Thực tiễn về công tác kiểm tra thuế TNDN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 36 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Thực tiễn về công tác kiểm tra thuế TNDN tại Việt Nam

* Tổ chức hệ thống kiểm tra:

Ngành thuế của Việt Nam được chia làm 3 cấp: Tổng cục thuế, các Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, các Chi cục thuế trực thuộc các Cục thuế. Theo đó hệ thống kiểm tra thuế cũng được chia làm 3 cấp: Đối với Tổng cục thuế thì có Thanh tra Tổng cục thuế, đối với các Cục thuế thì có các phòng kiểm tra thuế, đối với các Chi cục thuế thì có các đội kiểm tra thuế. Số lượng các phòng và các đội kiểm tra phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp được phân cấp quản lý, số thu hàng năm. Đối với Cục thuế các tỉnh miền núi, trung du, đồng bằng có quy mô nhỏ (có số thu hàng năm trừ tiền thu về đất và dầu thô dưới 1.000 tỷ đồng), có thể sắp xếp tổ chức phòng kiểm tra thuế phù hợp với tuỳ theo thực tế nhiệm vụ quản lý thuế tại địa phương.

* Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm tra thuế:

Với quan điểm con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một tổ chức, công tác xây dựng và phát triển lực lượng cán bộ thuế luôn được quan tâm đúng mức. Suốt hơn một thập kỷ qua, ngành thuế không ngừng đẩy mạnh công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuế về nghiệp vụ, phong cách ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ, ứng dụng tin học... Đặc biệt, sau khi Luật quản lý thuế ra đời, ngành thuế đã hình thành hệ thống quản lý thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, tạo điều kiện áp dụng, phát triển ứng dụng tin học vào từng chức năng quản lý và hạn chế tiêu cực do cách quản lý khép kín gây ra. Cán bộ công chức được bố trí, sắp xếp lại, đã và đang được đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực.

Mặc dù, Tổng cục thuế đã rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ thuế nói chung và kiểm tra nói riêng song nhìn chung trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra các cấp còn thấp. Ở tất cả các cấp và các địa phương vẫn còn một số cán bộ thuế yếu về kỹ năng và nghiệp vụ khả năng sử dụng các thiết bị tin học, trình độ ngoại ngữ còn kém. Thậm chí một số cán bộ kiểm tra còn chưa nắm vững chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp để phát hiện các gian lận về thuế.

* Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế TNDN:

Lập kế hoạch kiểm tra thuế TNDN là một khâu quan trọng trong công tác kiểm tra thuế TNDN của ngành thuế, công việc này được tiến hành hàng năm nhằm đạt được các mục tiêu:

- Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực kiểm tra.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra. - Khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.

đánh giá nguồn nhân lực để phân bổ hợp lý đã tiến đến một phương pháp xây dựng kế hoạch kiểm tra khoa học dựa trên các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đã hạn chế được việc kiểm tra một cách tràn lan do hoạt động kiểm tra được thực hiện trên cơ sở chương trình kế hoạch đã được CQT các cấp phê duyệt ngay từ đầu năm.

- Hiện nay ngành thuế đã xây dựng được ứng dụng lập kế hoạch kiểm tra hàng năm theo rủi ro - ứng dụng TPR. Với 22 tiêu chí rủi ro được lập trình tự động giúp CQT các cấp sắp xếp danh sách doanh nghiệp có rủi ro từ cao đến thấp để lựa chọn đưa vào kế hoạch kiểm tra hàng năm. Việc lựa chọn tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của CQT các cấp.

- Tuy nhiên 22 tiêu chí rủi ro được lập trình là những tiêu chí chung mang tính đại diện, phổ biến, thống nhất trong toàn ngành, mà chưa đáp ứng được tính chất đặc thù rủi ro về thuế của từng địa phương nên một số lĩnh vực, hoặc ngành nghề, hoặc doanh nghiệp có rủi ro cao nhưng không được lựa chọn qua phần mềm tự động nêu trên.

- Theo đó, phải kết hợp việc lựa chọn bằng phần mềm tự động với lựa chọn bằng thực tiễn quản lý thuế có rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế; đồng thời ưu tiên về mặt số lượng cho việc lực chọn bằng phần mềm tự động nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công bằng trong việc lập kế hoạch kiểm tra.

* Nội dung công tác kiểm tra thuế TNDN:

- Đối với công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT: Kiểm tra thuế tại trụ sở CQT cũng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá xếp loại thi đua đối với CQT, các bộ phận kiểm tra thuế và đối với từng cán bộ kiểm tra thuế. Do đó việc kiểm tra thuế tại trụ sở CQT được tiến hành rất triệt để tại CQT các cấp. Thể hiện ở việc 100% hồ sơ khai thuế của được tiến hành kiểm tra tại trụ sở CQT. + Kiểm tra tính đầy đủ, tính pháp lý và thời hạn kê khai của hồ sơ khai

thuế. Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm: Đối với hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý là tờ khai thuế TNDN quý; Đối với hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN là tờ khai quyết toán thuế, BCTC năm hoặc BCTC tính đến thời điểm chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu.

Hồ sơ khai thuế phải đúng mẫu quy định, được ghi đầy đủ các chỉ tiêu. Kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trong hồ sơ khai thuế:

+ Đối với tờ khai thuế TNDN tạm tính dành cho người nộp thuế khai từ thu nhập thực tế phát sinh cán bộ kiểm tra khi tiến hành kiểm tra cần chú ý những vấn đề sau: Đối chiếu doanh thu phát sinh trong kỳ với doanh thu trong các tờ khai thuế GTGT hoặc tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt trong cùng kỳ. So sánh tỷ lệ chi phí trong kỳ trên doanh thu với các tờ khai của quý trước. Yêu cầu NNT giải trình các khoản điều chỉnh tăng, giảm lợi nhuận trong kỳ.

+ Đối với tờ khai thuế TNDN tạm tính dành cho khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu cán bộ kiểm tra cần lưu ý những vấn đề sau: Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu được xác định dựa trên tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu quyết toán thuế năm trước hoặc quý trước nếu năm trước cơ sở kinh doanh bị lỗ không có thu nhập chịu thuế. Yêu cầu NNT giải trình đối với tờ khai thuế có mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi; có số thuế thu nhập dự kiến miễn, giảm.

+ Đối với hồ sơ quyết toán thuế TNDN khi kiểm tra tờ khai quyết toán thuế TNDN cán bộ kiểm tra cần đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai với các tài liệu kèm theo như:

Đối chiếu chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN với chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN trong phụ lục “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”. Đối chiếu doanh thu bán hàng hóa dịch vụ trên phụ lục “Kết quả sản xuất kinh doanh” với tổng doanh thu trên hồ sơ khai thuế GTGT 12 tháng trong năm. Kiểm tra thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đã đúng với quy định chưa, nếu có ưu đãi thuế cần kiểm tra xem người nộp thuế có thuộc diện được ưu đãi thuế không và nếu thuộc thì áp dụng thuế suất

ưu đãi, thời gian miễn giảm thuế có đúng không ...

- Đối với công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT: Việc tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế ở nước ta hiện nay được thực hiện theo quy trình kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-TCT của Tổng cục thuế ngày 29/5/2008 và kể từ ngày 20/4/2015 thì áp dụng theo quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015.

Nội dung kiểm tra thuế tại sở người nộp thuế được tiến hành gồm các bước: Lập kế hoạch kiểm tra, tiến hành kiểm tra, lập biên bản kiểm tra thuế và xử lý kết quả kiểm tra thuế. Tuy nhiên hầu hết bộ phận kiểm tra thuế các cấp đều vi phạm lỗi về thời gian, tức là thời gian tiến hành kiểm tra thực tế dài hơn so với thời gian quy định trong quy trình.

Tuy vậy việc kiểm tra tại trụ sở NNT của nước ta vẫn ngày càng được cải thiện và kết quả đạt được cụ thể như sau:

Năm 2015, CQT các cấp đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 67.814 doanh nghiệp, kiến nghị xử lý thu vào NSNN: 12.212,6 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT: 1.047,4 tỷ đồng, giảm lỗ 19.733,4 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)