BCTC
1.2.1. Vai trò và mục tiêu kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán
BCTC
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 mới (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài Chính), mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán Báo cáo tài chính: “ Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đôi với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Đôi với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh
Mục tiêu kiểm
toán chung
Mục tiêu kiểm toán cụ thể
1. Hiện hữu - Tất cả TSCĐ do DN sở hữu hoặc đi thuê tài chính đều được
trình bày
trên Bảng cân đối kế toán thực sự tồn tại trong thực tế tại thời
điểm lập
báo cáo tài chính.
- Trong kì, các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ là thực sự phát 2. Đầy đủ - Toàn bộ TSCĐ của DN hoặc do DN đi thuê tài chính đều
được ghi
nhận trên Bảng cân đối kế toán tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- DN phải ghi sổ đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh trong kì liên quan
đến TSCĐ như nghiệp vụ mua sắm, xây dựng, thanh lý,
nhượng bán
TSCĐ.
- Khấu hao TSCĐ phát sinh trong kì phải được tính toán, ghi 3. Quyền và - DN có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tất cả TSCĐ
đang được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị tại thời
Khóa luận tôt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
hay không. Một cuộc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan sẽ giúp kiểm toán viên hình thành ý kiến kiểm toán đỏ”. Ngoài ra, mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính.
Thủ tục kiểm toán đối với TSCĐ được thiết kế nhằm hướng tới các mục tiêu sau đây:
nghĩa vụ điểm lập BCTC.
- Đối với các TSCĐ do DN nhận giữ hộ, không thuộc sở hữu của DN hay đang được DN đem đi kí quỹ, kí cược hoặc bị phong tỏa phải được theo dõi riêng.
4. Tính giá và phân bổ
- Nguyên giá và khấu hao của TSCĐ phải được ghi nhận chính xác
và hợp lý
- DN áp dụng phương pháp tính khấu hao phù hợp với TSCĐ. - Phân bổ chi phí khấu hao vào các tài khoản chi phí có liên
quan là
5. Trình bày và phân loại
- DN phải phân loại TSCĐ thành từng nhóm theo đúng quy
định hiện
hành
- TSCĐ của DN phải được trình bày trên thuyết minh BCTC 6. Tính chính - Chi phí khấu hao TSCĐ được tính chính xác
xác cơ học - Các số dư của TSCĐ trên BCTC, sổ cái, sổ chi tiết, bảng tính khấu
hao phải trùng khớp;
- Cộng dồn số phát sinh trong kỳ và số dư đầu kỳ là chính xác.
(Nguồn: Giáo trình kiểm toán, GS. TS. Nguyễn Quang Quynh - TS. Ngô Trí Tuệ, NXB Đại học
Kinh tế Quôc dân)
1.2.2. Yêu cầu của việc kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán
BCTC
Việc kiểm toán Tài sản cố định phải đạt được những yêu cầu sau:
- Thu thập các tài liệu như: sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan TSCĐ, Báo cáo tài chính; Bảng cân đối số phát sinh; danh sách chi tiết TSCĐ tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong kỳ từng loại và Bảng khấu hao TSCĐ trong kỳ cùng các chứng từ liên quan.
Khóa luận tôt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Đối chiếu số liệu trên BCTC và bảng cân đối sổ phát sinh, số liệu trên sổ tổng hợp, sổ chi tiết, số liệu trên sổ kế toán với bảng tính khấu hao... đối với từng loại TSCĐ
- Kiểm tra các chính sách kế toán, xem xét chính sách kế toán áp dụng cho TSCĐ có phù hợp với quy định hay không và xem có sự thay đổi chính sách kế toán giữa hai năm gần nhau không
- Thực hiện thủ tục phân tích, xem xét sự hợp lý và nhất quán với năm trước của về số liệu, kiểm tra tổng hợp đối ứng các tài khoản TSCĐ, kiểm tra chi phí khấu hao để so sánh chi phí khấu hao TSCĐ kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch, chi phí giữa các tháng hoặc quý trong năm/kỳ.
- Kiểm tra chi tiết với kiểm toán là năm đầu tiên, thu thập BCTC đã kiểm toán năm trước (nếu có) để đối chiếu số dư đầu năm, nếu cần thiết có thể xem xét chứng từ gốc để xác nhận số dư hoặc đề nghị xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước. Thu thập bảng kê chi tiết TSCĐ và đối chiếu với Biên bản kiểm kê TSCĐ có sự chứng kiến của kiểm toán viên. Nếu đơn vị không kiểm kê hoặc Kiểm toán viên không chứng kiến kiểm kê thì có thể chọn một số TSCĐ có giá trị lớn để kiểm kê tại thời điểm kiểm toán
1.2.3. Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán BCTC
Kiểm toán tài chính được thực hiện theo phương pháp tiếp cận rủi ro. Theo phương pháp này, KTV phải đánh giá rủi ro liên quan đến các sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Bằng việc đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV sẽ xem xét các tác động của những rủi ro này lên BCTC và từ đó xem xét việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp.
Mỗi cuộc kiểm toán thường chia công việc theo các khoản mục hoặc nhóm các khoản mục vào một phần hành. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện kiểm toán,
Khóa luận tôt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
KTV cũng cần chú ý đến mỗi liên hệ chặt chẽ giữa các khoản mục trong một chu trình để có thể kiểm soát được các rủi ro kiểm toán.
TSCĐ được xếp vào một phần hành trong kiểm toán tài chính. Việc thực hiện kiểm toán TSCĐ được thực hiện qua ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Quy trình kiểm toán qua từng giai đoạn được trình bày cụ thể theo các bước sau đây.
1.2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán. Mục đích của giai đoạn này là nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán TSCĐ bao gồm các bước công việc sau:
❖ Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng
Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cơ sở về khách hàng, bao gồm:
- Các thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng
- Xem xét kết quả kiểm toán khoản mục tài sản cố định và khấu hao của lần kiểm toán trước
- Tham quan các tài sản cố định của khách hàng
- Thu thập thông tin về chính sách kế toán tài sản cố định của khách hàng
❖ Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp KTV nắm bắt được các quy trình pháp lý có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. KTV thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng bằng cách phỏng vấn Ban Giám đốc, kế toán trưởng của công ty, thu thập các hồ sơ pháp lý có liên quan. Các thông tin cần được thu thập là:
- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty
- Các báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính, biên bản thanh tra kiểm tra của năm hiện hành và một vài năm trước
Khóa luận tôt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Biên bản các cuộc họp cổ đông, họp Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc của
công ty khách hàng
- Các hợp đồng và các cam kết quan trọng
Từ việc thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV đưa ra nhận định về rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định của doanh nghiệp.
❖Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong kiểm toán tài chính, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng. Nó giúp KTV lập kế hoạch, xây dựng cách tiếp cận có hiệu quả và thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp để đảm bảo cho rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được. Nếu thiết kế và hoạt động của KSNB được đánh giá là hiệu quả thì rủi ro kiểm soát nhỏ, số mẫu KTV phải kiểm tra chi tiết là ít. Ngược lại, nếu KSNB được đánh giá là có thiết kế và hoạt động kém hiệu quả thì rủi ro kiểm soát lớn vì vậy KTV sẽ phải kiểm tra nhiều mẫu hơn.
Cụ thể, tìm hiểu KSNB của khách hàng đối với khoản mục TSCĐ và khấu hao bao gồm các công việc sau:
- Tìm hiểu môi trường kiểm soát TSCĐ: là việc tìm hiểu tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến thiết kế, vận hành, xử lý các dữ liệu liên
quan đến
TSCĐ như: quan điểm của Ban Giám đốc về TSCĐ, sự hợp lý của việc phân
cấp quản
lý đối với TSCĐ, tính trung thực và tinh thần trách nhiệm của nhân viên quản lý TSCĐ,...
- Tìm hiểu về hệ thông kế toán của khách hàng: KTV cần phải xem xét tính hợp lý của hệ thống kế toán của DN đối với hạch toán TSCĐ. KTV cần đánh giá
tính hợp lý của việc áp dụng các chính sách kế toán và các ước tính kế toán đối với
Khóa luận tôt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
KTV cần phỏng vấn Ban Giám đốc DN, bộ phận KSNB, quan sát việc thực hiện thủ tục kiểm soát TSCĐ tại DN.
Sau khi tìm hiểu về KSNB của khách hành đối với TSCĐ, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát.
❖Xác định mức trọng yếu
Đây là một công việc quan trọng và cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và khối lượng công việc của các KTV và bằng chứng kiểm toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán, qua đó, ảnh hưởng đến ý kiến của KTV trong báo cáo kiểm toán.
- Xác định rủi ro kiểm toán:
Rủi ro kiểm toán TSCĐ là mức độ rủi ro mong muốn đạt được sau khi đã hoàn thành các thủ tục kiểm toán. Mô hình phân tích rủi ro kiểm toán:
AR = IR * CR * DR
Trong đó:
AR: Rủi ro kiểm toán IR: Rủi ro hiện hữu CR: Rủi ro kiểmsoát DR: Rủi ro pháthiện
Qua tìm hiểu về các thông tin hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như KSNB của khách hàng, KTV xác định được các chỉ tiêu IR và CR. Qua đó, KTV xác định được rủi ro phát hiện cần đạt được:
DR = AR / (IR*CR)
- Xác định mức trọng yếu:
Xác định trọng yếu là một thủ tục quan trọng nhằm giúp KTV xác định được phạm vi và mức độ của các thủ tục cần thực hiện đối với khoản mục TSCĐ ở mức chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo BCTC phản ánh một cách trung thực hợp lý về tình hình tài chính của DN.
Trường hợp Chỉ tiêu dùng để tính mức trọng yếu
Khoảng cho phép
Doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế 3% - 10%
Doanh thu 0.5% - 2%
Quỹ đầu tư hoặc đơn vị đầu tư
Tổng tài sản 1% - 2%
Vốn chủ sở hữu 2% - 5% Tổ chức phi lợi nhuận Tổng thu nhập 0.5% - 2%
Chi phí 0.5% - 2%
Khóa luận tôt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Để giúp cho các KTV trong ước lượng ban đầu về mức trọng yếu, các công ty đã đưa ra hướng dẫn cách tính trọng yếu dựa trên các chỉ tiêu tài chính của DN với tỷ lệ % thích hợp. Những chỉ tiêu thường được KTV sử dụng để tính trọng yếu là: lợi nhuận trước thuế, doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu,... Mức trọng yếu được xác định theo công thức sau:
Trọng yếu = Chỉ tiêu * Tỷ lệ % tương ứng
Tỷ lệ % tương ứng của từng tiêu chí được xác định qua bảng sau:
Sau khi đã xác định mức trọng yếu cho báo cáo tài chính tổng thể, KTV sẽ xác định một mức trọng yếu thực hiện. Mức trọng yếu thực hiện là mức sai sót cao nhất mà KTV có thể chấp nhận cho một cơ sở dẫn liệu trong khi vẫn có thể kết luận rằng kết quả của công việc kiểm toán đã đạt được mục đích do KTV đề ra. Mức trọng yếu thực hiện được dùng vì việc lên kế hoạch cho một cuộc kiểm toán nhằm phát hiện những sai sót trọng yếu mà không tính đến trường hợp tổng các sai sót không trọng yếu có thể khiến báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu, và các sai sót trọng yếu khác có thể có nhưng không được phát hiện. Mức trọng yếu thực hiện được đặt ra nhằm giảm xác suất của việc tổng các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện trên báo cáo tài chính vượt quá mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính.
Khóa luận tôt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Mức trọng yếu thực hiện thường được đặt giữa 50% và 75% của mức trọng yếu tổng thể. Tùy từng trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên sẽ xét đoán mức trọng yếu thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm toán.
❖Thiết kế chương trình kiểm toán
Sau khi xác định rủi ro và mức trọng yếu, KTV thực hiện thiết kế chương trình kiểm toán cho kiểm toán TSCĐ. Chương trình kiểm toán là dự kiến chi tiết về các bước công việc kiểm toán cần thực hiện nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán phục vụ việc đưa ra các kết luận kiểm toán. Chương trình kiểm toán TSCĐ và khấu hao thường được thiết kế thành ba phần:
- Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát;
- Thiết kế các thủ tục phân tích;
- Thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Chương trình kiểm toán do KTV thiết kế ra là cơ sở để thực hiện giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Sau khi thực hiện các bước công việc trên, từ đó xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng. Bên cạnh đấy, lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán thực hiện công việc.
1.2.3.2. Thực hiện kiểm toán
Mục tiêu của giai đoạn thực hiện kiểm toán là thu thập bằng chứng kiểm toán làm
cơ sở cho các ý kiến đưa ra trong Báo cáo kiểm toán. Ở giai đoạn này, KTV lần lượt thực
hiện các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.
1.2.3.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát là một thủ tục kiểm toán được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa, các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và cấp độ báo cáo tài chính. KTV chỉ thực hiện
Khóa luận tôt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
KTV đánh giá tính hiệu quả của KSNB đối với TSCĐ trên 2 khía cạnh:
- Sự hiện hữu: Sự tồn tại đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các bước công việc liên quan tới TSCĐ.
- Tính hiệu lực và liên tục: Tính chặt chẽ, phù hợp và liên tục của quy chế KSNB đối với hoạt động liên quan tới TSCĐ.
KTV có thể tiến hành đánh giá KSNB đối với khoản mục TSCĐ của đơn vị