58
phát triển lâu đời và mạnh mẽ nhất của Trung Quốc, được đánh giá cao trong việc khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu có sẵn, tận dụng được những lợi thế cạnh tranh trong
việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Chính phủ Trung Quốc coi dệt may là một ngành kinh tế mũi nhọn, hỗ trợ phát triển thông qua hàng loạt chính sách hỗ trợ vốn đầu
tư và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Dệt may Trung Quốc vừa chú trọng vào thị trường nội địa lại vừa đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển, nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may để củng cố vai trò của mình, chi phối mạng lưới sản xuất sản phẩm của ngành hàng
này trên toàn thế giới.
Trung Quốc luôn là quốc gia có sản lượng xuất khẩu các sản phẩm dệt may lớn nhất thế giới trong nhiều năm liền, tổng giá trị hàng dệt may xuất khẩu đạt 158.4 tỷ USD
năm 2017, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu (theo TRADE MAP), tỷ lệ này tuy đang giảm dần do việc sản xuất đang dịch chuyển sang một số quốc gia có chi phí nhân công rẻ hơn như Việt Nam, Bangladesh... nhưng đây vẫn luôn là quốc gia đứng vững tại vị trí số một thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Vào những năm 1980, Hoa Kì và EU là những thị trường có ngành công nghiệp dệt may phát triển nhất thế giới. Trong thời gian này, Trung Quốc chỉ đơn thuần là nơi nhận gia công các sản phẩm được thiết kế sẵn, sản xuất hàng may mặc theo phương thức
FOB, cung cấp các sản phẩm dệt may có giá trị thấp và trung bình. Do có nguồn lao động giá rẻ dồi dào, nên trong thời gian này Trung Quốc đã trở thành một thị trường tiềm năng, thu hút nhiều đơn hàng nhờ lợi thế về giá và sản xuất theo quy mô lớn. Điều kiện khí hậu và địa lí thuận lợi cũng giúp các ngành sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ cho công đoạn may như trồng bông, sản xuẩt xơ sợi, dệt nhuộm của Trung Quốc rất phát
triển, tạo ra chuỗi sản xuất khép kín sợi - dệt - may, giúp cho chi phí và thời gian luân chuyển giữa các khâu sản xuất được rút gọn với chi phí thấp, hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Bắt đầu bước sang thế kỉ XXI, các doanh nghiệp Trung Quốc dần dần chuyển từ phương thức sản xuất FOB sang ODM, các nhà cung cấp không chỉ nhận sản xuất mà
59
ngành may mặc Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất theo phương thức ODM, thiết lập mối quan hệ hợp tác trực tiếp với các nhà bán lẻ nước ngoài bằng cách mở các văn phòng đại diện ở Mỹ, EU, Nhật Bản,... để tạo niềm tin và dễ dàng hợp tác hơn, nhờ đó mà lợi nhuận thu về cao hơn so với việc chỉ làm gia công. Chính phủ Trung
Quốc cũng luôn xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc tham gia vào các khâu như xuất khẩu và marketing để tạo ra lượng giá trị gia tăng nhiều
hơn nữa cho các sản phẩm may mặc Trung Quốc.
Nhìn một cách tổng quát cả ngành may mặc của Trung Quốc có thể thấy họ có lợi thế nhiều khâu như nguyên liệu đầu vào, nguồn lao động có tay nghề đông và rẻ, giúp sản phẩm của họ có tỉ lệ nội địa hóa cao với quy trình sản xuất khép kín, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong các giai đoạn trung gian kết nối giữa các giai đoạn sản xuất. Đồng thời, các doanh nghiệp Trung Quốc luôn luôn đưa ra các kế hoạch dài hạn, từng bước phát triển sâu hơn vào chuỗi giá trị bằng cách mở rộng sự tham gia chuỗi giá trị của mình trong công đoạn thiết kế và phân phối thành phẩm. Có thể nhận thấy được ngành may mặc Trung Quốc còn phát triển hơn nữa và giữ vững vị trí số một trong việc xuất khẩu sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới trong những năm tới.
3.2.2. Thổ Nhĩ Kì
Ban đầu, công nghiệp dệt may Thổ Nhĩ Kì cũng chỉ mới quan tâm tới hai công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu và công đoạn cắt may sản phẩm may mặc cuối cùng, các sản phẩm này chủ yếu chỉ xuất khẩu sang các nước trong cùng khối EU. Đến năm 2008,
Thổ Nhĩ Kì là quốc gia có sản lượng xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc. Khoảng năm 2010, các doanh nghiệp may mặc Thổ Nhĩ Kì nhận ra sự chuyên môn hoá trong việc sản xuất sản phẩm giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đánh dấu quá trình nâng cấp và chuyển mình hiệu quả của ngành dệt vải và sản phẩm may mặc ở Thổ Nhĩ Kì. Ngành dệt may Thổ Nhĩ Kì cũng nhận ra rằng việc tham gia vào những khâu cuối cùng của chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may sẽ giúp làm tăng
lượng hàng hóa xuất khẩu lẫn giá trị gia tăng của sản phẩm và từ đó xây dựng các kế hoạch sản xuất “khép kín”, phát triển các thương hiệu quốc tế.
60
Nhĩ Kì đã hợp tác cùng nhau quảng bá thủ đô Istanbul trở thành một trong những trung tâm thời trang hàng đầu, đặt mục tiêu nơi đây sẽ trở thành trung tâm thời trang lớn thứ 5 thế giới vào năm 2023. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may nội địa Thổ Nhĩ Kì đã xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các hãng bán lẻ lớn trên thế giới như Marks & Spencer (M&S),... để dễ dàng tiếp cận với nhiều tập khách hàng, lấy lại phản hồi từ người tiêu dùng và nâng cấp các thiết kế của mình. Đồng thời với đó, Thổ Nhĩ Kì
cũng mở rộng thị trường của mình sang các khu vực như Trung Đông hay Châu Phi, đưa ra những sản phẩm thời trang theo xu hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống của các khu vực này. Để thiết kế được những sản phẩm như vậy, chính phủ Thổ Nhĩ Kì đã đưa ra những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm xây dựng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, có khả năng thiết kế các mẫu sản phẩm có tính ứng dụng cao, tiêu thụ được tại nhiều thị trường khác nhau. Một số tổ chức như Hiệp hội Dệt may Xuất khẩu Istanbul (Istanbul Textile and Apparel Exporter Associations - ITKIB) đã làm việc với các cơ quan chính phủ và các khu vực tư nhân cùng nhau đầu tư và thành lập các cơ sở đào tạo về thiết kế thời trang. Một số cơ sở đào tạo về thời gian tại Istanbul có thể kể đến như Học viện Thời trang Istanbul (Istanbul Fashion Academy), hợp tác thành lập bởi Cộng đồng Châu Âu Eu và Hiệp hội Dệt may Xuất khẩu Istanbul ITKIB, đào tạo sinh viên về ứng dụng của các xu hướng thới trang, thiết kế mới nhất, phát triển sản phẩm, nhiếp ảnh, truyền thông, quản trị và marketing.
Sau khi đã có được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có thể mở rộng sự tham
gia của mình vào công đoạn đầu tiên trong chuỗi giá trị toàn cầu, dệt may Thổ Nhĩ Kì đã chuyển sang giai đoạn xây dựng và phát triển thương hiệu riêng của mình. Sau khi hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc định hướng, thiết kế ra những sản phẩm của riêng mình, chính phủ Thổ Nhĩ Kì còn đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong cả việc xây dựng kế hoạch mở rộng thương hiệu riêng. Chính phủ nước này đã đồng ý hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhiều nhất 60% chi phí trong vòng ba năm cho việ chi trả lương cho lao động, đầu tư máy móc, thiết bị, phần mềm, và các hoạt động R&D. Nhờ sự hỗ trợ đúng đắn của Chính phủ, Thổ Nhĩ Kì đã có những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh và mở rộng ra các thị trường nước ngoài như Breshka, Ipekyol,. Việc phát triển một thương hiệu mạnh và hiệu quả đòi hỏi một nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức
61
lượng đầu tư sản phẩm,... hay Tổ chức phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium Enterprises Development Organization - KOSGEB) có bộ phận hỗ trợ marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng dẫn xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu với các chiến lược phù hợp với khả năng và năng lực của công ty.
Để phát triển sản phẩm và cải tiến quy trình, các doanh nghiệp dệt may Thổ Nhĩ Kì cũng luôn cải tiến và áp dụng những máy móc, thiết bị sản xuất mới nhất, do dó việc xuất khẩu máy móc và thiết bị sản xuất cũ được thêm vào công đoạn xuất khẩu hàng dệt
may, bắt đầu từ năm 2007. Bán thành phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kì tập trung xuất khẩu sang các thị trường khác trong khối EU, trong khi các máy móc và thiết bị sản xuất cũ sẽ được xuất khẩu sang các nước châu Á hay châu Phi. Nhờ cách này mà các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kì luôn có thể áp dụng những công nghệ mới nhất vào sản xuất đồng thời có thêm nguồn thu từ việc xuất khẩu lại máy
móc, thiết bị cũ, vừa giúp cho giá trị của sản phẩm gia tăng nhiều hơn vừa giúp cho tổng
giá trị hàng xuất khẩu tăng lên.
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA CHUỖI GIÁ
TRỊ TOÀN
CẦU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Với xu hướng toàn cầu hóa diễn ra một cách nhanh chóng như hiện nay cùng với
sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng cao, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu giúp cho các doanh nghiệp duy trì thu
nhập, tạo ra giá trị gia tăng trong mỗi công đoạn kể từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tạo ra rất nhiều lợi ích cho các doanh
nghiệp, nó giúp nâng cao tính chuyên môn hóa trong từng công đoạn sản xuất do chuỗi giá trị diễn ra trong một quy mô lớn, phát triển vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia, mỗi quốc gia khác nhau dựa vào lợi thế so sánh mà mình có, sẽ đảm nhiệm một hoặc
62
giúp cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tăng lên. Thu nhập được phân phối
trong chuỗi giá trị toàn cầu phụ thuộc vào công đoạn và năng lực thực hiện công đoạn đó của mỗi doanh nghiệp, do đó việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ tạo động lực gia tăng thu nhập của các chủ thể tham gia vào chuỗi.
Từ những lợi ích mà việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đem lại, dệt may Việt Nam cần chủ động tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị này để tăng nguồn thu cho chính mình và đồng thời gia tăng vị thế và vai trò của mình trên thị trường dệt may quốc
tế. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản giúp Việt Nam có thể đưa ra kế hoạch phát triển
và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
3.3.1. Chuyển dịch hướng nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu, tăng cường
đầu tư
các dự án theo mô hình khép kín, chủ động nguồn nguyên phụ liệu
Hiện nay Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích việc người nông dân trồng bông như tặng hạt bông, không tính hoặc giảm thuế thu nhập khi bán cho các nhà máy ép bông.... nhưng việc trồng và phát triển cây bông chỉ phù hợp ở một số địa phương và năng suất lại không cao. Trong khi đó. để đáp ứng được đủ nhu cầu sản xuất,
việc nhập khẩu bông là việc cần thiết, nhưng để có thể nhận được mức thuế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại đã và sẽ kí kết, Việt Nam cần phải chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc chuyển dịch việc nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc sang các thị trường khác đã kí kết hiệp định thương mại với Việt Nam để đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ.
Ve ngành sợi và ngành dệt, các quy tắc xuất xứ chặt chẽ trong các hiệp định thương mại tự do đã hoặc sắp kí kết như quy định “từ sợi trở đi” hay “từ vải trở đi” trở thành động lực giúp các ngành sản xuất này tập trung nghiên cứu và có những bước phát
triển ngày càng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu nhận thấy những
63
nước ngoài vào ngành dệt may đạt 17.5 tỷ USD. Một số dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm khép kín có quy mô vốn lớn đã bắt đầu được thực hiện và có những kết quả đáng
kể như dự án Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định của Công ty trách nhiệm hữu hạn Herberton (Singapore) với tổng nguồn vốn là 80 triệu USD; tập đoàn TLA (Hong Kong) đề xuất đầu tư dự án dệt - nhuộm, công suất 60.9 triệu mét vải/năm, tổng vốn đầu tư 350 triệu USD tại Vĩnh Phúc; Tổng Công ty 28 (Agtex) hợp tác với tập đoàn sản xuất vải len hàng đầu Nhật Bản cùng xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam,... Tiêu biểu nhất lầu năm 2018, Tập đoàn Itochu Nhật Bản đã mua khoảng 10% cổ phần của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hỗ trợ tập đoàn có đủ nguồn tài chính để đưa ra các kế hoạch đầu tư và phát triển sản xuất các loại sợi, vải, kết quả là tỷ lệ nội địa hóa
sản phẩm tăng lên và đạt hơn 50% cùng với đó là nhiều dự án nghiên cứu sản xuất sợi, dệt nhuộm chính thức đi vào hoạt động.
3.3.2. Tăng cường nhận thức của doanh nghiệp về vai trò và lợi ích khi
tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu
Tốc độ phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở mọi quốc gia mọi ngành nghề ngày càng cao cùng với sự phân chia,
chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất khiến cho các doanh nghiệp không thể không
tham gia vào một công đoạn nào đó trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp phải tự nhận thức được sự cần thiết của việc tham gia vào chuỗi và đưa ra các hoạch định chính sách phù hợp với mình.
Việc Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại tự do đã đem
lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp dệt may. Tuy các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào chuỗi giá trị nhưng lại chưa có hiểu biết đầy đủ kiến thức về chuỗi giá trị hay các cơ hội mà doanh
64
gian dài hạn và chưa phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may đang có xu hướng dịch chuyển sang Việt Nam, nhưng để tham gia sâu, phát triển một cách bền vững và củng cố vị thế của mình trong chuỗi, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tham gia thêm các công đoạn khác như thiết kế, marketing và phân phối.
Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện mới có cơ hội để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm nâng cao khả năng quản lí chuỗi giá trị của các doanh nghiệp nước
ngoài trong qua các cuộc hội thảo, đàm thoại chia sẻ, chưa có cơ hội được trải nghiệm thực tế thực hiện cách quản lí chuỗi giá trị cũng chưa nghiên cứu, so sánh và phân tích các quản lí chuỗi giá trị ngành dệt may của những quốc gia mà nền kinh tế có những nét
tương đồng, phù hợp để có thể học hỏi, áp dụng vào doanh nghiệp mình.
3.3.3. Thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị,nâng nâng
cao chất lượng và số lượng sản phẩm
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng tại các thị trường mục tiêu, dệt may Việt Nam cần đầu tư thêm trang thiết bị máy móc sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật để phục vụ cho chuỗi sản xuất dệt - nhuộm - may khép kín đang được nghiên cứu để áp dụng phù hợp với yêu cầu mà các hiệp định tự do FTAS đưa ra. Với các doanh