Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cung ứng tàu biển quảng ninh (Trang 25 - 27)

Đây là các nhân tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các nhân tố chủ yếu là môi trường cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, và các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia.

(1) Môi trường cạnh tranh

Đây là yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến công tác phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Những thay đổi về xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp khác, nhất là của các đối thủ cạnh tranh, sự đòi hỏi ngày càng cao của người lao động luôn là nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp phải có công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả.

Cạnh tranh thu hút nhân lực của doanh nghiệp trong cùng ngành tác động mạnh đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Nó tạo ra sự di

chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.Trong đó cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực và khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo tác động đến yếu tố cung lao động ngành, làm gia tăng áp lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến định hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp.

Vì vậy, để tồn tại và đứng vững, phát triển các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp cần đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý, lãnh đạo, động viên và khen thưởng hợp lý, tạo ra bầu không khí doanh nghiệp gắn bó … đồng thời thường xuyên cải tiến môi trường làm việc, cải tiến các chính sách phúc lợi. Nhà quản lý nhân lực cần phải biết cách quản lý nhân viên có hiệu quả.

(2) Kỹ thuật công nghệ

Trình độ công nghệ hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với công nghệ sản xuất đang được áp dụng và những dự kiến thay đổi công nghệ trong tương lai của doanh nghiệp. Đồng thời, trong quá trình phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Do đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thích nghi với khoa học kỹ thuật hiện đại càng trở nên bức bách hơn.

Nguồn nhân lực là tài nguyên vô cùng quý giá, giá trị đó càng được nhân lên khi phát triển đồng nhất cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, thường xuyên cải tiến môi trường làm việc qua máy móc thiết bị hiện đại. Nhà quản lý nhân lực cần phải biết cách quản lý nhân viên có hiệu quả.

(3) Các yếu tố văn hóa xã hội

Các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia, cơ quan có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị của người lao động. Và như vậy, nó ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Nếu một tổ chức chú trọng đến môi trường văn hóa thì đời sống người lao động được quan tâm nhiều hơn, những mong muốn của họ cũng có thể được đáp

ứng dễ dàng hơn do đó nó ảnh hưởng đến công tác phát triển của tổ chức cho người lao động của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cung ứng tàu biển quảng ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)