Nhận xét khác

Một phần của tài liệu 595 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88)

• Tình hình nhân sự của công ty:

- Số lượng: qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty, em nhận thấy được

tình hình biến động về nhân sự của công ty khá nhiều. Hàng năm có một số lượng nhất định nhân viên xin thôi việc, điều này gây ảnh hưởng đến đội ngũ kiểm toán viên của công ty, có thể gây ra tình trạng thiếu nhân lực trong mùa kiểm toán, đồng thời việc này dẫn đến công ty phải tổ chức tuyển đội ngũ nhân

viên mới, khiến chi phí đào tạo nhân viên mới có thể tăng cao.

- Chất lượng: Số lượng KTV công ty có chứng chỉ kiểm toán của Việt Nam và

Quốc tế còn hạn chế.

Học viện Ngân Hàng 70 Khóa luận tốt nghiệp

Chưa sử dụng ý kiến chuyên gia:

Thực tế khi thực hiện khoản mục PTNB, ATC thường không sử dụng ý kiến chuyên gia. Việc tham khoản của các chuyên gia luôn có độ tin cậy cao; hơn thế nữa những bằng chứng kiểm toán đặc biệt có giá trị pháp lý cao vì có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và KTV. Vì vậy, việc sử dụng ý kiến chuyên gia ở lĩnh vực kinh doanh đặc thù giúp hiệu quả của cuộc kiểm toán đạt được cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của khóa luận đã mô tả thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục PTNB của ATC được thực hiện tại một khách hàng, từ việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch cho đến kết thúc kế hoạch kiểm toán. Từ đó đưa ra được những

ưu điểm và hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục PTNB của ATC thực hiện

làm tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục này ở Chương 3.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆN 3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC trong giai đoạn tới

• Định hướng phát triển:

Ke thừa và phát huy thành tích đã đạt được trong những năm vừa qua, mục tiêu trong tương lai gần của Công ty ATC vẫn là hoàn thiện hơn nữa chương trình kiểm toán để cạnh tranh được với các chương trình kiểm toán của quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Tuy hiện nay kiểm toán BCTC đang là dịch vụ mang lại nhiều danh tiếng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty, ATC xác định phương hướng dịch vụ phát triển trong tương lai là mảng tư vấn thuế, định giá doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn tại ATC cũng là ngành mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, và hứa hẹn phát triển

mạnh mẽ trong những năm tới. ATC tin tưởng rằng sự kết hợp giữa dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế, định giá doanh nghiệp và các dịch vụ tư vấn khác cho phép công ty

ngày càng đem lại nhiều giá trị hơn nữa và đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của các doanh nghiệp để thực sự tạo được những ảnh hưởng quan trọng.

Công ty đề ra phương hướng và luôn rèn luyện cho đội ngũ KTV tác phong chuyên nghiệp, bản lĩnh vững vàng, đạo đức nghề nghiệp tốt, có kinh nghiệm sâu sắc,

phong phú, thực hiện thành công nhiệm vụ Nhà nước giao về hội nhập dịch vụ tư vấn

tài chính, kế toán, kiểm toán, sánh vai với bạn bè trong khu vực và quốc tế. Xuất thân

đều là các cựu KTV có nhiều năm kinh nghiệm, Ban lãnh đạo của ATC luôn muốn cố gắng xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh với mục tiêu trước mắt là đa dạng hóa

danh sách khách hàng, để nhiều người biết đến chất lượng dịch vụ của ATC cũng không thua kém gì các Công ty kiểm toán độc lập có thâm niên lâu đời hơn.

• Thành tựu đạt được:

Với tôn chỉ hoạt động : “Chúng tôi sẽ làm tốt nhất” , sau gần 16 năm hoạt động phát triển, ATC đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, dịch vụ Kiểm toán, Tư vấn Tài

Học viện Ngân Hàng 72 Khóa luận tốt nghiệp chính, Thuế, dịch vụ đào tạo Ke toán; cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt cho tất cả các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế, các thành phần kinh tế trong nước và nước

ngoài đầu tư tại Việt Nam.

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải trảngười người

bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính

3.2.1. Xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán trong xu thế hiện nay

Ngày 07/11/2006 đã đánh một dấu mốc quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO. Ngành kiểm toán của Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh không chỉ ở trong nước và còn trong khu vực và trên thế giới. Mặt

khác, so với các nước phát triển trong khu vực thì kiểm toán ở nước ta còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm do vậy việc cạnh tranh sẽ gặp nhiều khó khăn. Từ trước khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Chính phủ Việt Nam đã thông qua lịch

trình hội nhập quốc tế trong lịch vực kế toán, kiểm toán bao gồm 3 giai đoạn là:

Giai đoạn I (2000 - 2005): “giai đoạn chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho

hội

nhập, giai đoạn củng cố các yếu tố pháp lý và các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết khác để phát triển ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán theo hướng hội nhập, đồng thời cũng phải phù hợp với bối cảnh tình hình kinh tế trong nước. Giai đoạn này chúng ta cho phép các công ty kế toán, kiểm toán nước ngoài tiếp tục đầu tư, hoạt động tại Việt Nam, khuyến khích các công ty, tổ chức nước ngoài tiếp tục đầu tư, hoạt động tại Việt Nam, khuyến khích các công ty, tổ chức nước ngoài hợp tác, liên doanh với các công ty tổ chức Việt Nam nhằm chuyển giao kỹ thuật và thúc đẩy các công ty trong nước phát triển”.

Giai đoạn II (2006 - 2012): “giai đoạn củng cố hội nhập. Đây là thời kỳ tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán, kiểm toán. Với các tiền đề đã được xây dựng ở giữa giai đoạn trên, tới giai đoạn này chúng ta sẽ chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập. Các dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam sẽ được cung cấp ra nước ngoài, các cá nhân và các công ty của Việt Nam có thể tham gia điều hành và nắm giữ các công ty kế toán, kiểm toán mới đầu tư vào Việt Nam”.

Giai đoạn III (2013-2020): “giai đoạn hội nhập năng động Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán”.

Do đó để phát triển vững chắc và khẳng định được vị trí của mình trên thị trưởng cạnh tranh mới Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC cũng như các công ty kiểm toán độc lập khác phải nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.

Hơn nữa, hiện nay các nền kinh tế lớn trên thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thị trường vốn còn non trẻ ở Việt Nam. Trong tình hình đó việc xác minh thông tin tài chính trên BCTC cũng như tư vấn góp ý cho doanh nghiệp ngày càng quan trong giúp doanh nghiệp có thể định hướng tốt trong quá trình phát triển.

Do đó để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán thì việc hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung và hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải trả người bán nói riêng là tất yếu.

3.2.2. Xuất phát từ hạn chế trong kiểm toán khoản mục Phải trả người bán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC

ATC được thành lập năm 2003, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm

toán và Công ty vẫn đang ngày càng hoàn thiện chương trình kiểm toán của mình, nhằm phù hợp với cơ chế mới, từ đó nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng một chất lượng dịch vụ tốt nhất với một mức phí kiểm toán cạnh trạnh, mặt khác tăng cường vị thế của Công ty trên thị trưởng kiểm toán ngày càng sôi động và mang tính cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy để chất lượng dịch vụ Công ty cung cấp cho khách hàng ngày một nâng cao đòi hỏi Công ty phải không ngừng học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ thực tế nhằm hoàn thiện hơn nữa chương trình kiểm toán của mình.

Hơn nữa, phần lớn khách hàng của ATC là các doanh nghiệp sản xuất, do đó giá trị các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp thường rất lớn, nghiệp vụ liên quan đến nợ phải trả người bán thường xuyên xảy ra do đó thường xuyên xảy ra rủi ro. Bởi

vậy, ATC không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC trong đó có kiểm toán khoản mục Phải trả người bán để đáp ứng được yêu cầu mà các nhà quản lý đặt ra.

Học viện Ngân Hàng 74 Khóa luận tốt nghiệp Thông thường, các nhà quản trị doanh nghiệp thường có xu hướng giảm giá trị khoản công nợ phải trả so với thực tế và tăng giá trị hàng tồn kho so với thực tế nhằm khuyếch trương giá trị tài sản của doanh nghiệp với mục đích kêu gọi đầu tư, bán doanh nghiệp, tham gia đấu thầu... Do đó khoản mục PTNB thường chứa đựng nhiều gian lận, sai sót. Kiểm toán khoản mục PTNB chính vì vậy mà trở thành một trong những công việc phức tạp, tốn nhiều thời gian nhưng rất quan trọng trong kiểm toán BCTC.

Hơn nữa, ngoài công tác kiểm toán các khoản PTNB, Công ty kiểm toán còn đưa ra các ý kiến mang tính chất tư vấn cho doanh nghiệp trên giác độ quản lý.

Nói tóm lại hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục PTNB là một nhu cầu tất yếu. Với quy trình kiểm toán hiệu quả và phù hợp với từng khách hàng sẽ nâng cao uy tín của công ty, tăng số lượng khách hàng từ đó có cơ sở để nâng cao lợi nhuận

từ hoạt động kinh doanh của công ty.

3.3. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kiểm toán khoản mục Phải trả ngườibán bán

trong kiểm toán Báo cáo tài chính

3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện kiểm toán khoản mục Phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo chính

Nguyên tắc để hoàn thiện kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC

có tính khả thi bao gồm:

Nguyên tắc phù hợp, hài hòa: Xây dựng quy trình kiểm toán khoản mục

PTNB

phải tuân theo pháp luật của Nhà nước, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Phải phù hợp và hài hòa giữa lợi ích và chi phí thực hiện kiểm toán.

Nguyên tắc kế thừa, chọn lọc và phát huy: Xuất phát từ hội nhập kinh tế quốc tế, nền kiểm toán nước ta có sự hội nhập với nền kiểm toán thế giới. Do đó khi xây dựng quy trình kiểm toán thì phải tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm của các công ty kiểm toán trên thế giới; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo để xây dựng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, đặc điểm của khách hàng tại Việt Nam.

Nguyên tắc khả thi và hiệu quả: Phải đảm bảo tính khả thi, ngoài quy trình kiểm toán chung được thiết kế cho những khoản mục khác nhau, cần thiết kế chương

trình kiểm toán riêng cho các công ty. KTV cần thực sự hiểu biết đặc điểm hoạt động

kinh doanh của khách hàng, do đó nên chọn KTV giàu kinh nghiệm và đã thực hiện kiểm toán tại khách hàng trong các năm trước nếu có.

3.3.2. Yêu cầu hoàn thiện kiểm toán khoản mục Phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Để công tác hoàn thiện kiểm toán khoản mục PTNB thực sự mang lại tính hiệu

quả, đáp ứng được những nhiệm vụ quy định thì đơn vị kiểm toán cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

về khuôn khổ pháp luật: Cần xây dựng và thiết lập một hệ thống luật pháp

đầy

đủ, chặt chẽ và xây dựng được một quy trình chung để công ty thực hiện.

về nguồn nhân lực: Cần đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên được trang

bị đầy đủ cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, đạt được sự công nhận của quốc tế và khu vực.

Về phía khách hàng: Khách hàng cần cung cấp đầy đủ các sổ sách chứng từ,

tài liệu liên quan kịp thời và chịu trách nhiệm về số liệu đã cung cấp của mình.

Về phía xã hội và nền kinh tế: Xã hội phải thực sự cần hiểu một cách đúng

nghĩa kết quả kiểm toán, chứ không phải coi kiểm toán chỉ là một thủ tục cần có.

3.4. Một số giải pháp giúp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải trảngười bán người bán

Hiện nay, với sự hội nhập toàn cầu và sức cạnh tranh của các hãng kiểm toán lớn khác ngày càng cao thì ATC cần phải cải tiến hơn những tồn tại giúp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục PTNB của Công ty. Cụ thể như sau:

3.4.1. Giải pháp về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

• Cách tiếp cận đối tượng kiểm toán:

Cơ sở đưa ra giải pháp:

Học viện Ngân Hàng 76 Khóa luận tốt nghiệp

Với cách tiếp cận khoản mục làm KTV không nhận ra mối liên hệ giữa các khoản mục, do đó thời gian thực hiện kiểm tóan có thể sẽ kéo dài và bị trùng lặp giữa

các phần hành.

Hướng giải quyết:

Phân công công việc rõ ràng, khoản mục có liên quan đến nhau cho một người

làm, hạn chế việc trùng lặp các phần hành.

• Thủ tục phân tích:

Cơ sở đưa ra giải pháp:

Khách hàng của Công ty ATC rất đa dạng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên các chỉ tiêu so sánh có thể khác nhau. Nếu chỉ phân tích biến động của

các chỉ tiêu như: so sánh ngang, so sánh mà không đề cập đến các chỉ số khả năng thanh toán nhanh, ngay... của công ty, và việc không có chỉ tiêu bình quân ngành để so sánh các chỉ tiêu này thì dễ dẫn đến việc phân tích không chuẩn xác.

Hướng giải quyết:

Để việc thực hiện thủ tục phân tích có hiệu quả, KTV cần xây dựng mô hình phân tích hợp lý và dựa trên nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Ngoài ra, KTV cần đa dạng hóa thủ tục phân tích để đảm bảo phân vùng được những điểm bất hợp lý. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV nên rà soát mối quan hệ giữa khoản PTNB với doanh

số mua trong kỳ để có đánh giá chính xác hơn về tình hình biến động của PTNB. Ngoài việc sử dụng các thông tin tài chính trong việc phân tích thì công ty cũng nên sử dụng thêm các thông tin phi tài chính để thực hiện thủ tục phân tích. KTV nên sử dụng thêm phân tích tỷ suất như khả năng thanh toán ngay, nhanh... so sánh với chỉ tiêu ngành, lĩnh vực kinh doanh để đảm bảo các chỉ tiêu đó là hợp lý. KTV có thể áp dụng thêm một số tỉ suất dưới đây:

- Tỉ suất phải trả trên tổng nợ ngắn hạn: tỷ suất này cao cho thấy khả năng khách

hàng đang chịu áp lực thanh toán cao trong ngắn hạn, DN có thể đang khai thiếu khoản phải trả người bán.

- Tỷ suất PTNB trên tổng giá trị hàng mua: thông qua việc tính toán tỷ suất này KTV có thể phát hiện ở những bất thường, ví dụ, tổng giá trị hàng hóa lớn

trong khi PTNB nhỏ khi đó KTV cần tiến hành phỏng vấn kế toán để tìm hiểu

nguyên nhân có khả năng PTNB đang bị ghi nhận thấp hơn số thực tế.

- Số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ DN chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước hoặc doanh nghiệp có uy tín trong quan hệ thanh toán với nhà cung cấp. Chỉ số này quá nhỏ sẽ thể hiện

Một phần của tài liệu 595 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88)