c, Nội dung kiểm tra hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối vớ
4.2.3. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thuế TNDN đối vớ
nghiệp ngoài quốc doanh tại trụ sở NNT
Công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại trụ sở NNT có hiệu quả hay không phụ thuộc vào các yếu tố sau: Chất lượng của công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng của cán bộ bộ phận kiểm tra thuế; Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra; Công tác kiểm tra nội bộ; Hệ thống chính sách pháp luật về thuế. Vì vậy để nâng
cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại trụ sở NNT thực hiện các giải pháp chuyên sâu sau:
4.2.3.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh một cách có trọng tâm, trọng điểm
Xây dựng kế hoạch kiểm tra là một công tác quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kiểm tra thuế. Vì vậy muốn đạt được kết quả kiểm tra cao, các doanh nghiệp được đưa vào kế hoạch kiểm tra phải là những doanh nghiệp thực sự có rủi ro về thuế hoặc nằm trong chuyên đề mà Tổng cục thuế đã lựa chọn trong năm đó. Để việc xây dựng kế hoạch kiểm tra được thực hiện một cách có trọng tâm, trọng điểm cần tiến hành các công việc sau:
- Trước tiên Tổng cục thuế cần xây dựng bộ tiêu chí với các tiêu chí tĩnh là dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp và nhiều tiêu chí động mang tính đặc thù của từng ngành nghề, từng địa phương, hạn chế các tiêu chí mang tính phổ biến, chung chung.
- Thường xuyên cập nhật và nâng cấp phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro (Phần mềm TPR).
- Tổ chức tập huấn rộng rãi về phần mềm ứng dụng TPR cho toàn thể các cán bộ công tác trong bộ phận kiểm tra thuế.
- Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra phải được giao cho một nhóm người vừa có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra lại vừa có khả năng sử dụng công nghệ thông tin giúp cho việc xây dựng kế hoạch kiểm tra lựa chọn được những doanh nghiệp thực sự có rủi ro cao về thuế. Sở dĩ phải giao cho một nhóm người vì có như vậy danh sách các doanh nghiệp nằm trong kế hoạch kiểm tra mới mang tính khách quan, không mang cảm tính của người lập kế hoạch.
Khi công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra được thực hiện như vậy sẽ giúp lựa chọn ra được những doanh nghiệp thực sự có rủi ro về thuế để đưa
vào kế hoạch kiểm tra. Việc này không những giúp cho thời gian cuộc kiểm tra không bị kéo dài mà còn giúp cho công tác kiểm tra đạt kết quả cao hơn.
4.2.3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và đạo đức cho cán bộ bộ phận kiểm tra thuế
Cán bộ kiểm tra là người thực hiện công tác kiểm tra thuế. Hiệu quả của công kiểm tra thuế phụ thuộc rất lớn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng mềm của cán bộ kiểm tra. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng mềm cho cán bộ kiểm tra, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện các công việc sau:
- Trước tiên để có được đội ngũ cán bộ kiểm tra phục vụ tốt cho công việc kiểm tra thuế, khâu tuyển dụng cán bộ vào bộ phận kiểm tra thuế cần phải được lựa chọn kỹ càng, lựa chọn những người có chuyên môn phù hợp và được đào tạo bài bản. Hơn nữa việc sắp xếp cán bộ vào bộ phận kiểm tra thuế cần được căn cứ vào tình hình thực tế của công việc như số lượng doanh nghiệp, quy mô và ngành nghề của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp càng nhiều, quy mô doanh nghiệp càng lớn và tính chất của doanh nghiệp càng phức tạp thì số lượng cán bộ cần thiết càng nhiều. Tránh để lực lượng cán bộ kiểm tra quá mỏng dẫn đến kém hiệu quả trong công việc đồng thời cũng tránh việc sắp xếp quá nhiều người vào bộ phận kiểm tra thuế dẫn đến lãng phí, không cần thiết.
- Thường xuyên có những buổi tập huấn bồi dưỡng thêm kiến thức về chính sách pháp luật thuế mới đặc biệt là chính sách thuế TNDN, kiến thức về kỹ năng kiểm tra, kiến thức về công tác kế toán; trao đổi kinh nghiệm thực tế với nhau.
- Định kỳ tổ chức các bài kiểm tra về chuyên môn đối với cán bộ kiểm tra để có thể nắm được những kỹ năng còn yếu, kém ở cán bộ kiểm tra để có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm.
- Các buổi tập huấn kỹ năng về công nghệ thông tin là thật sự cần thiết vì một bộ phận không nhỏ các cán bộ kiểm tra còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin.
- Trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, việc đào tạo thêm về ngoại ngữ cho các cán bộ kiểm tra cũng tạo nhiều thuận lợi trong việc kiểm tra thuế.
- Một cán bộ kiểm tra thuế, không chỉ cần có chuyên môn nghiệp vụ mà còn rất cần có đạo đức nghề nghiệp, liêm chính, không vì tư lợi cá nhân mà làm thất thu cho NSNN. Vì vậy ngoài các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc cần có các buổi quán triệt về phẩm chất đạo đức của một người cán bộ kiểm tra, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để hạn chế và đẩy lùi các vấn đề tiêu cực.
4.2.3.3. Chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra nội bộ
Công tác kiểm tra nội bộ là công tác kiểm soát lại các bộ hồ sơ kiểm tra thuế của bộ phận kiểm tra. Để nắm được những mặt được và chưa được của công tác kiểm tra thuế để kịp thời đưa ra các biện pháp chấn chỉnh. Để công tác kiểm tra nội bộ được thực hiện một cách tốt nhất, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc cần tiến hành các bước sau:
- Hàng năm, CQT cần thành lập các tổ kiểm tra. Tổ kiểm tra có thể được thành lập từ phòng kiểm tra nội bộ, cũng có thể thành lập các tổ kiểm tra để kiểm tra chéo giữa các đoàn kiểm tra trong một bộ phận kiểm tra hoặc kiểm tra chéo giữa các bộ phận kiểm tra trong Cục thuế.
- Lựa chọn các bộ hồ sơ kiểm tra có rủi ro để kiểm soát lại. Các bộ hồ sơ có rủi ro là các bộ hồ sơ kiểm tra của các doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất phức tạp mà lại có số thuế truy thu thấp, các doanh nghiệp có ưu đãi về thuế TNDN …
- Nội dung kiểm tra: Xem các bộ hồ sơ kiểm tra đã tuân theo đúng quy trình kiểm tra chưa, các nội dung kiểm tra đã đầy đủ và đúng theo các quy định về chính sách pháp luật thuế chưa và còn sai phạm gì chưa được xử lý không.
- Tổng kết, đưa ra kết luận trong đó đánh giá những mặt được và chưa được của từng bộ hồ sơ đã kiểm tra để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Công tác kiểm tra nội bộ có hai tác dụng chính:
- Thứ nhất, giúp ban lãnh đạo CQT nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của công tác kiểm tra thuế để từ đó có những chỉ đạo sát sao giúp phát huy các thế mạnh đã đạt được và có biện pháp khắc phục các điểm yếu của công tác kiểm tra thuế.
- Thứ hai, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các vấn đề tiêu cực trong kiểm tra thuế. Giảm thiểu được sự thông đồng giữa cán bộ kiểm tra với NNT giúp chống thất thu cho NSNN.
4.2.3.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thuế
Chính sách pháp luật về thuế là yếu tố quan trọng chi phối trong suốt quá trình kê khai, nộp thuế của NNT cũng như trong suốt quá trình kiểm tra việc cấp hành chính sách pháp luật thuế của CQT đối với các doanh nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế một cách đồng bộ, ổn định, rõ ràng, tránh sự chồng chéo và bất cập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện công tác kiểm tra thuế TNDN cũng như việc kê khai thuế của doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Trong trường hợp các văn bản pháp luật về kiểm tra còn thiếu, chưa bao quát hết các trường hợp cần kiểm tra hoặc các quy định về quy trình nhiệm vụ, thẩm quyền kiểm tra thuế chưa rõ ràng cũng gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho công tác kiểm tra thuế TNDN cần quán triệt các yêu cầu:
- Thứ nhất, phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, tránh sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật có liên quan tới công tác kiểm tra thuế như các Luật thuế, Luật kế toán, Luật kiểm toán, Luật xử lý vi phạm về thuế, Luật doanh nghiệp…
- Thứ hai, chính sách pháp luật về thuế cần ổn định, tránh sự thay đổi nhiều trong một thời gian ngắn.
- Thứ ba, các quy định trong Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành phải sát và phù hợp với thực tế tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa của nước ta, phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp là đối tượng chi phối của Luật.
- Thứ tư, trong xu thế hội nhập như hiện nay thì các Luật thuế của nước ta cũng cần phải phù hợp với xu thế của các nước trong khu vực và Quốc tế
Ngoài ra việc chuẩn bị trước khi kiểm tra một cách chu đáo cũng sẽ giúp cho công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt hiệu quả cao hơn.