Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may

Một phần của tài liệu 258 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 38)

1.2.2.1. Đặc điểm của chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may

Trong nền kinh tế thế giới, ngành dệt may là một trong những ngành hình thành chuỗi giá trị toàn cầu sớm nhất. Dệt may là một ngành công nghiệp đặc trưng của thế giới, chuỗi giá trị do người mua chi phối.

Thuật ngữ “Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may” được xuất hiện vào giữa những

năm 90. Trước đó, toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty chỉ diễn ra trong phạm vi một

lãnh thổ. Một sản phẩm dệt may được tạo ra tại cùng một khu vực, một công ty sẽ tiến hành hoạt động thiết kế, mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất, marketing tại các địa điểm gần nhau, trong cùng một quốc gia. Sau này các công ty đa và xuyên quốc gia thấy được

lợi nhuận từ nguồn nhân công giá rẻ tại các nước đang phát triển, đã dần dần chuyển các

hoạt động sản xuất sang các quốc gia này để giảm thiểu chi phí đầu vào, giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

May mặc là một trong những ngành không đòi hỏi trình độ công nhân quá cao, nên đây cũng là ngành sản xuất đầu tiên thực hiện chiến lược mở rộng quy mô toàn cầu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, nó giúp tạo công ăn việc làm cho những nguồn nhân công giá rẻ, trình độ không cao tại các nước đang hoặc chậm phát

17

Sơ đồ 1.3 - Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may đơn giản

Sân phẩm may mặc

I SẢN XUẤT

Xuất khẩu Phân phối & tiêu thụ

(Nguồn: Tác giả tự tồng hợp)

18

19

Từ hai sơ đồ trên, có thể thấy rằng chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may gồm 5 công đoạn chính: công đoạn thiết kế; công đoạn sản xuất nguyên liệu đầu vào và nguyên phụ liệu cho ngành may; công đoạn sản xuất hàng may mặc; công đoạn xuất khẩu và công đoạn marketing.

Công đoạn 1: Thiết kế

Thiết kế là công đoạn đầu tiên trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may. Công đoạn yêu cầu cao về năng lực nhân sự. Nhân lực tham gia vào công đoạn thiết kế phải có sức sáng tạo, luôn có những ý tưởng mới và mắt bắt kịp xu hướng thời trang cũng như thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi. Việc cạnh tranh thương hiệu đang rất khốc liệt trên thị trường dệt may thế giới, các thương hiệu cạnh tranh nhau bằng các mẫu

thiết kế đẹp, sáng tạo; có những bản thiết kế đẹp, có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều thị trường đã là một thế mạnh lớn đối với các thương hiệu và các doanh nghiệp.

Công đoạn 2: Sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may

Có hai loại nguyên phụ liệu đầu vào cơ bản để sản xuất vải - nguyên liệu chính của ngành dệt may đó là các sợi được tổng hợp từ các nguyên liệu tự nhiên (sợi cotton, sợi len, tơ tằm) và sợi được tổng hợp bằng các phương pháp hóa học từ dầu thô và khí tự nhiên. Trong đó sợi tổng hợp và sợi bông là 2 loại sợi phổ biến phục vụ quá trình sản xuất dệt may chiếm tỷ trọng lần lượt 63.9% và 23.8%.

Các sợi tổng hợp từ các nguyên liệu tự nhiên như sợi cotton, sợi lên hay tơ tằm đã được con người phát hiện và sử dụng được một thời gian rất dài. Ngành sản xuất sợi bông được phát triển chủ yếu và lớn mạnh nhất là tại Trung Quốc, với lượng dự trữ bông

bằng ½ sản lượng bông trên thế giới, giá bông trên thế giới phụ thuộc rất nhiều vào cung

cầu và mức dự trữ bông của Trung Quốc.

Theo hai biểu đồ dưới đây, ta có thể dễ dàng nhận thấy sản lượng xuất khẩu bông

và tơ của Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn trong sản lượng xuất khẩu toàn thế giới và luôn

20

Biểu đồ 1.5 - Giá trị xuất khẩu bông của thế giới và top 5 quốc gia có giá trị xuất khẩu bông lớn nhất giai đoạn 2014 - 2018

(Đơn vị: tỷ USD) Gi á tiị xu ât kh âu (tỷ US D) 70

■ Thế giói BTriIUgQiioc BHoxKi BAnDS BPakistau BViStNam

21

Biểu đồ 1.6 - Giá trị xuất khẩu tơ của thế giới và top 5 quốc gia có giá trị xuất khẩu tơ lớn nhất giai đoạn 2014 - 2018

(Đơn vị: triệu USD)

3,500

(Nguồn: TRADE MAP)

Theo Báo cáo Triển vọng Ngành Dệt May 2018 của công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam, để đáp trả đòn tấn công của Hoa Kì trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc đã đánh thuế vào 34 tỷ đô la hàng hóa với mức thuế 20% vào các nông sản trong đó có bông. Theo danh sách của Sector 310 Tariff có đề cập tới các nguyên liệu như bông sẽ bị đánh thuế khi xuất từ Trung Quốc vào Mỹ. Cả Mỹ và Trung Quốc đều là những nơi sản xuất bông lớn trên thế giới, do đó giá bông thế giới sẽ bị ảnh

hưởng không nhỏ. Nguồn dự trữ bông của Trung Quốc đã giảm đi sau khi thu mua một lượng lớn để kích thích sản xuất vào năm 2011 khiến cho giá bông thế giới có xu hướng

tăng lớn. Tuy nhiên, sản lượng bông tăng thêm từ Mỹ, Ản Độ và các quốc gia trên thế giới sẽ làm giảm ảnh hưởng của việc tăng này.

Dệt nhuộm là khâu quan trọng nhất trong công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may, tuy có trở thành nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác nhưng

22

thế giới. Châu Á cũng luôn được đánh giá là thị trường tiêu thụ vải chủ yếu với mục đích là phục vụ cho sản xuất hàng may mặc. Bên cạnh đó, do vấn đề môi trường, đặc biệt là biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm và nhiều quốc gia, tổ chức thế giới đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt hơn khiến việc các công ty mới muốn gia nhập ngành này cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Công đoạn 3: Sản xuất hàng may mặc

Công việc chủ yếu trong giai đoạn này là cắt may tạo ra sản phẩm hoàn thiện, đây là mắt xích có lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi giá trị do đó thường được thực hiện ở các quốc gia có nguồn lao động giá rẻ, không yêu cầu đầu tư về công nghệ. Quá trình sản xuất hàng may mặc được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo điều kiện sản xuất của mình mà quốc gia đó sẽ sản xuất theo hình thức nào.

Hiện nay, sản xuất hàng may mặc thường có các hình thức cơ bản như sau:

Sơ đồ 1.7 - Các hình thức sản xuất hàng dệt may

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

- CMT (Cut - Make - Trim): đây là loại hình gia công đơn giản nhất, được thực hiện trên cơ sở được cung cấp nguồn nguyên liệu chính và nguyên phụ liệu để

lắp ráp

thành sản phẩm hoàn chỉnh theo ý tưởng thiết kế đã được có sẵn, thường được

thực hiện

dưới dạng các hợp đồng thầu phụ. Giá trị gia tăng của công đoạn này là rất thấp

do chỉ

gia công sản phẩm thông thường và thường được thực hiện tại các khu chế xuất (EPZs

- Export Processing Zones). Các nước tiêu biểu thực hiện giai đoạn này là Việt Nam,

23

“hộ” cho doanh nghiệp khác và sau đó sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm. Những nước tiêu biểu sản xuất theo hình thức này là Hàn Quốc, Hongkong SAR (Special Administrative Region),...

- ODM (Original Designed Manufacturing): Bao gồm hoạt động thiết kế, cung ứng nguyên liệu và gia công. Giá trị gia tăng cao hơn hoạt động FOB. Hiện tại,

rất ít nhà

cung cấp có khả năng thực hiện được phương thức này, doanh nghiệp thiết kế và sản

xuất ra một sản phẩm với những yêu cầu cụ thể của hãng khác rồi gắn nhãn hiệu của

hãng khác đó để đưa ra thị trường tiêu thụ tiêu thụ. Các doanh nghiệp ODM sẽ

tự thiết

kế và thường đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế của mình.

- OBM (Original Brand Name Manufacturing): Là hoạt động ODM kết hợp hình thành thương hiệu thời trang và hoạt động phân phối thành phẩm ra thị trường.

Đây là

khái niệm chỉ dành cho những công ty có thể tham gia vào quá trình thiết kế hay sản

xuất và phát triển thương hiệu. Các công ty này có thể mua lại sản phẩm của nhà thiết

kế, chế tác lại và gắn thương hiệu của mình lên sản phẩm, để làm gia tăng giá trị cho

sản phẩm. Các doanh nghiệp này có thể không tham gia vào quá trình thiết kế

hay sản

xuất mà chỉ phát triển thương hiệu.

Công đoạn 4: Xuất khẩu

Xuất khẩu là công đoạn có vai trò kết nối doanh nghiệp sản xuất, các trung gian phân phối với nhà bán lẻ trên toàn thế giới. Tuy đây chỉ là công đoạn trung gian không

24

Một phần của tài liệu 258 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w