phải trả trong năm được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp, đúng kỳ và được phân loại, trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

+ Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể. Khi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua các thử nghiệm cơ bản.

Một phần của tài liệu 595 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 33)