đầu tư
các dự án theo mô hình khép kín, chủ động nguồn nguyên phụ liệu
Hiện nay Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích việc người nông dân trồng bông như tặng hạt bông, không tính hoặc giảm thuế thu nhập khi bán cho các nhà máy ép bông.... nhưng việc trồng và phát triển cây bông chỉ phù hợp ở một số địa phương và năng suất lại không cao. Trong khi đó. để đáp ứng được đủ nhu cầu sản xuất,
việc nhập khẩu bông là việc cần thiết, nhưng để có thể nhận được mức thuế ưu đãi từ các Hiệp định thương mại đã và sẽ kí kết, Việt Nam cần phải chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc chuyển dịch việc nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc sang các thị trường khác đã kí kết hiệp định thương mại với Việt Nam để đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ.
Ve ngành sợi và ngành dệt, các quy tắc xuất xứ chặt chẽ trong các hiệp định thương mại tự do đã hoặc sắp kí kết như quy định “từ sợi trở đi” hay “từ vải trở đi” trở thành động lực giúp các ngành sản xuất này tập trung nghiên cứu và có những bước phát
triển ngày càng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu nhận thấy những
63
nước ngoài vào ngành dệt may đạt 17.5 tỷ USD. Một số dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm khép kín có quy mô vốn lớn đã bắt đầu được thực hiện và có những kết quả đáng
kể như dự án Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định của Công ty trách nhiệm hữu hạn Herberton (Singapore) với tổng nguồn vốn là 80 triệu USD; tập đoàn TLA (Hong Kong) đề xuất đầu tư dự án dệt - nhuộm, công suất 60.9 triệu mét vải/năm, tổng vốn đầu tư 350 triệu USD tại Vĩnh Phúc; Tổng Công ty 28 (Agtex) hợp tác với tập đoàn sản xuất vải len hàng đầu Nhật Bản cùng xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam,... Tiêu biểu nhất lầu năm 2018, Tập đoàn Itochu Nhật Bản đã mua khoảng 10% cổ phần của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hỗ trợ tập đoàn có đủ nguồn tài chính để đưa ra các kế hoạch đầu tư và phát triển sản xuất các loại sợi, vải, kết quả là tỷ lệ nội địa hóa
sản phẩm tăng lên và đạt hơn 50% cùng với đó là nhiều dự án nghiên cứu sản xuất sợi, dệt nhuộm chính thức đi vào hoạt động.