nước
ngoài trong qua các cuộc hội thảo, đàm thoại chia sẻ, chưa có cơ hội được trải nghiệm thực tế thực hiện cách quản lí chuỗi giá trị cũng chưa nghiên cứu, so sánh và phân tích các quản lí chuỗi giá trị ngành dệt may của những quốc gia mà nền kinh tế có những nét
tương đồng, phù hợp để có thể học hỏi, áp dụng vào doanh nghiệp mình.
3.3.3. Thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị,nâng nâng
cao chất lượng và số lượng sản phẩm
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng tại các thị trường mục tiêu, dệt may Việt Nam cần đầu tư thêm trang thiết bị máy móc sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật để phục vụ cho chuỗi sản xuất dệt - nhuộm - may khép kín đang được nghiên cứu để áp dụng phù hợp với yêu cầu mà các hiệp định tự do FTAS đưa ra. Với các doanh nghiệp nhỏ, cần chủ động tìm hiểu các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hoặc các ngân hàng về việc cho vay vốn để lấy nguồn tài chính phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đầu tư khoa học kĩ thuật, hoặc chủ động liên kết, học hỏi các doanh nghiệp lớn có các dây chuyền sản xuất hiện đại hơn. Việc các sản phẩm của Việt Nam được sản xuất theo quy trình đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, Quản lý Môi trường ISO 14001, Chứng nhận tiêu chuẩn SA8000, Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 sẽ tạo thêm niềm tin cho đối tác về chất lượng sản phẩm, phù hợp với các chính sách bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Chính phủ cùng các hiệp hội cũng nên giúp các doanh nghiệp có cơ hội cử nhân sự đi sang các nước phát triển, học hỏi về ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Các doanh
65