TRỊ TOÀN
CẦU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Với xu hướng toàn cầu hóa diễn ra một cách nhanh chóng như hiện nay cùng với
sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng cao, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu giúp cho các doanh nghiệp duy trì thu
nhập, tạo ra giá trị gia tăng trong mỗi công đoạn kể từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tạo ra rất nhiều lợi ích cho các doanh
nghiệp, nó giúp nâng cao tính chuyên môn hóa trong từng công đoạn sản xuất do chuỗi giá trị diễn ra trong một quy mô lớn, phát triển vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia, mỗi quốc gia khác nhau dựa vào lợi thế so sánh mà mình có, sẽ đảm nhiệm một hoặc
62
giúp cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tăng lên. Thu nhập được phân phối
trong chuỗi giá trị toàn cầu phụ thuộc vào công đoạn và năng lực thực hiện công đoạn đó của mỗi doanh nghiệp, do đó việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ tạo động lực gia tăng thu nhập của các chủ thể tham gia vào chuỗi.
Từ những lợi ích mà việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đem lại, dệt may Việt Nam cần chủ động tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị này để tăng nguồn thu cho chính mình và đồng thời gia tăng vị thế và vai trò của mình trên thị trường dệt may quốc
tế. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản giúp Việt Nam có thể đưa ra kế hoạch phát triển
và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.