Thu thập thông tin khách hàng: Kênh thông tin chính của KTV chủ yếu đến từ đơn vị khách hàng được kiểm toán. Nhờ nguồn thông tin này mà KTV đưa ra những xét đoán sơ bộ, nhận thức được những vấn đề để lập kế hoạch kiểm toán. Tuy nhiên, chất lượng nguồn thông tin chưa có sự đảm bảo chắc chắn dẫn đến những nhận định ban đầu của KTV
có trục trặc. Do vậy, KTV cần đa dạng hóa kênh thông tin của mình hơn nữa, có thể đến từ việc hỏi ý kiến những người có hiểu biết sâu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, đọc báo chí liên quan đến tin tức nổi bật của khách hàng,... Đồng thời phải luôn đánh giá độ tin cậy của những nguồn thông tin này. Công việc này tuy tốn thời gian và công sức nhưng bù lại sẽ giúp KTV khách quan hơn trong khâu chuẩn bị kiểm toán
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu VACPA, Thăng Long T.D.K đã vận dụng bảng hỏi trong công việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, kết hợp cùng với đó là phương pháp khai thác các tài liệu về
KSNB của đơn vị. Tuy nhiên KTV thường quá tập trung vào việc tìm hiểu các tài liệu đó mà thực hiện còn sơ sài việc phỏng vấn các cá nhân liên quan đến hệ thống KSNB. KTV cần phối hợp linh hoạt hơn giữa các phương pháp. Bên cạnh đó, hệ thống bảng câu hỏi còn
giới hạn, chưa phải chuẩn chỉnh cho mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực ngành nghề. Do
vậy khi áp dụng bảng câu hỏi KTV cũng cần sử dụng thêm những câu hỏi khác phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Việc áp dụng thêm các phương pháp này sẽ giúp KTV có cái nhìn bao quát hơn về hệ thống KSNB của khách hàng, lấy đó làm cơ sở để góp
ý xây dựng hoàn thiện hơn cho khách hàng.
Sinh viên: Mai Huy Anh - K19CLC-KTA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Đánh giá trọng yếu và rủi ro: Khi xác định mức trọng yếu, công ty Thăng Long T.D.K mới sử dụng mức trọng yếu trên tổng thể báo cáo tài chính chứ chưa có sự phân bổ mức trọng yếu cụ thể cho từng khoản mục, điều này vô hình chung gây khó khăn cho KTV
trong việc xác nhận khối lượng công việc kiểm toán cần thực hiện. Không những vậy, thiếu
đi công đoạn này sẽ làm tăng rủi ro kiểm toán, đặc biệt với khoản mục có tỉ trọng lớn như TSCĐ. Việc hoàn thiện quá trình có thể qua các giải pháp sau đây:
- Công ty Thăng Long T.D.K có thể tiến hành xây dựng chu trình chuẩn trong công đoạn đánh giá mức trọng yếu, trong điều kiện thực tế quá trình này dựa nhiều vào những xét đoán mang tính chủ quan và kinh nghiệm của KTV
- Tổ chức các buổi đào tạo, giảng dạy về các kĩ thuật trong đánh giá trọng yếu và rủi ro, đặc biệt với đối tượng là các trợ lý KTV còn non kinh nghiệm
- Mua phần mềm kiểm toán hỗ trợ xác định mức độ trọng yếu giúp giảm bớt khối lượng công việc, tiết kiệm được thời gian.