c, Nội dung kiểm tra hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối vớ
3.5.2. Những hạn chế của công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc và nguyên nhân
3.5.2.1. Những hạn chế của công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc còn có một số hạn chế chủ yếu sau:
- Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại trụ sở CQT còn thấp, còn mang tính hình thức. Thể hiện ở kết quả xử lý sau kiểm tra thuế tại trụ sở CQT chưa cao, cụ thể: Số thuế đề nghị điều chỉnh tăng còn thấp, số lượng hồ sơ đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT còn quá ít và không có hồ sơ nào được ấn định thuế.
- Các cuộc kiểm tra thuế còn bị kéo dài so với thời gian quy định 5-7 ngày. - Kết quả kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại trụ sở NNT còn thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tỷ lệ số thuế TNDN và phạt sau kiểm tra được nộp vào NSNN chưa đạt theo yêu cầu đặt ra là 100% số thuế TNDN truy thu và phạt sau kiểm tra được nộp vào NSNN.
3.5.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
a, Nguyên nhân từ phía CQT
Một là, Chưa có sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt trong công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế.
Hai là, Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra còn chưa đúng trọng tâm trọng điểm. Sở dĩ vậy là do, bộ tiêu chí sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra còn chưa nhiều và mang tính đại diện, phổ biến mà chưa có các tiêu chí dành riêng cho các doanh nghiệp mang tính đặc thù. Trong công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra còn bị ảnh hưởng bởi cảm tính của người xây dựng kế hoạch dẫn đến kế hoạch không được xây dựng một cách khách quan. Dẫn đến một số doanh nghiệp được lựa chọn vào danh sách kế hoạch kiểm tra không có rủi ro về thuế trong khi một số doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế lại không được lựa chọn.
Ba là, Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra chưa được tiến hành một cách kỹ lưỡng. Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra là một bước rất quan trọng trong công tác kiểm tra thuế. Công tác này nếu không được thực hiện một cách cẩn thận và chi tiết sẽ dẫn đến không xác định được các vấn đề tiềm ẩn rủi ro cao về thuế, khiến cho việc kiểm tra thuế bị dàn trải, không đúng trọng tâm. Kết quả là cuộc kiểm tra bị kéo dài về mặt thời gian mà kết quả đạt được lại không cao.
Bốn là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ công tác trong bộ phận kiểm tra thuế còn chưa cao, khả năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Hiện nay các cán bộ công tác trong bộ phận kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc phần lớn là các cán bộ trẻ. Tuy được đào tạo bài bản, tuy nhiên do thời gian công tác chưa dài nên kinh nghiệm làm việc còn ít. Một bộ phận nhỏ cán bộ được đào tạo không đúng chuyên môn nên không đáp ứng được yêu cầu công việc. Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của một bộ phận cán bộ còn hạn chế đã ảnh hưởng không ít tới hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.
Năm là, Sự phối hợp giữa các phòng ban trong CQT và giữa các cơ quan thuế với nhau còn chưa thật sự chặt chẽ. Đặc biệt là sự phối hợp giữa bộ phận kiểm tra thuế với bộ phận quản lý nợ còn chưa thật sự chặt chẽ, dẫn đến tình trạng vẫn còn nợ thuế và tiền phạt truy thu sau kiểm tra. Sự phối hợp giữa các CQT với nhau chưa thật sự chặt chẽ đặc biệt là trong vấn đề cung cấp và trao đổi thông tin về giao dịch dịch mua bán của NNT, về các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT dẫn đến việc nắm bắt các thông tin cần thiết trong công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT không được kịp thời.
Sáu là, Công tác kiểm tra nội bộ còn chưa được chú trọng và chưa hoàn toàn được thực hiện một cách nghiêm túc.
b, Nguyên nhân từ phía người nộp thuế
Bảy là, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT còn chưa cao, hiểu biết về pháp luật thuế còn hạn chế. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có sự đầu tư vào công tác nhân sự, tình trạng kiêm nhiệm còn nhiều dẫn đến hiểu biết về pháp luật thuế còn nhiều hạn chế nên đôi khi vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp không hợp tác với đoàn kiểm tra trong việc cung cấp thông tin, tài liệu … liên quan đến nghĩa vụ thuế với NSNN khi làm việc với CQT dẫn đến kéo dài thời gian của các cuộc kiểm tra. Hơn nữa, do ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT còn chưa cao nên vấn
đề nộp thuế phát sinh và thuế truy thu sau kiểm tra còn chưa đúng thời gian quy định, nhiều doanh nghiệp dây dưa, chây ì, tồn đọng thuế trong nhiều năm.
c, Nguyên nhân khác
Tám là, chính sách pháp luật về thuế trong thời gian gần đây có nhiều thay đổi. Điều này gây khó khăn cho NNT trong việc cập nhật chính sách và dễ dẫn đến sai phạm trong kê khai thuế nói chung và đối với kê khai thuế TNDN nói riêng. Hơn nữa, NNT dựa vào thời kỳ quá độ giữa chính sách thuế mới và chính sách thuế cũ để lách luật. Đồng thời, gây khó khăn cho CQT trong việc kiểm tra thuế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3, tác giả nêu khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và lịch sử hình thành cũng như chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó ở chương 3, tác giả đi sâu vào phân tích cơ cấu tổ chức của hệ thống kiểm tra thuộc ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhiệm vụ và trách nhiệm của bộ phận kiểm tra thuế thuộc ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau đó, tác giả mô tả chi tiết thực trạng của công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm: Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế; Thực trạng công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; Thực trạng công tác xử lý sau kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở NNT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Ở phần này, tác giả đi vào mô tả chi tiết từng bước tiến hành các nội dung kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại trụ sở Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc và tại trụ sở người nộp thuế của bộ phận kiểm tra thuế qua các năm. Hơn nữa tác giả cũng đã đưa ra các con số cụ thể để cho thấy kết quả đã đạt được thực tế của công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ các số liệu trên giúp tác giả đánh giá những thành công và những hạn chế của công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tìm ra nguyên nhân của các mặt hạn chế đó để góp phần đưa ra các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ
TỈNH VĨNH PHÚC
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc