Tài sản cố định
Việc áp dụng thủ tục phân tích trong công việc kiểm toán được đánh giá là cần thiết và hữu dung. Nhờ có việc phân tích, KTV dễ dàng nhận thấy được biến động, các nguyên nhân của sự biến động bất thường trong các khoản mục tại đơn vị được kiểm toán. Là một Công ty Kiểm toán đã cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng, iCPA có rất nhiều khách hàng là doanh nghiệp mới kiểm toán lần đầu, hoặc chưa được kiểm toán lần nào. Điều này khiến cho KTV mất nhiều thời gian hơn trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng. Bởi vậy, khi áp dụng thủ tục phân tích, KTV có thể dễ dàng thu thập được các thông tin chưa có trước đó, hoặc các thông tin trên BCTC do đơn vị kiểm toán khác thực hiện.
Đối với khoản mục TSCĐ, thủ tục phân tích hỗ trợ KTV rất nhiều trong công việc thực hiện kiểm tra chi tiết. Kết hợp với xét đoán nghề nghiệp, KTV dễ dàng xem được tình hình biến động của khoản muc, đồng thời thu thập được thông tin làm bằng chứng kiểm toán. Tại iCPA, KTV có thể áp dụng thủ tục phân tích qua các tỷ suất tài chính về TSCĐ để có thể hỗ trợ cho việc chọn mẫu thay vì chọn mẫu tổng thể, mà vẫn đứng ứng được tính trọng yếu và ngăn ngừa sai phạm.
KTV có thể phân tích các tỷ suất tài chính để tham khảo như sau:
Tỷ suất tài trợ Tổng TSCĐ
TSCĐ Tổng tài sản
So sánh tỷ số giữa 2 năm liền kề để thấy được sự phù hợp trong biến động TSCĐ với quy mô của đơn vị được kiểm toán.
39.477.395.734
Mức độ trọng yếu thực hiện 1.502.362.573
Mức độ đảm bảo U
Khoảng cách mẫu 1.001.575.049
Các khoản có giá trị lớn cần kiếm tra riêng 26.133.035.000
Tong thê còn lại cần chọn mẫu 13.344.360.734
Cỡ mẫu lĩ
Khóa luận tôt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Sức sản xuất của TSCĐ Doanh thu thuần
theo doanh thu Tông Nguyên giá TSCĐ
So sánh số liệu năm nay với năm trước để biết được sức sản xuất của TSCĐ theo doanh thu của đơn vị được kiểm toán.
Lợi nhuận trước thuế Sức sinh lời của TSCĐ
Tông Nguyên giá TSCĐ
So sánh số năm nay với năm trước để biết được khả năng TSCĐ của đơn vị được kiểm toán mang lại lợi nhuận.
Đối với chi phí khấu hao, hay chi phí sửa chữa thường xuyên của khoản mục TSCĐ, thủ tục phân tích có thể được thực hiện thông qua việc tính toán và phân tích biến động qua các năm. Thông thường, sự biến động của các tỷ suất này tương đối đồng đều, nếu có sự biến động thì cần giải thích và làm rõ nguyên nhân vì có thể chứa đựng nhiều sai phạm ảnh hưởng tới BCTC.
Để làm rõ hơn về thủ tục phân tích, Công ty Kiểm toán Quốc tế (iCPA) có thể phân tích số liệu khoản mục tài sản cố định của Công ty CÔ phần Văn phòng phẩm DEV. Tại đơn vị được kiểm toán, khoản mục tài sản cố định bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý. Sử dụng các công thức phân tích trên ta được:
Tông tài sản cố định năm 2020: 111.270.299.763 VNĐ Tông tài sản năm 2020: 945.132.224.742 VNĐ
Tỷ suất tài trợ TSCĐ năm 2020
111.270.299.763
12% 945.132.224.742
Tông tài sản cố định năm 2019: 153.635.669.908 VNĐ Tông tài sản năm 2019: 944.591.299.675 VNĐ
Khóa luận tôt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Tỷ suất tài trợ 153.635.669.908
ɪ “ *1 = --- = 16% TSCD năm 2019 944.591.299.675
Qua phân tích cụ thể trên đã chỉ ra tỷ suất tài sản cố định chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản. Có sự biến đổi nhẹ là giảm 4% so với cùng kỳ năm trước (2019). Tại đây, KTV có thể dựa vào và đánh giá tính hợp lý, chính xác về tài sản, xu hướng biến động của khoản mục. Việc giảm tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm DEV được xét là hợp lý vì trong năm trước (2019), Công ty đã mua mới nhiều máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ quản lý để phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh cho vài năm tới.
Từ đó có thể thấy, việc KTV áp dụng thủ tục phân tích trong công việc kiểm toán đã góp phần làm tăng tính chính xác, hiểu biết về khoản mục TSCD của khách hàng. Việc thực hiện thủ tục phân tích giúp KTV tiết kiểm được chi phí, thời gian làm việc mà vẫn có thể đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán.