(Nguồn: Nguyễn Thị Hường, 2009)
Xét trên góc độ chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may, có thể dễ dàng nhận thấy công đoạn tạo ra tỉ suất lợi nhuận cao như thiết kế, phát triển sản phẩm hay marketing, phân phối đượcthực hiện ở các trung tâm thời trang nổi tiếng thế giới như Paris, London,
New York... Ở đây các doanh nghiệp thiết kế thường đóng luôn vai trò là các nhà phân phối. Nguyên phụ liệu chính là sợi, vải hoặc các phụ liệu khác được sản xuất tại Trung Quốc, Ản Độ, đây cũng là hai quốc gia đang tham gia vào quá trình gia công và dệt vải thành phẩm lớn nhất thế giới. Khâu sản xuất, gia công sản phẩm cuối cùng đang dần dịch chuyển dịch dần sang các nước có chi phí nhân công giá rẻ dồi dào như Việt Nam, Camodia, Bangladesh,...
1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH DỆT MAY DỆT MAY
1.3.1. Yeu tố bên trong
Sơ đồ 1.9 - Sơ đồ chuỗi giá trị sản xuất - kinh doanh hàng dệt may
(Nguồn: Hà Văn Hội, 2012)
Theo sơ đồ chuỗi giá trị giá trị sản xuất - kinh doanh hàng dệt may trên đây, các giai đoạn sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in vải được gọi là nguồn nguyên
25
đến ngành cắt may. Trong chuỗi giá trị dệt may, sự liên kết giữa ngành dệt và ngành may được coi là một trong những liên kết quan trọng bởi vì sự liên kết giữa hai ngành nghề này giúp góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu của các doanh nghiệp may do ngành dệt có thể bám sát hơn nhu cầu của ngành may về các loại nguyên liệu. Đồng thời,
việc tăng cường liên kết dệt may sẽ tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất nhờ giảm chi phí
trung gian, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc do tỷ lệ nội điạ hóa được nâng cao.
Một trong những yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới lợi nhuận trong chuỗi giá
trị đó là năng lực nhân sự ở các khâu thiết kế và marketing, phân phối. Các khâu sản xuất khác có thể chỉ cần những nguồn nhân công giá rẻ nhưng riêng hai khâu đầu tiên là thiết kế và khâu cuối cùng là marketing và phân phối thì năng lực nhân sự là rất quan trọng. Ở các khâu này nhân lực tham gia cần có đủ năng lực để đưa ra các sản phẩm phù
hợp xu hướng thời trang và thị hiếu luôn thay đổi và phụ thuộc vào từng đối tượng khách
hàng, từng khu vực địa lí.
Khả năng quản lí là một yếu tố ảnh hưởng tới tất cả các chuỗi giá trị toàn cầu của
mọi ngành nghề chứ không chỉ riêng với chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may. Với khả năng quản lí tốt từ khâu thiết kế, cung cấp nguyên liêu đầu vào cho tới quá trình sản xuất
và xuất khẩu, phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng sẽ giúp cho hiệu suất sản xuất của doanh nghiệp cao hơn, giá trị gia tăng trong mỗi mắt xích của chuỗi giá trị tạo ra được là lớn hơn và hạn chế việc phát sinh thêm các chi phí không cần thiết.
1.3.2. Yeu tố bên ngoài
Chính sách của chính phủ mỗi quốc gia là một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may. Hiện nay, một số nước đang phát triển như Việt Nam, Bangladesh,... chính phủ các quốc gia này luôn luôn tạo điều kiện để thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài, nhận hàng về gia công để tạo thêm việc làm,
26
Sản phẩm dệt, may mang tính thời trang, mùa vụ, luôn có những xu hướng mới,
do đó các doanh nghiệp phải thường xuyên đưa ra những thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng,
màu sắc, chất liệu để đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng. Do đó, để sản phẩm bán ra với doanh thu cao, việc tìm hiểu và nắm bắt các xu thế thời trang trên thế giới là rất quan trọng. Một yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ngành dệt may thế giới
là về thương hiệu sản phẩm. Người tiêu dùng thường có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thời trang có thương hiệu nổi tiếng hơn là các thương hiệu bình dân, đại trà, do đó
mỗi nhà sản xuất cần phải tạo được thương hiệu riêng đặc trưng của riêng mình, giúp gây ấn tượng và khiến người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ. Nhãn hiệu sản phẩm trong ngành dệt may hay ngành thời trang cũng là một yếu tố chứng nhận chất lượng sản phẩm và uy tín của nhà sản xuất.
Mức thu nhập của người tiêu dùng cũng góp một phần ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may. Với những người có thu nhập cao, họ thường có những yêu cầu, đòi hỏi về các sản phẩm thời trang có chất lượng cao, thuộc những thương hiệu
nổi tiếng thì giá trị tạo ra thêm trong giai đoạn thiết kế, R&D cao hơn hẳn so với giá trị tạo ra ở giai đoạn này nhưng là của các sản phẩm thời trang đại trà, bình dân, phù hợp với nhu cầu của những người có mức thu nhập thấp hơn.
Các doanh nghiệp trong ngành nghề dệt may khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cần phải tìm hiểu, đánh giá những yếu tổ ảnh hưởng tới hiệu quả tham gia vào chuỗi
của mình để phân tích những tác động mà mà yếu đố đó gây ra, từ đó đưa ra những kế hoạch, giải pháp để tận dụng hoặc giảm thiểu, xóa bỏ những hệ quả mà yếu tố đấy gây ra cho doanh nghiệp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chuỗi giá trị toàn cầu đang là một vấn đề được các nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề quan tâm. Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may
27
Việt Nam, Bangladesh, Cambodia,... Các công đoạn khác như lên ý tưởng thiết kế, markeing và phân phối sản phẩm là những công đoạn đòi hỏi những yêu cầu cao về nhân
sự và quản lí, chiến lược thu hút người tiêu dùng tập trung tại các trung tâm thời trang cùng các thị trường phát triển nhanh như Hoa Kì, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may cần phải cân nhắc tới các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cũng như lượng giá trị gia tăng mà doanh nghiệp mình tạo thêm được khi tham gia
28
CHƯƠNG 2: Sự THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH DỆT MAY
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2.1.1. Lịch sử hình thành
Dệt may là ngành nghề có lịch sử phát triển lâu năm, cho đến nay vẫn luôn được coi là một ngành kinh tế trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam được hình thành từ nhiều khâu khác nhau như sản xuất xơ sợi, dệt vải, lên ý tưởng, thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm cuối cùng tay người
tiêu dùng.
Trong lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam, có rất nhiều làng nghề dệt may
thủ công đã có từ lâu đời như làng Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội), làng Triều Khúc (Thanh Trì - Hà Nội), làng Phùng Xá (Mỹ Đức - Hà Nội, làng nghề dệt Phương La (Hưng Hà - Thái Bình), làng Hồi Quan (Từ Sơn - Bắc Ninh)... với những sản phẩm dệt may được sản xuất thủ công trong toàn bộ quá trình từ con sợi thành sản phẩm hoàn chỉnh. Năm 1897, Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định (nay là Tổng Công ty Cổ phần Dệt
may Nam Định) ra đời, đánh dấu sự phát triển của dệt may Việt Nam. Sau năm 1954, miền Bắc dành được độc lập, nhiều nhà máy khác đã được xây dựng mới, với sự cung cấp thiết bị và máy móc từ các nước Liên bang Xô Viết và Đông Âu như Nhà máy Dệt 8/3, Công ty May Thăng Long, Công ty May Nam Định, Công ty May Chiến Thắng,... Thời gian sau tháng 4 năm 1975, Việt Nam thống nhất hai miền, chính phủ Việt Nam tiếp quản thêm nhiều nhà máy ở niềm Nam như Công ty May Nhà Bè, Công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt Thắng Lợi, Công ty Dệt Thành Công,. Cùng với sự giúp đỡ của Chính phủ, các doanh nghiệp đã nhanh chóng phát triển sản xuất, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu hàng hóa về may mặc trong nước. Năm 1976, sản phẩm dệt may của Việt Nam bắt đầu được xuất khẩu, đầu tiên là sang các quốc gia thuộc khối hợp đồng tương trợ kinh tế, chủ yếu là xuất khẩu sang Liên Xô thông qua các hợp đồng gia công, sau đó dần dần mở rộng xuất khẩu thêm sang các nước Đông Âu và các quốc gia khác như Hungari, Tiệp Khắc,...
29
Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, các nhà máy dệt may được thành lập trên khắp cả nước, thu hút hàng nghìn lao động và đem lại nguồn thu đáng kể vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên khi Liên Xô tan rã, dệt may Việt Nam do phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu và trang thiết bị sản xuất từ quốc gia này
nên bị ảnh hưởng không nhỏ, nhiều doanh nghiệp phải giảm kế hoạch sản xuất xuống thấp nhất, thậm chí nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.
Bước sang những năm 90 của thế kỉ XX, ngành dệt may Việt Nam đã khởi sắc hơn khi bắt đầu thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hợp tác với Cộng đồng Châu Âu EU cuối năm 1990, từ đó quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Cộng đồng EU không ngừng trở nên chặt chẽ. EU được Chính phủ Việt Nam xác định là thị trường tiêu
thụ tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ riêng hàng dệt may. Thêm vào đó, hai bên cùng nhau thỏa thuận và ký Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Cộng đồng Châu Âu và Việt Nam cuối năm 1992, giúp cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU của Việt Nam hàng năm tăng trưởng với tốc độ nhanh, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này. Kể từ đó đến nay, ngành Dệt may Việt Nam liên tục phát triển, thị trường được mở rộng, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức ký kết hiệp định tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007, giúp thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, tăng cường giao lưu thương mại. Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa, mở rộng giao thương giữa các quốc gia cùng với các hiệp định thương mại tư do FTA được kí kết ngày càng nhiều, thị trường của sản phẩm dệt may Việt Nam ngày càng được mở rộng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để phát triển. Ngành dệt may được đánh giá là một trong những ngành nghề giúp đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt hàng ngày cũng như
cho các ngành nghề khác; là một ngành góp phần lớn giúp cán cân xuất nhập khẩu của nền kinh tế thặng dư, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội.
2.1.2. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
Dệt may luôn là một trong những nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước ta xét về giá trị xuất khẩu, đồng thời cũng là một ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước khuyến khích và đầu tư phát triển. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt
30
doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm hoàn tất là 780 doanh nghiệp, chiếm 13%; số lượng doanh nghiệp sản xuất chế biến bông, sản xuất xơ, sợi, là 119 doanh nghiệp, chiếm 2%.
Biều đồ 2.1 - Tỉ trọng các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam năm 2017
2%
■ Doanh nghiệp gia công Doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm Doanh nghiệp chế biến bóng, sợi, xơ
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)
Theo số liệu của Bộ Công thương đưa ra tại hội thảo “Kết nối doanh nghiệp trong
phát triển công nghệ ngành dệt may - vai trò của công nghệ và tài chính”, được tổ chức giữa năm 2018, phần lớn doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay là nghiệp vừa và nhỏ, với hơn 90% doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn 500 công nhân. Theo
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), khi Việt Nam thực
hiện chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, ngành công nghiệp dệt may tới giữa năm 2018 đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư lên đến 15.7 tỷ USD. Hàn Quốc là quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất vào dệt may Việt Nam USD và Nhật Bản 789 triệu USD.
Tổng sản lượng sản xuất của dệt may Việt Nam cũng ngày một tăng lên, không chỉ trong việc sản xuất hàng may mặc hoàn chỉnh mà sản lượng sợi, vải, nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cũng tăng lên qua từng năm.
31
Biểu đồ 2.2 - Sản lượng hàng may mặc sản xuất tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 (Đơn vị: Triệu cái)
6000
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Tổng sản lượng hàng may mặc hoàn chỉnh của Việt Nam đã tăng trưởng gần 30%
từ năm 2014 đến năm 2018, từ 3707 triệu cái tăng lên tới 4825 triệu cái, lượng sản phẩm
này đã được tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự gia tăng về nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp ngành sợi, vải Việt Nam cũng chú trọng hơn vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Kết quả là sản lượng ngành sợi, vải
của Việt Nam ngày càng hiệu quả, sản lượng sản xuất được cũng tăng nhanh qua từng năm. Cụ thể, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Bộ Công thương, từ năm
Giá trị (tỷ USD)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Giá trị tăng thêm so với năm 2017 (tỷ USD)
Điện thoại và linh kiện 49.0 8.4 3.8
Dệt may 30.5 16.7 4.4
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
29.3 12.9 3.3
Máy móc, thiết bị, dụng 16.5 28.2 3.6 32
Biểu đồ 2.3 - Sản lượng vải dệt Việt Nam sản xuất giai đoạn 2014 - 2018
(Đơn vị: triệu m2)
1800
■ Vải dệt
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bộ Công thương)
2.2. THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH
DỆT MAY VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may nước ta năm 2018 đạt 30.5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trên 16%, cao nhất tính từ năm 2011 đến nay. So sánh với năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng gấp đôi ở năm 2018, từ 14.4 tỷ USD tăng lên đến 30.5 tỷ
33
Biểu đồ 2.4 - Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 (Đơn vị: Tỷ USD)
■ Hàng dệt may
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Theo Niên giám thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2018 của Tổng cục Hải quan Việt Nam, dệt may là một trong nhóm 10 mặt hàng tăng trưởng mạnh, giá trị xuất khẩu cao trên 1 tỷ USD và góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Cụ thể, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2018 chỉ đứng thứ 2 chỉ nhóm hàng điện thoại và linh kiện trong nhóm hàng công nghiệp.
Bảng 2.1 - Nhóm 10 mặt hàng công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao trên 1 tỷ USD năm 2018
cụ và phụ tùng khác
Giày dép các loại 16.2 10.6 1.6
Phương tiện vận tải và
phụ tùng 7.9 13.5 1.0
Máy ảnh, máy quay phim
và linh kiện 5.2 37.8 1.4
Sắt thép các loại 4.5 44.5 1.4
Xơ sợi 4.0 12.0 0.4
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Trong suốt thời gian qua, thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng dệt may vẫn
luôn là Hoa Kì với lượng giá trị xuất khẩu gần bằng ½ tổng lượng giá trị xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam (chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2018), tiếp theo đó là các thị trường Cộng đồng Châu Âu EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc và Trung Quốc. trên thế giới năm 2018