Phân tích về tâm lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cung ứng tàu biển quảng ninh (Trang 61)

Cùng với phát triển trí lực cho người lao động, Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh còn chú ý giáo dục và hoàn thiện tâm lực cho người lao động trong đơn vị này.

(*) Nâng cao nhận thức của người lao động

Trong công ty phát triển tâm lực, Công ty rất chú trọng tới nâng cao nhận thức cho nguồn nhân lực. Bởi vì nâng cao nhận thức giúp người lao động từng bước hình thành thói quen hành động, xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, hạn chế tình trạng xung đột trong Công ty. Nhiều năm qua, Công ty luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng. Hiện công ty có 30 Đảng viên, trong đó có 28 đảng viên chính thức và 2 đảng viên dự khuyết. Mỗi năm Công ty phát triển từ 1 -2 đảng viên mới. Các đảng viên trong Chi bộ đều có năng lực chuyên môn tốt. Chi bộ Công ty nhiều năm liền đạt trong sạch, vững mạnh. Mọi hoạt động của Công ty được diễn ra một cách có tổ chức và hệ thống là do tư tưởng của cán bộ và đảng viên trong Công ty được xuyên suốt. Giám đốc công ty chia se: “Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm gần đây, sản xuất, kinh doanh của Công ty liên tục có lãi và đtạ mức tăng trưởng khá. Có được kết quả như vậy, trước hết, là nhờ phát huy vai trò

lãnh đạo của chi ủy Đảng trong Công ty”. Nhưng biện pháp chỉ đạo kịp thời hiệu quả

đã tạo cho mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân, ngườ lao động trong Công ty luôn đoàn kết một lòng, thực sự tin tưởng vào các Nghị quyết chỉ đọa của cấp trên, của chi bộ, ban giám đốc cùng các đoàn thể chính trị, nêu cao vai trò trách nhiệm thựuc hiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng đề ra.

Biểu đồ 3.7. Trình độ lý luận chính trị của nguồn nhân lực của Công ty

Số lao động chưa có trình độ lý luận chính trị có xu hướng giảm qua các năm.

Cụ thể, năm 2014 giảm 34 (tức giảm 42,5%) so với năm 2010. Việc giảm này phần lớn là do công ty thực hiện cắt giảm lao động, bởi vì số lao động chưa có trình độ lý luận chính hầu hết là công nhân, đây là những người không có nhu cầu đào tạo, vì vậy công ty chỉ thực hiện triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và giáo dục tư tưởng chính trị cho đối tượng này;

Số lao động có trình độ sơ cấp lý luận chính trị có xu hướng giảm. Chẳng hạn,

năm 2014 giảm 3 người (giảm 13%) so với năm 2010; và giảm 2 người (giảm 9,1%) so với năm 2013. Có đều này là do công ty tiến hành tinh giản nhân lực và tạo điều kiện cho cán bộ đi học các lớp trung cấp lý luận chính trị tổ chức tại huyện nên có một số lượng người lao động chuyển sang bộ phận lao động có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Lao động có trình độ trung cấp và cao cấp lý luận chính trị có xu hướng tăng.

Cụ thể năm 2012 tăng so với năm 2011 là 3 người, số lao động có trình độ trung cấp lý luận chính trị năm 2012 tăng 2 người (tăng thêm 40%); tương ứng năm 2013 tăng 2 người (tăng thêm 28,5%); tương ứng năm 2014 tăng 2 người (tăng thêm 22,2 lần); Đồng thời, số lao động có trình độ cao cấp lý luận chính trị từ năm 2011 đến năm 2014 tăng 2 người (tăng thêm gấp 2 lần). Điều này chứng tỏ Công ty đã tạo điều kiện để cán bộ, người lao động nâng cao trình độ lý luận chính trị, do đố có một số lượng

Năm 2010 Năm 2011Năm 2012 Năm 2013Năm 2014 1 1 2 2 3 4 5 7 9 11 23 25 24 22 20 80 75 62 56 46 Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

Chưa qua đào tạo Người

lao động được nâng cao trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp lên trung cấp và từ trung cấp lên cao cấp.

Trong quá trình tìm hiểu hoạt động của Công ty nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên, tác giả Luận văn đã tiến hành khảo sát 60 người lao động. Sau đây là kết quả tổng hợp và một số nhận định:

- 100% những người được hỏi cho rằng Công ty đã thường xuyên triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Có 57 người trả lời có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp (chiếm tỷ lệ 95%) và có 51 người trả lời thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp (chiếm tỷ lệ 85%). Hai tiêu chí này phản ánh sự đoàn kết nội bộ, tất cả lao động đều nhận thức rõ mục tiêu, định hướng của Công ty, từ đó cùng nhau phấn đấu, quan tâm, giúp đỡ nhau trong công việc. Qua đó cũng thể hiện sự tin tưởng của người lao động đối với sự phát triển thịnh vượng của Công ty và tin tưởng vào sự dẫn dắt, lãnh đạo của người đứng đầu;

- Có 21 người trả lời có thói quen đi làm đúng giờ (chiếm tỷ lệ 35%). Điều này chứng tỏ nhận thức của người lao động về văn hóa doanh nghiệp chưa tốt. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. Nói một cách hình tượng thì: văn hóa là cái còn thiếu khi ta có tất cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất. Vì vậy khi nhận thức rõ ràng về văn hóa doanh nghiệp, người lao động sẽ tự điều chỉnh thói quen của mình cho phù hợp;

- Có 26 người trả lời hài lòng khi tham gia ý kiến đóng góp với công ty (chiếm tỷ lệ 43,33%). Điều này cho thấy người lao động cảm thấy chưa thực sự được tôn trọng khi họ đóng góp ý kiến nhưng lại không nhận được phản hồi kịp thời từ phía công ty. Khi được tả lời những vấn đề của mình, người lao động sẽ cảm thấy được ghi nhận. hăng hái hơn trong mọi hoạt động.

Như vậy, Công ty luôn quan tâm đến việc tổ chức tuyên truyền, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những văn bản có liên quan đến nghề nghiệp; cử cán bộ, nhân viên tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng lý luận chính trị,… để họ nhận thức đúng đắn vè nghề nghiệp, nhất là trong

đội ngũ cán bộ Đảng viên. Từ đó tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành vi ứng xử phù hợp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

(*) Tạo động lực trong lao động

Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Việc tạo động lực lao động sẽ làm cho nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo góp phần làm tăng năng suất lao động. Để tạo động lực cho người lao động, Công ty đã hướng hoạt động của mình theo các lĩnh vực sau:

+ Đánh giá hiện thực công việc

Hiện nay Công ty đang sử dụng phương pháp mẫu tường thuật trong việc đánh giá. Theo phương pháp này, người tự đánh giá sẽ viết một văn bản về tình hình thực hiện công viẹc của nhân viên, về các điểm mạnh, điểm yếu, các tiềm năng của họ cũng như các gợi ý về các biện pháp hoàn thiện sự thực hiện công việc của mình theo những câu hỏi đã được định sẵn.

Trong 60 người được hỏi thì có 55 người trả lời hài lòng với kết quả và phương pháp đánh giá thực hiện công việc (chiếm tỷ lệ 91,67%). Số ít người còn lại cho rằng phương pháp đánh giá của Công ty chưa thựuc sự cụ thể và dễ hiểu, nên họ chưa hài lòng với kết quả đánh giá. Như vây, hệ thống đánh giá thực hiện công việc của Công ty tương đối phù hợp với mục tiêu quản lý đã có những công cụ đo lường có khả năng phân biệt được những người hoàn thành tốt công việc và những người không hàon thành tốt công việc, đảm bảo được độ tin cậy, được người lao động chấp nhận và ủng hộ. Sự hợp lý và đúng đắm của hệ thống đánh giá góp phần xây dựng và phát triển đạo đức, thái độ lao động và bầu không khí tâm lý - xã hội trong tập thể công ty.

+ Các khuyến khích tài chính

Mục đích của các khuyến khích tài chính là tác động tới hành vi lao động, làm cho người lao động làm việc tích cực hơn và lao động nhiều hơn. Thời gian qua, Công ty đã thực hiện các chương trình khuyến khích cá nhân như sau:

- Tăng lương tương xứng với kết quả thực hiện công việc theo hướng dẫn của phòng Tổ chức - Hành chính về tỷ lệ tăng lương, áp dụng trong trường hợp điều chỉnh mức sống hoặc tăng lương theo thâm niên;

- Tiền thưởng cuối năm: Khỏan tiền thưởng này được chi trả một lần vào cuối năm để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động;

- Phần thưởng: Khỏan này được Công ty chi trả một lần cho những nhân viên có thành tích tốt trở lên, dưới dạng chương trình tham quan, du lịch;

- Trả công khoán: Áp dụng đối với các đội, vận chuyển, bốc vác.

Ngoài ra, hính quyền đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể của Công ty để quan tâm, chia sẻ kịp thời những khó khăn của người lao động. Trong thực tế, đây là việc làm rất có ý nghĩa và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của Công ty. Người lao động được thực hiện đầy đủ các chế độ quy định tại Bộ luật Lao động và Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành gồm trợ cấp ốm đau; thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Lãnh đạo Công ty thường xuyên quan tâm, động viên khuyến khích kịp thời và tháo gỡ những phát sinh, tập trung toàn lực để hoàn thành nhiệm vụ.

Trên cơ sở phấn đấu phát triển nguồn nhân lực, những năm qua tập thể Công ty và các cá nhân đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các ngành, các cấp về mọi mặt, Giải thưởng đã khẳng định tài năng lãnh đọa, kinh doanh, đồng hời ghi nhận, tôn vinh doanh nhân nữ Việt Nam có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội.

3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh

3.4.1. Các yếu tố bên ngoài

(1) Môi trường cạnh tranh

Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế đã mở rộng sự tự do hóa thương mại, đời sống kinh tế các nước phụ thuộc vào nhau hơn bao giờ hết; thị trường được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, dòng chảy vốn tri thức công nghệ được khơi thông rộng khắp, đây cũng là lúc các Công ty có nhiều các cơ hội cũng như bội phần thách thức.

Cạnh tranh diễn ra rộng khắp cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngoài cạnh tranh về vốn công nghệ, còn cạnh tranh cả ở trình độ quản lý, đặc biệt là cạnh tranh nhau về đội ngũ lao động, người lao động hiện giờ là vốn quý của mỗi doanh nghiệp. Việc đàu tư và phát triển nguồn nhân lực về lâu về dài để làm giàu vốn trình độ và kỹ năng

làm việc cho nhân viên, chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ nhân viên có đầy đủ các phẩm chất đạo đức tốt có trình độ nghiệp vụ giàu vốn tri thức công nghệ tiên tiến. Đáp ứng yêu cầu hiện tại và phục vụ sự phát triển dài lâu của các ngân hàng

Thực tế đang diễn ra cho thấy thị trường của Công ty không còn bó hẹp ở một khu vực nào đó ở trong nước mà đã mở rộng ra phạm vi ngoài nước, do vậy thị trường ngày càng được mở rộng. Tuy vậy khi tham gia hội nhập quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng ninh nói riêng cũng phải đối mặt với việc sẽ xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh mới với tiềm lực về vốn và công nghệ và cả trình độ quản lý vượt trội, tất yếu những đối thủ này sẽ chia sẻ thị trường truyền thống của Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng ninh hay như việc họ sẽ thu hút nhiều tài năng của ngân hàng về phía họ, đó cũng chính là động lực buộc công ty đầu tư và phát triển nguồn nhân lực để sao cho có được một đội ngũ nhân viên có trình độ vượt trội đối đầu được với những thử thách mới.

(2) Khoa học kỹ thuật

Công nghệ thông tin hiện nay đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống con người, mọi sự thay đổi của công nghệ này đều ảnh hưởng trực tiếp đến Doanh nghiệp. Tại Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng ninh việc phổ biến và sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin ở hầu hết các khâu và các bộ phận. Internet cung cấp một khối lượng thông tin và kiến thức đồ sộ cho người sử dụng, thêm vào đó khoảng cách địa lý giữa người với người được thu hẹp hết mức, là loại công cụ truyền dẫn thông tin hữu hiệu hơn cả, bên cạnh đó công nghệ thông tin còn hỗ trợ rất nhiều cho việc sử lý thông tin và sáng tạo cho mỗi nhân viên, giảm thiểu thời gian để phục vụ khách hàng, mặt khác việc thu thập tổng hợp và sử lý các thông tin nội bộ và bên ngoài cũng nhanh chóng hơn.

Công nghệ thông tin thay đổi rất nhanh chóng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh, ngoài ra cũng sớm thấy được việc áp dụng hợp lý các công nghệ sẽ cho phép khai thác tối đa khả năng của người lao động và hỗ trợ cho các nhân viên khi tham gia sáng tạo rất nhiều, nhận thức được điều đó công ty đã bỏ ra nhiều chi phí cho việc nâng cấp máy móc

trang thiết bị tiên tiến, Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh luôn nhận thức được rằng để làm chủ được các công nghệ mới tiến bộ này đều xuất phát điểm từ nhân tố con người. Do vậy để tồn tại và phát triển buộc Công ty liên tục phải cập nhật phổ biến sử dụng các công nghệ mới qua cách cử nhân viên đi tham quan học hỏi ở các tổ chức, trường học, đào tạo tiên tiến trên thế giới và ở trong nước, cũng có khi nhập những công nghệ mới này về để sử dụng.

(3) Văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội là một hệ thống các giá trị, niềm tin, công việc được chia sẻ. Đặc thù văn hóa xã hội của quốc gia, của vùng, địa phương, các doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý và phát triển nhân sự với các giá trị khác nhau. Đối với Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh với đặc thù kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó với những dịch vụ kinh doanh như cung ứng dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố văn hóa xã hội. Mức độ sử dụng dịch vụ của Công ty phụ thuộc nhiều vào yếu tố phong tục tập quán, sở thích, thói quem thị hiếu, lối sống... của khách hàng nhất là khách hàng quốc tế. Do đó, khách hàng luôn là mục tiêu của doanh nghiệp, Công ty đã luôn làm cho nhân viên hiểu rằng khách hàng có ý nghĩa sống còn đối với công ty, đối với lợi ích cá nhân mà họ được hưởng. Mặt khác, Công ty luôn tìm ra biện pháp quản lý, sử dụng lao động hiệu quả nhất, thỏa mãn và đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Lấy mức độ hài lòng của khách hàng làm hiệu quả cho sự thành công, xây dựng quan điểm làm việc lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hành động.

3.4.2. Các yếu tố bên trong

(4) Ngành nghề hoạt động kinh doanh

Công tyhoạt động kinh doanh chủ yếu là cung ứng dịch vụ tàu biển phục vụ du lịch, kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan, nhà hàng khách sạn...Đây là những ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cung ứng tàu biển quảng ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)