Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cung ứng tàu biển quảng ninh (Trang 33)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Luận văn nghiên cứu dựa trên thông tin thứ cấp đã công bố bao gồm: lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty, các thông tin số liệu về cơ sở vật chất, nguồn vốn hoạt động của Công ty trong 4 năm 2011-2014 và các số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh. Thu thập các số liệu trong báo cáo tổng kết hàng năm của công ty và về quy mô, cơ cấu, chính sách nguồn nhân lực…

Ngoài ra, đề tài còn thu thập những tài liệu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực đã được công bố, đăng tải trên các phương tiện như sách, báo, tạp chí, công báo, niên giám thống kê, các công trình đã nghiên cứu trước đó có thể kế thừa một số kết quả nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến đề tài…

- Luận văn thu thập số liệu sơ cấp: Để phục vụ phân tích đánh giá, ngoài thu thập số liệu thứ cấp, đề tài tiến hành sử dụng phương pháp điều tra cán bộ quản lý và nhân viên của công ty thông qua bảng hỏi về nội dung liên quan đến mục đích và nội dung nghiên cứu. Nội dung điều tra là những vấn đề về công tác quản lý, tâm lực, trí lực, thể lực của người lao động từ đó tổng kết và rút ra kết luận về thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty, cũng như tìm hiểu các biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Luận văn tiến hành điều tra 20 cán bộ quản lý và 60 người lao động, cụ thể hơn về phương pháp điều tra như sau:

- Xây dựng phiếu điều tra

Trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực tại công ty và thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng hệ thống các câu hỏi điều tra để khai thác, đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức của nhân viên

- Chọn mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu nghiên cứu đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo các yêu cầu về tính ngẫu nhiên, tính cân đối với tổng thể và đủ lớn cho suy rộng thống kê. Quá trình này trải qua các bước như sau [10]:

+ Xác định tổng thể: đây là bước đầu tiên trong quá trình chọn mẫu, luận văn xác định rõ tổng thể, trong đó bao gồm những thành phần mà nghiên cứu quan tâm đó là: cán bộ quản lý và người lao động. Phạm vị địa lý bao trùm của tổng thể này chính là phạm vi trong Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh. Việc xác định tổng thể này được tiến hành khi luận văn xác định mục tiêu nghiên cứu, các nguồn dữ liệu cần thu thập.

+ Xác định khung chọn mẫu: khung chọn mẫu là danh sách các phần tử cùng những đặc điểm hay đặc tính cơ bản của các phần tử trong tổng thể được sử dụng để chọn mẫu. Khung chọn mẫu trong trường hợp này là danh sách toàn bộ cán bộ quản lý và cán bộ công nhân viên của Công ty. Trên cơ sở khung chọn mẫu này, luận văn sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu thích hợp nhằm lựa chọn được mẫu nghiên cứu đại diện cho tổng thể theo các khía cạnh giới tính, trình độ, ngành nghề hoạt động.

+ Phương pháp chọn mẫu: là phương pháp lựa chọn các phần tử trong tổng thể để hình thành mẫu nghiên cứu. Việc hình thành mẫu nghiên cứu gắn chặt với các đặc điểm và đặc tính được liệt kê trong khung chọn mẫu. Luận văn lựa chọn phương pháp chọn mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó nhấn mạnh tới khung chọn mẫu.

+ Xác định quy mô mẫu nghiên cứu: đây là công việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện ở chỗ mẫu nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu về mặt thống kê một cách khắt khe và phù hợp với từng mục đích nghiên cứu cụ thể, còn tính nghệ thuật của việc xác định kích thước mẫu thể hiện ở phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, nguồn lực hiện có và yêu cầu đặt ra của một nhà nghiên cứu chuẩn mực. Xác định quy mô mẫu này phụ thuộc vào tính đại diện của

mẫu, thể hiện mức độ chắc chắn mà những đặc điểm, đặc tính thu được từ mẫu nghiên cứu sẽ đại diện cho những đặc điểm và đặc tính của tổng thể và phụ thuộc vào sai số có thể chấp nhận được, các phân tích suy rộng từ mẫu nghiên cứu, quy mô của tổng thể nghiên cứu. Trên cơ sở này, luận văn đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, cụ thể chọn 20 cán bộ quản lý và 60 nhân viên của Công ty điều tra về các nội dung quản lý nguồn nhân lực và các nội dung phản ánh chất lượng nguồn nhân lực.

+ Lựa chọn phần tử hình thành mẫu nghiên cứu: dựa trên khung chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu đã được xác định, bước này chỉ ra các phần tử cụ thể nào được nhà nghiên cứu lựa chọn hình thành mẫu nghiên cứu. Trên cơ sở này, luận văn đã xác định danh sách cụ thể của 20 cán bộ quản lý và 60 người lao động của Công ty

- Kết quả điều tra: kết quả điều tra được tác giả sử dụng đánh giá, phân tích theo những nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Tổng hợp thông tin từ các nguồn lấy số liệu để đưa ra bức tranh khái quát về phát triển nguồn nhân lực nói chung và tại Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển nói riêng. Các tài liệu sau khi thu thập được sẽ được kiểm tra để phát hiện những thiếu chính xác trong quá trình ghi chép, bổ sung những thông tin còn thiếu sót, sau đó được tổng hợp lại và tính toán theo mục tiêu của luận văn. Tạo cơ sở đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như hạn chế và kết quả đạt được trong công tác phát triển nguồn nhân lực của công ty thông qua con số thu thập được và kết quả điều tra.

- Phương pháp tổng hợp số liệu: được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra. Phương pháp biểu đồ để phân tích, đánh giá, diễn giải khách quan, khoa học các nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp và số liệu điều tra sau khi thu thập được tính toán, tổng hợp và sắp xếp theo các phương pháp thống kê một cách khoa học, sau đó sử dụng exel để tính các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và lập thành các bảng số liệu và phương pháp đồ thị để phân tích.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê mô tả chủ yếu là thống kê thông tin và mô tả thông tin. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Phương pháp thống kê mô tả thực hiện biểu diễn dữ liệu dưới dạng đồ họa. Thông qua việc mô tả, so sánh dữ liệu sẽ giúp tìm ra thước đo phân tán thống kê của hiện tượng nghiên cứu.

Phương pháp thống kê so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật và hiện tượng theo không gian và thời gian. Phương pháp thống kê so sánh được áp dụng trong điều kiện nội dung kinh tế của chỉ tiêu là thống nhất và đảm bảo được sự thống nhất trong phương pháp tính các chỉ tiêu. Phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp đối chiếu để tìm ra cái chung, cái đặc thù trong các hiện tượng.

Phương pháp dự báo: trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng phát triển nguồn nhân lực để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh.

Phương pháp ma trận: với những nội dung nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, vấn đề quan trọng trong phân tích định tính đó là xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức…từ đó đem lại những góc nhìn đầy đủ, khoa học hơn trước khi đưa ra những kết luận khoa học và đưa ra giải pháp.

Phương pháp nghiên cứu phân tích tình huống: được sử dụng trong nghiên cứu phân tích các tình huống liên quan đến nguồn nhân lực của Công ty khi xử lý số liệu lớn không thể hiện được qua số liệu thống kê hoặc các điều tra, phân tích, đánh giá khác không thể làm rõ hết…Thông qua phân tích tình huống cụ thể, để thấy được cái đặc thù, khác biệt, mặc dù là hiện tượng đơn lẻ nhưng vẫn phân tích đánh giá và có cơ sở đưa ra những nhận định có giá trị khoa học.

Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích tổng hợp, kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết các chuỗi giả thiết liên quan. Đơn giản hơn nó có thể coi là sự xác định phép đo chung, trong đó bình quân gia truyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp. Tính bình quân gia quyền có liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi

nghiên cứu cá nhân. Phân tích tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quá trình xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện và có độ phủ rộng cao.

2.2.3.2. Phương pháp kiểm tra và phân tích

Kiểm tra và phân tích phát triển nguồn nhân lực là công việc rất quan trọng nhằm hình thành các giải pháp phù hợp, hiệu quả, điều đó giúp người quản lý nhận ra những vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, đồng thời có tác dụng kiểm tra một cách thường xuyên xem nguồn nhân lực có thực hiện mọi chính sách cũng như năng lực phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc không.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực

Quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực phản ánh số lượng, thành phần, tỷ lệ các bộ phận hợp thành và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy trong tổng thể. Quy mô hay cơ cấu nguồn nhân lực được xác định theo yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội mà doanh nghiệp đã xây dựng.

* Quy mô: đây là yếu tố cơ bản quyết định số lượng nguồn nhân lực,thể hiện số lượng lao động của Công ty từ năm 2010-2014.

* Cơ cấu: Cơ cấu người lao động theo độ tuổi là sự phân bố tổng số người lao động theo từng nhóm tuổi. Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực, luận văn chia tổng số người lao động thành các nhóm tuổi dưới 30 tuổi, từ 30-50 tuổi và trên 50 tuổi. Cơ cấu theo giới tính nam và nữ để đánh giá sự phù hợp, hiệu quả công việc, làm cơ sở tuyển dụng, đào tạo. Cơ cấu theo trình độ, luận văn theo các trình độ dưới đại học, đại học và sau đại học.

2.3.2. Chất lượng nguồn nhân lực

* Chỉ tiêu về Thể lực

Thể lực thể hiện tiêu chí về sức khỏe (sức khỏe thể lực và sức khỏe tâm hồn)của người lao động. Trên thực tế, đánh giá sức khỏe thể chất của người lao động không chỉ dựa trên những tiêu chí đơn giản có thể cân đo được như chiều cao hay cân nặng mà còn dựa vào những tiêu chí phức tạp hơn như tình trạng nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ làm do tai nạn lao động hay tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp,... của người lao

nguồn nhân lực, có thể tiến hành phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phân tích những biểu hiện của các chỉ tiêu đo lường sức khỏe thể chất trên.

- Nguồn số liệu: thu thập số liệu thứ cấp của công ty

* Chỉ tiêu về Trí lực

Trí lực thể hiện tiêu chí về năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi)của người lao động. Chỉ tiêu này có thể tiến hành đánh giá năng lực bằng cách điều tra đặc biệt dưới các câu hỏi lựa chọn hoặc nghiên cứu, xây dựng các tình huống thật hoặc mô phỏng để đánh giá kỹ năng, thái độ, hành vi trong công việc của nhân viên.

- Nguồn số liệu: thu thập số liệu thứ cấp của công ty * Chỉ tiêu về Tâm lực

Tâm lực (phẩm chất đạo đức) quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội… của người lao động trong công ty. Chỉ tiêu để đo lường phẩm chất đạo đức mang tính định tính, rất khó có thể đánh giá chính xác. Tuy nhiên, có thể sử dụng phương pháp thống kê, điều tra và xác định các chỉ tiêu định hướng, các biểu hiện của người lao động, chẳng hạn như: vắng mặt không lý do; đi muộn về sớm; tham ô; tiết lộ bí mật Công ty; uống bia rượu, hút thuốc lá trong giờ làm việc; cãi nhau, gây gổ với khách hàng, đồng nghiệp;...

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN QUẢNG NINH

3.1. Khái quát về Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cùng với đường lối mở cửa và đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tỉnh Quảng ninh nơi địa đầu Đông bắc của tổ quốc với diện tích 5.100km2 có nhiều tiềm năng như du lịch, thương mại, công nghiệp... Chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa về mọi mặt. Trong đó chiến lược phát triển khu vực Cảng Hòn gai - Cái lân - Cẩm phả - Vạn gia trở thành những trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ là một chiến lược cần thiết cấp bách. Khu vực này đã trở thành một đầu mối giao thông đường biển quan trọng và nghành kinh tế cảng biển trở thành một ngành kinh tế có tiềm năng và thế mạnh phát triển.

Năm 1988 UBND tỉnh Quảng ninh quyết định sáp nhập Công ty Cung ứng tầu biển Quảng ninh và Công ty Du lịch Hạ long thành lập Công ty Du lịch và Cung ứng tầu biển Quảng ninh trực thuộc UBND tỉnh Quảng ninh.

Năm 1993 Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh tách ra từ Công ty du lịch và Cung ứng tàu biển Quảng ninh theo quyết định số 2840 QĐ/UB ngày 16/12/1992 của UBND tỉnh Quảng ninh thành lập doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi Công ty cung ứng tàu biển Quảng ninh với nhiệm vụ kinh doanh chính là cung ứng dịch vụ cho hoạt động tầu biển tại khu vực Quảng Ninh. Ngoài ra Công ty còn làm nhiệm vụ kinh doanh kho ngoại quan, hàng miễn thuế, hàng chuyển khẩu qua cảnh, tạm nhập tái xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh du lịch lữ hành và nhà hàng khách sạn.

Để theo kịp nền kinh tế trong nước và thế giới nhất là nền kinh tế thị trường. Hơn nữa đất nước ta chuẩn bị hội nhập với nền kinh tế thế giới (WTO). Năm 2003 theo quyết định số 4423/QĐ - UB ngày 05/12/2003 chuyển thành Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh. Vị trí trụ sở chính: Số 02 đường Hạ long - TP Hạ long - Tỉnh Quảng Ninh.

Gần 12 năm qua Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh đã có những bước phát triển quan trọng, tốc độ tăng trưởng khá, uy tín được nâng lên rõ rệt, mạng lưới thương mại dịch vụ trong và ngoài nước không ngừng được mở rộng xây dựng và trưởng thành.

Kể từ khi thành lập đến nay, hơn 46 năm qua Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh đã có những bước phát triển quan trọng, tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, danh tiếng công ty tăng lên đáng kể với các mạng lưới thương mại, dịch vụ được mở rộng và phát triển trong và ngoài nước.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển quảng ninh

Chủ tịch hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cung ứng tàu biển quảng ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)