Cùng với Chính phủ, các Hiệp hội là những đơn vị trực tiếp tiếp xúc và nắm rõ nhất tình hình hoạt động kinh doanh của ngành nghề mình và các doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội, có vai trò giúp đỡ và hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng nhận thức và vị
trí của mình trong chuỗi giá trị. Với ngành dệt may Việt Nam, có hai hiệp hội chính thức
70
chặt chẽ với nhau, nếu một mắt xích hoạt động không hiệu quả thì các mắt xích sau đó cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Do đó, muốn một chuỗi giá trị hoạt động hiệu quả, giá trị gia tăng, lợi nhuận tạo ra được là cao nhất thì các mắt xích, các công đoạn phải có những
mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cùng Cục xúc tiến thương mại có thể cũng nhau đưa ra những chính sách để tăng sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp, các chủ thể ở các ngành nghề với nhau, giúp giảm thiểu thời gian luân chuyển từ khâu sản xuất nguyên vật liệu tới khu sản xuất, gia công thành phẩm
dệt may cuối cùng.
Các Hiệp hội cần phát huy vai trò là cầu nối liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi nâng cao chất lượng đào tạo và đầu
ra của học viên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên đưa ra các kế hoạch tự mình chủ động trong việc liên kết với các cơ sở đào tạo nhân lực, xây dựng các chương trình hỗ trợ các trường đạo tạo, cấp học bổng cho các học viên ưu tú, nhằm thu hút thêm nguồn nhân lực cho chính doanh nghiệp mình trong tương lai.
3.4.2.2. Cùng với Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường các hoạt động xúc tiến
thương mại tại các thị trường lớn trên toàn thế giới
Hiệp hội cần tạo thêm nhiều sân chơi cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành. Hiện nay, các Hiệp hội đã kết hợp với nhau và các tổ chức khác trong và ngoài nước tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tìm hiểu thêm về các thị trường nước ngoài cũng như học hỏi phương thức
quản lí mà các doanh nghiệp khác đã áp dụng và có hiệu quả bằng cách tổ chức các hội thảo, hội nghị như Hội nghị Chuỗi cung ứng Dệt May Toàn cầu (TASCC) với chủ đề “Xu hướng hội nhập phát triển bền vững - hướng đến xanh hóa của ngành dệt may và giải pháp khu vực cho những thách thức toàn cầu” được Hội đồng Dệt May Quốc gia Trung Quốc (CNTAC) và Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đồng tổ chức (tháng 4 năm 2019), Hội thảo công nghệ kéo sợi từ bông Mỹ với chủ đề “Tối ưu hóa năng suất
71
nguyên phụ liệu 2019 (SAIGON TEX & SAIGON FABRIC 2019) của Bộ Công Thương,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Hội Dệt May Thêu Đan Thành phố Hồ Chí Minh (AGTEK) tổ chức, nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến từ các quốc gia và lãnh thổ hoạt động trong ngành hưởng ứng tham gia.
3.4.2.3. Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nước ngoài, tư
vấn lí, xây dụng chiến lược hoạt động, sản xuất
Các Hiệp hội cần phải thường xuyên nghiên cứu, thực hiện các báo cáo nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài để các doanh nghiệp kịp thời cập nhật số liệu và đưa ra các định hướng phát triển, đồng thời cũng từ đó, làm căn cứ đưa ra những kiến
nghị, đề xuất lên Chính phủ cũng như cơ quan các cấp cao hơn để đưa ra những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp kịp thời, đưa ra các phương án giải quyết những khó khăn còn tồn đọng tại các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may thế giới. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp hiện nay, đáp ứng được những yêu cầu của các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Các hiệp hội cũng cần nghiên cứu, xây dựng các bộ tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu, từ đó đưa xuống
áp dụng cho các doanh nghiệp để tránh trường hợp hàng xuất khẩu không đạt được tiêu chuẩn bị trả về, hoặc xuất lại sang các nước thứ 3 để tiêu thụ với giá trị thấp hơn.
Các hiệp hội cũng cần lập ra những bộ phận riêng thực hiện công tác tư vấn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, pháp luật thương mại quốc tế khi kí kết hợp tác mua bán với các doanh nghiệp nước ngoài cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho hội viên về kĩ thuật, nghiệp vụ hay các buổi giao lưu với các tổ chức, hiệp hội khác trong và ngoài nước, có các chuyên gia hoặc liên kết với các hiệp hội nước ngoài để nhờ chuyên gia nước ngoài giúp đỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình triển khai, nâng cao sự tham gia của mình trong chuỗi giá trị.
72
một cách nhanh chóng và việc mở rộng giao thương đang ngày càng được chú trọng, sau khi đáp ứng được nhu cần của thị trường nội địa thì việc đưa sản phẩm ra thị trường
toàn cầu là điều cần thiết. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may nhanh nhất thế giới và thu hút được rất nhiều nguồn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ tham gia vào hai công đoạn chủ yếu đó là công đoạn sản xuất thành phẩm và công đoạn xuất khẩu. Với các cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam nhận được từ các hiệp định thương mại tự do và việc áp dụng khoa học công nghệ mới, việc mở rộng sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là cần thiết. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đánh giá tình hình doanh nghiệp mình để nhận biết được các lợi thế mà mình đang có, đưa ra những chính sách, kế hoạch mở rộng sự tham gia của mình trong những công đoạn phù hợp trong chuỗi giá trị. Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam cùng các Hiệp hội trong ngành nghề có liên quan cần đưa ra những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp, giúp việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
73
KẾT LUẬN
Khóa luận “Giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may Việt Nam” đã đưa ra những phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu giúp thấy rõ được thực trang và vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may, đồng
thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp giúp cho việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của dệt may Việt Nam có hiệu quả hơn. Khóa luận đã đưa ra được các nội dung như sau:
Thứ nhất, khóa luận đã trình bày tổng quan các lý thuyết về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may, các công đoạn trong chuỗi và các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị, từ đó phân tích thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của dệt may Việt Nam. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may gồm 5 công đoạn chính: lên ý tưởng/thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu, sản xuất hàng thành phẩm, xuất khẩu, marketing và phân phối sản phẩm. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp trên thế giới đều cần chủ động xác định thế mạnh của mình để tham gia vào một hay nhiều khâu trong chuỗi giá trị, làm tăng giá trị sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thứ hai, khóa luận đã nêu ra lịch sử hình thành và tổng quan ngành dệt may Việt
Nam, phân tích thực trạng việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may Việt Nam trong từng công đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó đánh giá vị thế của ngành Việt Nam trong chuỗi giá trị. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay chỉ tham gia chủ yếu vào hai công đoạn chính trong chuỗi giá trị là công đoạn sản xuất sản phẩm và công đoạn xuất khẩu, đây đều là những công đoạn không đòi hỏi nhiều về kĩ thuật nhưng lại cần số lượng lao động để có thể tận dụng được lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ. Từ thực trạng việc tham gia vào chuỗi giá trị, khóa luận này đã chỉ ra hạn chế cũng như các
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó để có thể đưa ra những giải pháp khắc phục.
Thứ ba, khóa luận đã phân tích xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam
cũng như ngành dệt may Thế giới để khắc họa rõ nét hơn những cơ hội và thách thức mà ngành dệt may Việt Nam gặp phải trong thời gian tới. Những hệ quả của cuộc chiến
74
đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cầu có hiệu quả và phát triển bền vững. Các giải pháp được đưa ra trên đều có ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn cao.
Để các giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt
may Việt Nam được áp dụng hiệu quả, chính phủ, các cơ quan cấp cao có liên quan cùng
các hiệp hội cần đưa ra những chính sách, hỗ trợ tạo động lực phù hợp cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tham gia vào chuỗi giá trị và phát triển sản xuất một cách bền
vững, cải thiện môi trường kinh doanh, tiệp cận các nguồn lực cả về vốn và nhân lực. Các hiệp hội cũng cần thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp và các chủ thể
tham gia vào chuỗi giá trị.
Khóa luận trên vẫn còn nhiều thiếu sót, không có điều kiện thực nghiệm các giải pháp đề xuất trong những trường hợp cụ thể, bên cạnh đó một số hạn chế về mặt nghiên
http://moit.gov.vn/web/guest/bao-cao-tong-hop1
1. Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bản tin Kinh tế Dệt may - Số đặc biệt Chào Xuân Mậu 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
1. Bộ Công thương (2014), Quyết định Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Bộ Công thương, Báo cáo Xuất nhập khẩu hàng năm.
3. Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (2018), Cập nhật kết quả kinh doanh 2018
- Ngành: Dệt may.
4. Đỗ Thị Ánh Nguyệt (2010), Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của
Trung Quốc trong ngành may mặc và bài học kinh nghiệp cho Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ Thương mại, Đại học Ngoại thương.
5. Hà Văn Hội (2012), “Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những bất lợi,
khó khăn và biện pháp đối phó”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Hường (2009), “Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu”
7. Nguyễn Việt Khôi (2014), “Chuỗi giá trị toàn cầu và gợi ý cho Việt Nam”, tạp chí
Nghiên cứu kinh tế (430).
8. Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê Hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu hàng
năm.
B. TIẾNG ANH
9. Andrea Renda (2015), How Global Value Chains can reshape Turkey’s Economy.
10. Foreign Affairs and International Trade Canada (2011), Canada’s State of Trade: Trade and Investment Update - 2011, p. 86.
11. Gary Gereffi (1999), “International trade and industrial upgrading in the apparel commodity chain”, Journal of International Economics, (48).
12. Micheal Porter (1985), Competitive Advantage.
Tuất 2018. Truy cập 15/03.
http://www.vietnamtextile.org.vn/ban-tin-kinh-te-det-mav-so-dac-biet-chao-xuan- mau-tuat-2018p1 1-1 2-1 3-681 4-2474 9-2 11-10 12-2 13-78.html
2. Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài: Bài toán được - mất. Truy cập ngày 15/04.
https://vcosa.org.vn/gia-cong-hang-hoa-cho-thuong-nhan-nuoc-ngoai-bai-toan-duoc- mat/
3. MarketWatch, Textile Market 2019 Global Analysis, Opportunities And Forecast To 2024. Truy cập ngày 28/03.
https://www.marketwatch.com/press-release/textile-market-2019-global-analysis- opportunities-and-forecast-to-2024-2019-01-07
4. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây. Truy cập ngày 15/03.
https://www. gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717
5. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Sản lượng một số cây hàng năm. Truy cập ngày 15/03.
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717
6. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp. Truy cập ngày 15/03.
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=718
7. Tổng cục Hải quan Việt Nam, Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và năm 2018. Truy cập ngày 20/03.
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1559&Ca tegory=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k%E1%B B%B3&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch
8. TRADEMAP, List of exporters for the selected product - Product: 50 Silk. Truy cập ngày 01/04.
https://www.trademap. org/Country SelProduct TS.aspx?nvpm= 1%7c%7c%7c%7c% 7c50%7c%7c%7c2%7c1%7c1%7c2%7c2%7c1%7c2%7c 1%7c1
9. TRADEMAP, List of exporters for the selected product - Product: 52 Cotton. Truy cập ngày 01/04.
77
https://www.trademap. org/Country SelProduct TS.aspx? nvpm= 1%7c%7c%7c%7c% 7c52%7c%7c%7c2%7c1%7c1%7c2%7c2%7c1%7c2%7c 1%7c1
15. Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, EVFTA và cơ hội cho Việt Nam. Truy cập ngày 01/04.
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/12634-evfta-va-co-hoi-cho-viet-nam
16. OFFICE OF TEXTILES AND APPAREL (OTEXA), Trade Date U.S Imports and
Exports of Textiles and Apparel. Truy cập ngày 09/04.