tiếp tại
các thị trường nước ngoài
Một trong những công đoạn mà khả năng tham gia của dệt may Việt Nam còn rất
yếu đó là marketing và phân phối sản phẩm. Hiện nay các sản phẩm may mặc của Việt Nam khi đưa sang thị trường nước ngoài thường phải thông qua các nhà phân phối trung
gian, không có sự tiếp xúc với khách hàng cuối cùng. Do đó, để tăng lợi nhuận trong chuỗi giá trị ở công đoạn này, các doanh nghiệp Việt có thể bắt đầu bằng cách nghiên cứu đầu tư việc phát triển và xây dựng các cửa hàng bán lẻ, gian hàng tại trung tâm thương mại, đầu tiên là tại thị trường trong nước, sau đó đưa ra thị trường quốc tế. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp lớn như May 10, Việt Tiến, An Phước đã xây dựng được
thương hiệu mạnh ở nội địa và dần dần mở rộng ra thị trường quốc tế, tuy nhiên các mặt
hàng chưa được đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm quần âu, áo sơmi. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể kí các hợp đồng hợp tác, phân phối sản phẩm ở các siêu thị, nhà bán lẻ để giảm thiểu chi phí đầu tư tài sản cố định ban đầu nhưng vẫn giúp làm tăng độ nhận diện sản phẩm đối với người tiêu dùng cuối cùng mà vẫn giữ nguyên được thương hiệu của mình. Trong thời đại khoa học công nghệ và cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 với trí tuệ nhân tạo đang diễn ra một cách mạnh mẽ cùng với xu hướng mua sắm online bùng nổ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận nguồn khách hàng qua các trang thương mại điện tử, mở các gian hàng riêng của mình để quảng bá sản phẩm mà không cần bỏ ra quá nhiều chi phí đầu tư xây dựng ban đầu.