2.2.2.1. Thiết kế sản phẩm
Lên ý tưởng, thiết kế sản phẩm là mắt xích đầu tiên của chuỗi giá trị ngành dệt may, cũng là một trong những công đoạn đem lại giá trị gia tăng và lợi nhuận cao nhất trong chuỗi. Tuy nhiên, đây lại là công đoạn đòi hỏi rất nhiều yêu cầu và tiêu chuẩn. Thời trang được đánh giá là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh, các xu hướng thời trang luôn thay đổi và phải cập nhật từng ngày nên nhân lực tham gia vào công đoạn này phải là những người có kiến thức về thời trang, nhạy cảm với sự thay đổi của xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng. Do đòi hỏi yêu cầu cao, đây là một trong những công đoạn mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất yếu và khó cải thiện trong
thời gian ngắn. Những quốc gia mạnh về công đoạn này thường là những nước có nền công nghiệp thời trang phát triển như Italy, Anh Quốc, Pháp, Hoa Ki,... Các doanh nghiệp trong lĩnh vực ở các quốc gia này sẽ đưa ra những mẫu thiết kế rồi gửi qua các doanh nghiệp sản xuất ở các quốc gia khác như Việt Nam để gia công theo những mẫu thiết kế sẵn này.
Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều thương hiệu bắt đầu nghiên cứu và tự thiết kế các sản phẩm như hãng thời trang Canifa của Công ty Cổ phần Canifa, hãng Bò Sữa của
Công ty Cổ phần Thương mại Boo, IVY moda của Công ty Cổ phần Dự Kim hay một số hãng thời trang nội địa như Monotalk, Wephobia, Libé, The Blue Tshirt, Cocosin. Đây là những bước đầu tiên giúp cho dệt may Việt Nam dần mở rộng sự tham gia của mình vào công đoạn đầu tiên trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp này khá ít, các sản phẩm chủ yếu là được phân phối và tiêu thụ tại thị trường trong nước, mới chỉ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người nội địa và
37
2.2.2.2. Sản xuất nguyên phụ liệu
Nguyên phụ liệu chính của ngành dệt may Việt Nam bao gồm bông, xơ, sợi dệt các loại và các sản phẩm dệt nhuộm. Ngành dệt là một trong những ngành phụ trợ quan trọng và không thể thiếu đối với ngành may, đây là ngành sản xuất chính có thể cung cấp nguyên phụ liệu cho việc sản xuất hàng hóa cuối cùng của ngành may. Thực trạng lại cho thấy, ở Việt Nam, sự phát triển của hai ngành này lại không hề tương xứng với nhau, theo số liệu từ Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, ngành dệt hiện giờ chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu về bông, khoảng 30% nhu cầu về xơ, chưa đủ về cả số lượng và chất lượng để sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ ngành may, do đó, các doanh nghiệp may vẫn luôn
phải nhập khẩu phần lớn các loại nguyên phụ liệu này từ nước ngoài về để có đầy đủ nguyên liệu cho quá trình sản xuất chính.
Bông là một trong những nguyên liệu quan trọng của ngành dệt. Ở Việt Nam, bông được trồng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng cục thống kê, diện tích trồng bông của Việt Nam trong niên vụ 2016/17 chỉ đạt 1,000 hécta, giảm 20% so với niên vụ 2014/15 (1,200
hécta) và hơn 50% so với niên vụ 2013/14 (2,500 hécta). (Đơn vị: nghìn ha)
Năm ■ Bông
STT
Nguồn xuất khẩu
Giá trị bông nhập khẩu vào Việt Nam (Đơn vị: nghìn USD)
2014 2015 2016 2017 2018
Thế giới 3,205,948 3,398,791 3,376,367 3,902,359 5,087,53 2
1 Trung Quốc 1,073,355 1,118,466 1,091,857 1,152,578 12,007,64 38
Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, diện tích trồng bông trên toàn bộ Việt Nam giảm nhanh trong vòng 3 năm 2014 - 2017, từ 3.8 nghìn hécta xuống chỉ còn 0.4 nghìn hécta, giảm 9.5 lần.
Nguyên nhân được chỉ ra là do giá bông thế giới giảm, việc Trung Quốc giảm lượng bông nhập khẩu khiến lượng cung bông trên thị trường thế giới lớn hơn rất nhiều so với cầu, việc nhập khẩu bông cũng trở nên dễ dàng hơn, dẫn đến việc bông nội địa không thể cạnh tranh được về giá. Ngoài ra, do điều kiện tự nhiên của Việt Nam không phù hợp cùng với lợi nhuận thu lại được từ việc trồng bông không cao trong khi các nhà
máy cán bông lại không có sự cam kết lâu dài đối với người nông dân về việc thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào, nên người dân có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây khác như cà phê, hạt điều,... và tăng cường vào việc đầu tư chăn nuôi gia súc - những công việc có thể giúp mang lại nhiều thu nhập hơn.
Biểu đồ 2.7 - Sản lượng bông của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
(Đơn vị: Nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Dựa vào biểu đồ về sản lượng bông của nước ta giai đoạn 2013 - 2017 phía trên, có thể nhận thấy sản lượng bông Việt Nam giảm một cách rõ rệt, năm 2015 sản lượng giảm hơn một nửa so với năm 2013, từ 3.2 nghìn tấn xuống chỉ còn 1.3 nghìn tấn và tiếp
39
tục giảm chỉ còn 0.5 nghìn tấn vào năm 2017.
Việt Nam hiện nay tuy đã có những khu vực nông nghiệp trồng bông nhưng lượng
bông thu hoạch được đang có xu hướng giảm dần và không đủ cung cấp cho ngành dệt may để tự mình chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất, do đó, vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn bông từ các quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời với việc sản lượng bông sản xuất được trong nước ngày càng giảm, khiến nhu cầu nhập khẩu bông vẫn luôn có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt trong năm 2018, giá trị bông nhập khẩu tăng hơn 75% so với năm 2017 (tăng từ 3,902,359 nghìn USD lên 5,087,532 nghìn USD (theo TRADEMAP). Trung Quốc, Hoa Kì và Ản Độ vẫn luôn là những nguồn xuất khẩu bông lớn nhất của Việt Nam, cung cấp hơn 50% lượng giá trị bông xuất khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên việc giá bông thế giới duy trì ở mức thấp cũng là một thuận lợi cho dệt may Việt Nam trong thời điểm sản xuất bông trong nước không đáp ứng được đủ nhu cầu.
2 Hoa Kì 474,722 739,984 816,834 1,191,891 1,339,09 1 3 Ản Độ 343,160 282,001 232,479 356,062 510,456 4 Úc 147,392 87,195 180,912 296,372 331,307 5 Brazil 132,936 190,837 215,133 226,372 331,307 6 Hồng Kông 57,751 45,657 50,790 59,850 130,127 7 Hàn Quốc 220,662 188,474 179,362 162,599 97,266
8 Nhật Bản 75,246 89,889 94,233 91,768 77,469
9 Pakinstan 62,048 72,782 47,429 50,764 53,939
10 Đài Loan 86,409 69,071 62,787 61,236 31,273 40
(Nguồn: TRADEMAP)
Ngoài bông, sản xuất xơ, sợi cũng là ngành sản xuất phụ liệu quan trọng của ngành dệt may. Xét về việc sản xuất xơ, sợi đơn lẻ, thì việc sản xuất này không tạo ra lợi nhuận cao, tuy nhiên đây là một ngành phụ trợ quan trọng, góp phần làm tăng giá trị của ngành may. Khác với ngành bông, ngành xơ sợi Việt Nam đang trên đà phát triển với sản lượng sản xuất ngày càng tăng và tốc độ đều. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, từ năm 2013 đến 2017, sản lượng sợi được sản xuất trong nước đã tăng từ 1.3 triệu kg lên tới 2.4 triệu kg.
Hiện nay, ngành xơ sợi Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ việc thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư ở cả trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp, nhà máy đã xây dụng các chương trình nghiên cứu và sản xuất nhiều loại xơ, sợi mới với chất lượng tốt hơn. Một số dự án tiêu biểu là việc Tập đoàn An Phát Holdings, Công ty Cổ phần Hóa dầu và sơ xợi Dầu khí và Công ty Cổ phần Xơ sợi tổng hợp An Sơn đã hợp tác cùng nhau nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm sợi Anpoly trong năm 2018, bên cạnh đó là việc xây dựng và vận hành Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ. Các công ty này đưa ra kế hoạch đầu tư và phát triển thêm để Nhà máy có thể đạt công suất 175,000 tấn sản phẩm/năm, phục vụ cả thị trường trong nước ngoài. Tuy nhiên, những loại xơ, sợi mà các nhà máy xơ sợi Việt Nam có thể sản xuất được chưa đa dạng về chủng loại, chất lượng chưa cao và chỉ phù hợp cho những mặt hàng bình dân đồng thời còn thiếu nhiều chủng loại xơ sợi khác như sợi polyester... Vậy nên, dù ngành xơ sợi trong nước đang phát triển mạnh mẽ, sản lượng nhập khẩu xơ sợi hàng năm vẫn có xu hướng tăng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam khi nhận gia công sản xuất vẫn không thể lựa chọn các nhà sản xuất xơ sợi nội địa làm đối tác cung cấp nguyên liệu mà vẫn phải nhập khẩu nhiều loại xơ sợi khác nhau từ nước ngoài.
Qua biểu đồ dưới đây có thế nhận thấy, sản lượng nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại của Việt Nam trong vòng 5 năm đã tăng từ 740 nghìn tấn lên 1035 nghìn tấn và có xu hướng tăng đều trong những năm tới.
41
Biểu đồ 2.8 - Sản lượng và giá trị nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Theo số liệu từ TRADEMAP, Trung Quốc vẫn luôn là quốc gia đứng đầu trong việc xuất khẩu xơ, sợi với tổng giá trị 42,373 nghìn USD chiếm 41.3% trong tổng giá trị xơ, sợi mà Việt Nam nhập khẩu trong năm 2018. Tiếp đó là Nhật Bản với giá trị xuất khẩu là 40,001 nghìn USD (chiếm 39%), Brazil với giá trị 10,493 nghìn USD (chiếm 10.2%) và Ấn Độ với 4,443 nghìn USD (chiếm 4.3%). Ngành xơ sợi Việt Nam được đánh giá sẽ có triển vọng tăng trưởng cao hơn nữa khi Việt Nam tham gia thêm nhiều Hiệp định thương mại tự dọ FTA mới và gia tăng năng lực cung ứng toàn ngành.
42
Biểu đồ 2.9 - Sản lượng sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên và vải dệt từ sợi tổng hợp của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018
(Đơn vị: triệu m2)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Bên cạnh việc sản xuất sợi, sản xuất vải của Việt Nam cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng vải sản xuất được trong nước cũng ngày một tăng. Theo thống kê từ báo cáo hàng năm của Bộ Công thương, sản lượng vải sản xuất được trong nước đã tăng từ 1005 triệu m2 vải lên đến 1652 triệu m2 trong vòng 5 năm từ năm 2014 đến 2018. Trong đó phần nhiều lượng vải hiện nay được sản xuất từ sợi tổng hợp, nhờ vào việc đầu tư công nghệ nghiên cứu chế tạo thêm các loại sợi tổng hợp mà lượng vải dệt từ sợi tổng hợp đã tăng từ 691.2 triệu m2 vào năm 2014 lên 1079.1 triệu m2 năm 2018, tăng hơn 35%. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành may Việt Nam
hiện nay, giống như ngành sợi, lượng vải được sản xuất trong nước vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ toàn bộ nhu cầu đầu vào của ngành may, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu vải. Việt Nam luôn là một trong những quốc gia nhập khẩu vải các loại nhiều nhất trên thế giới. Tổng giá trị nhập khẩu vải vào năm 2018
43
tục tăng.
Biều đồ 2.10 - Giá trị nhập khẩu vải của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018
(Đơn vị: triệu USD)
■ Vải các loại
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) 2.2.2.3. Sản xuất sản phẩm - Hoạt động cắt may
Công đoạn cắt may là công đoạn mà dệt may Việt Nam tham gia chủ yếu trong chuỗi giá trị toàn cầu, thế nhưng việc tham gia sản xuất sản phẩm hoàn thiện được thực hiện chủ yếu theo các hợp đồng gia công nước ngoài với phương thức CTM, chiếm tới 65% tỉ trọng các phương thức sản xuất hàng dệt may. Hiện nay, các doanh nghiệp đang chuyển dịch dần sang gia công theo hình thức FOB (chủ động mua nguyên liệu, bán thành phẩm theo các nguồn cung cấp mà đối tác kí hợp đồng chỉ định hoặc tự liên hệ các nguồn cung cấp). Việc chuyển dịch việc gia công theo phương thức FOB sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tìm kiếm được nguồn nguyên liệu phù hợp và giúp gia tăng trị giá gia tăng mà Việt Nam tạo ra trong toàn bộ chuỗi giá trị.
44
Biểu đồ 2.11 - Tỉ trọng của các phương thức sản xuất hàng dệt may của Việt Nam năm 2018
■ CTM “FOB ■ ODM -OBM
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)
Với hình thức ODM (lên ý tưởng, thiết kế và sản xuất sản phẩm) và OBM (sản xuất sản phẩm và trực tiếp bàn hàng, tiếp thị sản phẩm ở thị trường nước ngoài), các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang rất yếu trong khâu thiết kế và chưa có thương hiệu, nhận diện trên thị trường thế giới kém, do đó tỉ trọng của hai phương thức sản xuất
này là rất thấp, cả hai phương thức này mới chiếm 10% tổng sản lượng hàng hóa dệt may được sản xuất tại Việt Nam chia theo phương thức sản xuất.
2.2.2.4. Xuất khẩu
Lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng đều và ổn định qua các năm và được dự báo là sẽ còn tăng thêm trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, các sản phẩm dệt may xuất khẩu vẫn chủ yếu là các sản phẩm gia công hoàn chỉnh, không trực tiếp bán ra cho người tiêu dùng cuối cùng mà phải thông qua các đơn vị phân
phối hoặc xuất lại cho các doanh nghiệp kí hợp đồng gia công. Phần lớn các đơn vị phân
phối này là của Hoa Kì, Trung Quốc, Hàn Quốc,... Họ đặt hàng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam theo các hợp đồng gia công, rồi nhập khẩu lại thành phẩm để phân phối
45
Việt Nam đối với người tiêu dùng ở các thị trường nước ngoài.
Biểu đồ 2.12 - Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 (Đơn vị: triệu USD)
35000
■ Hàng dệt IIiav
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Trong suốt giai đoạn 2014 - 2018, các thị trường mà ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang vẫ luôn là Hoa Kì, Cộng đồng châu Âu EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong đó Hoa Kì luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với tỉ trọng
gần 50%. Theo Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2018 của Bộ Công thương, giá trị xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kì năm 2018 là 13.7 tỷ USD, chiếm 44.9% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may, tăng 11.6% so với năm 201. Các mặt hàng xuất sang thị trường
này chủ yếu là quần áo trẻ em, áo khoác và quần âu. Hoa Kì được đánh giá là một trong những quốc gia có các quy định về chất lượng sản phẩm nhập khẩu rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải luôn cập nhật những quy định
và có những chính sách để đảm bảo về chất lượng sản phẩm luôn đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, nếu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP được kí kết, sản phẩm dệt may Việt Nam có thể đã được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi vào quốc gia này. Tuy nhiên, tổng thống Donald Trump sau khi nhận chức đã kí quyết định rút khỏi hiệp định này. Vì việc Hoa Kì rút khỏi TPP, các quốc gia còn
46
khẩu khác như Canada hay Úc với các ưu đãi về thuế khác. Do Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra trong suốt thời gian qua, tuy đã có dấu hiệu giảm bớt sự căng thẳng nhưng hệ quả để lại vẫn còn rất lớn, Hoa Kì đã áp đặt nhiều mức thuế cao lên các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có các sản phểm dệt may. Việt Nam có thể nhân cơ hội này, với mức thuế nhập khẩu thấp hơn dẫn tới giá thành sản phẩm thấp hơn,
tăng cường xuất khẩu sang quốc gia này.
Đối với thị trường EU, giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này năm 2018 đạt 4.16 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2017 (theo Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2018 của Bộ Công thương). Hàng hóa khi vào thị trường EU sẽ được lưu thông trên 27 quốc gia, tuy nhiên ở mỗi quốc gia người tiêu dùng lại có những văn hóa, thói quen khác nhau nên việc tạo ra sản phẩm có thể thỏa mãi nhu cầu ở cả 27 quốc
gia là một bài toán khó đối với Việt Nam không chỉ với sản phẩm của ngành dệt may mà còn của các ngành nghề khác. Đồng thời, giống như Hoa Kì, EU cũng được đánh