Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 532 hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá thăng long t d k thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 79)

2.3.2.1. về quy trình kiểm toán BCTC Giai đoạn lập kế hoạch

Thăng Long T.D.K luôn cố gắng sắp xếp, bố trí nhân lực kiểm toán tại cùng một khách hàng trong hai năm liên tiếp. Tuy nhiên, công ty vẫn là một thực thể cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế, yếu tố doanh thu vẫn còn đó. Do vậy, KTV giữa hai năm liền kề có thể khác nhau do số lượng khách hàng tăng lên. Điều này khiến việc tìm hiểu lại về khách hàng làm mất thời gian quý báu trong một cuộc kiểm toán

Việc trao đổi trước với nhau trong giai đoạn lập kế hoạch góp phần đẩy nhanh tiến độ một cuộc kiểm toán. Nhưng đây là một điều xa xỉ với lịch trình dày đặc của các KTV, ngày hôm trước KTV đang ở công ty X ngày hôm sau KTV đã có mặt tại công ty Y. Hiệu quả cũng như tiến trình cuộc kiểm toán bị giảm khi các KTV không có một cuộc họp định trước nhằm lập kế hoạch

Quỹ thời gian eo hẹp trong một cuộc kiểm toán khiến việc quan sát trực tiếp, phỏng vấn, trao đổi còn hạn chế. Nguồn tài liệu chủ yếu trong cuộc kiểm toán đến từ chính đơn vị khách hàng, vì vậy yếu tố khách quan và mức độ tin cậy của thông tin không cao. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Sinh viên: Mai Huy Anh - K19CLC-KTA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Thủ tục phân tích thường chỉ được áp dụng với các khách hàng lâu năm và là công ty lớn. Việc thực hành thủ tục này còn tương đối sơ sài. Bên cạnh đó, dữ liệu khách hàng gửi còn có sự delay dẫn đến KTV khó có thể áp dụng thủ tục phân tích một cách hiệu quả.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Việc soát xét hồ sơ kiểm toán giữa các nhóm với nhau ít diễn ra và đôi khi là không diễn ra đối với các khách hàng lâu năm. Hồ sơ kiểm toán của một số khách hàng chưa được

đóng dấu tham chiếu đầy đủ

2.3.2.2. về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Giai đoạn lập kế hoạch

Việc tìm hiểu quy trình KSNB đối với khoản mục TSCĐ qua bảng hỏi tuy tiết kiệm thời gian nhưng lại hạn chế về mặt nội dung. Mỗi một đơn vị khách hàng mang những đặc điểm ngành nghề khác nhau nên nếu sử dụng chung một bảng hỏi có thể sẽ để lọt rủi ro. Bên cạnh đó, việc phỏng vấn về quy trình KSNB diễn ra ngắn gọn, mới chỉ bao quát chung

chứ chưa chi tiết do công việc bận rộn của cả KTV và những người có liên quan

Việc xác lập mức trọng yếu thường được KTV áp dụng trên tổng thế BCTC. Tuy nhiên, khoản mục TSCĐ là xương sống đối với các doanh nghiệp kinh doanh qua nhiều kỳ

sản xuất. Thăng Long T.D.K ít khi áp dụng việc phân bổ mức trọng yếu trên các khoản mục đặc biệt quan trọng khiến cho rủi ro kiểm toán tăng.

Trưởng nhóm kiểm toán thường dựa vào kinh nghiệm cá nhân để đánh giá rủi ro kiểm

toán. Nhận được nguồn dữ liệu từ khách hàng, KTV chưa có sự so sánh sơ bộ khoản mục TSCĐ với các công ty khác cùng ngành hay kết hợp các chỉ số tài chính đặc biệt

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thủ tục khảo sát kiểm soát: Trong hệ thống KSNB, việc chỉ quan tâm xem hệ

thống

có vận hành trơn tru không mà bỏ qua yếu tố về tính tương thích, phù hợp của hệ thống đó với từng doanh nghiệp sẽ khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp vấn đề. Hệ thống KSNB đối với TSCĐ cũng như vậy. Trên thực tế, KTV mới chỉ dừng lại ở mức đánh

giá từng quá trình ghi nhận, ghi chép kế toán trong vòng đời của một TSCĐ mà chưa đánh giá tổng thể hệ thống KSNB đã được thiết kế hoàn thiện hay chưa (trường hợp công ty ABC). Yếu tố này dẫn đến khối lượng công việc KTV tăng lên do chưa thể giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản.

Sinh viên: Mai Huy Anh - K19CLC-KTA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Thực hiện chứng kiến kiểm kê: Trong trường hợp công ty ABC, KTV không được

tham gia chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại ngày 31/12/2019. Đây là thực trạng không chỉ tại công ty ABC mà còn tại nhiều khách hàng khác do lịch trình làm việc không được thống nhất giữa Thăng Long T.D.K và khách hàng. Thời gian kiểm toán giới hạn khiến việc yêu cầu chứng kiến kiểm kê cũng gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện các thủ tục thay thế là chưa đủ và KTV phải ra ý kiến ngoại trừ về tính hiện hữu của TSCĐ.

Chọn mẫu: Đối với nhiều khách hàng của Thăng Long T.D.K, khoản mục TSCĐ

thường phát sinh ít nghiệp vụ nên thường được kiểm tra chi tiết 100%. Nhưng tại các khách

hàng quy mô lớn, việc kiểm tra này là không thể. Tuy nhiên, việc chọn mẫu thường đi cùng

với kinh nghiệm và mang sắc thái chủ quan của KTV. Đa số các mẫu được chọn trong khoản mục TSCĐ thường có giá trị lớn, điều này vô tình để lọt các khoản mang giá trị nhỏ

và theo hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng thành sai sót trọng yếu.

Vận dụng thủ tục phân tích: Giống với việc phân tích sơ bộ TSCĐ tại giai đoạn

lập

kế hoạch kiểm toán, việc vận dụng các thủ tục phân tích tại Thăng Long T.D.K thực hiện còn sơ sài. Bên cạnh đó, thủ tục phân tích mới được áp dụng tại khâu đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm. Chưa có những sự phân tích chuyên sâu lý giải sự biến động tăng giảm cũng như thiếu đi sự so sánh tình hình sử dụng TSCĐ trong vòng 2-3 năm trở lại đây. Các chỉ số tài chính liên quan đến TSCĐ như hệ số vòng quay TSCĐ (Fixed asset turnover), tỷ suất tự tài trợ TSCĐ hay các chỉ số trung bình ngành chưa được lồng ghép khiến công việc của KTV còn nhiều trở ngại.

Giai đoạn kết thúc

Nội dung kết luận khoản mục: Tại kết luận khoản mục TSCĐ, KTV chỉ ghi kết

quả

kiểm toán đối với khoản mục này. Việc giải thích nguyên nhân của kết quả cũng chỉ gói gọn trong một hai gạch đầu dòng. Điều này làm giảm khả năng trau dồi kiến thức cũng như

quá trình theo dõi học hỏi của các trợ lý KTV. Giấy tờ làm việc liên quan đến khoản mục TSCĐ cũng không có sự ghi chép cụ thể các thủ tục kiểm toán vận dụng. Tại công ty ABC,

việc đánh tham chiếu vào hồ sơ kiểm toán được thực hiện đầy đủ tuy nhiên với các khách hàng khác, khối công việc khổng lồ trong mùa kiểm toán khiến KTV bỏ sót các công việc giấy tờ văn phòng.

Sinh viên: Mai Huy Anh - K19CLC-KTA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Các nguyên nhân được đúc kết qua sự tìm hiểu và qua chính quá trình thực tập tại đơn vị:

*Nguyên nhân khách quan:

Lĩnh vực ngành nghề kiểm toán: Tuy kiểm toán là một ngành nghề luôn cần thiết trong xã hội, nhưng những đặc điểm của nó khiến không phải ai cũng có thể đáp ứng được.

Kiểm toán mang trong mình tính thời vụ: đa số các công ty kết thúc niên độ tài chính ngày 31/12/2019, ”mùa” kiểm toán do vậy thường được mặc định là cao điểm vào giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3. Trong giai đoạn này KTV chịu những áp lực không chỉ từ mặt thời gian mà còn từ khối lượng công việc không hề nhỏ bên cạnh, đặc biệt nếu khách hàng là công ty niêm yết thì BCTC đã được kiểm toán phải được công khai minh bạch và nhanh chóng. Yếu tố này khiến KTV có thể tinh giản một số thủ tục kiểm toán hoặc mắc một số sai sót chuyên môn.

Hệ thống pháp luật và các chuẩn mực kế toán kiểm toán: KTV thường xuyên phải cập nhật những thay đổi mới nhất (nghị định, thông tư) liên quan đến kế toán - kiểm toán. Cùng lúc đó KTV phải nắm bắt được những quy định chế độ vốn đang trong quá trình hoàn

thiện để thực hiện chức năng tư vấn cho khách hàng. Các yếu tố là những vật cản lớn đối với những KTV non trẻ. Hơn thế nữa, quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các chuẩn mực kế toán Việt Nam dần được thay đổi với các chuẩn

mực quốc tế (IFRS) và Bộ Tài chính đã có lộ trình cụ thể trong việc áp dụng và triển khai. Tương lai KTV sẽ phải được đào tạo lại về chuyên môn để hòa nhập với dòng chảy xã hội này.

*Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ KTV trẻ: Lực lượng KTV có tuổi đời trẻ sẽ sôi nổi, năng động hơn nhưng sự

non nớt trong kinh nghiệm sẽ làm giảm chất lượng cuộc kiểm toán. Trong khi đó, bề dày kinh nghiệm lại là một thước đo quan trọng trong công việc kiểm toán. Đội ngũ KTV trẻ sẽ phải chịu nhiều va đập vất vả của nghề.

Giá phí kiểm toán: Trong nhiều trường hợp, giá phí kiểm toán thường tỷ lệ thuận với

chất lượng cung cấp dịch vụ kiểm toán. Với đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, giá phí kiểm toán sẽ không thể tương xứng với giá tại các doanh nghiệp

được kiểm toán bởi Big 4. Vì vậy, các thủ tục kiểm toán không thiết yếu thường được thực

hiện qua loa nhằm tiết kiệm chi phí

Sinh viên: Mai Huy Anh - K19CLC-KTA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty kiểm toán: Dù Thăng Long T.D.K có tuổi thọ đáng nể trong lĩnh vực kiểm toán, nhiều công ty kiểm toán đang mọc lên đòi hỏi Thăng

Long T.D.K cần có chính sách cụ thể để tồn tại. Điều này dẫn đến sự quá tải trong công việc của các KTV.

Sinh viên: Mai Huy Anh - K19CLC-KTA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CÔ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG T.D.K THỰC HIỆN

3.1 Định hướng phát triển của Thăng Long T.D.K và yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiệnkiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá

Một phần của tài liệu 532 hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá thăng long t d k thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w