5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm các chỉ tiêu về tình hình thực hiện dự toán thu thuế, thu thuế TNDN đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bao gồm các chỉ tiêu:
+ Dự toán: Là số thu NSNN được giao phải thực hiện cho từng địa phương trong năm nhất định. Dự toán số thu NSNN được căn cứ trên số thu thực hiện của năm trước, dự kiến tình hình kinh tế tại địa phương năm giao dự toán để giao dự toán số thu cho từng địa phương.
+ Số thực hiện: Là số thu thực tế thực hiện được của từng địa phương trong năm nhất định.
- Nhóm các chỉ tiêu về kế hoạch kiểm tra được giao và tình hình thực hiện kế hoạch. Bao gồm các chỉ tiêu:
+ Kế hoạch kiểm tra được giao: Là số lượng và danh sách cụ thể các doanh nghiệp hoặc lượt hồ sơ cần được tiến hành kiểm tra được giao cho từng bộ phận. Kế hoạch kiểm tra được giao dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế và năng lực của từng bộ phận.
+ Số thực hiện kế hoạch kiểm tra được giao là số lượng doanh nghiệp hoặc số lượt hồ sơ thực tế kiểm tra trong một năm nhất định tại một bộ phận cụ thể.
- Nhóm các chỉ tiêu về kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại trụ sở cơ quan thuế. Bao gồm các chỉ tiêu:
+ Số hồ sơ khai thuế TNDN phải kê khai: Là số lượt hồ sơ khai thuế TNDN phải kê khai của các doanh nghiệp đang hoạt động.
+ Số hồ sơ khai thuế TNDN đã kê khai: Là số lượt hồ sơ khai thuế TNDN của các doanh nghiệp đã nộp qua mạng và đã được nhận thành công lên hệ thống iHTKK.
+ Số hồ sơ khai thuế TNDN đã được kiểm tra: Là số lượt hồ sơ khai thuế TNDN của các doanh nghiệp đã được tiến hành kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
+ Số hồ sơ khai thuế TNDN chấp nhận: Số lượt hồ sơ đã được tiến hành kiểm tra và chưa thấy có dấu hiệu rủi ro, được chấp nhận.
+ Số hồ sơ khai thuế TNDN điều chỉnh: Là số lượt hồ sơ đã được tiến hành kiểm tra, do số thuế kê khai chưa đúng theo quy định nên cần phải điều chỉnh.
+ Số thuế TNDN phải điều chỉnh tăng: Là số thuế TNDN kê khai thiếu phát hiện qua kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, phải điều chỉnh tăng.
+ Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại trụ sở: Là số lượt hồ sơ khai thuế TNDN, qua tiến hành kiểm tra phát hiện các dấu hiệu rủi ro, chưa đủ cơ sở để xác định chính xác số thuế TNDN phải nộp, cần tiến hành kiểm tra tại trụ sở .
+ Tỷ lệ hồ sơ đã kê khai thuế TNDN trên số phải kê khai: Là tỷ lệ phần trăm giữa số lượt hồ sơ khai thuế TNDN đã kê khai với số hồ sơ khai thuế TNDN phải kê khai. Chỉ tiêu này cho thấy mức độ chấp hành việc kê khai thuế của NNT.
+ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế TNDN đã kiểm tra trên số đã kê khai: Là tỷ lệ phần trăm giữa số lượt hồ sơ khai thuế TNDN đã được tiến hành kiểm tra tại trụ sở CQT so với số lượt hồ sơ khai thuế TNDN đã kê khai. Chỉ tiêu này cho biết tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại trụ sở CQT, đạt bao nhiêu% trên số hồ sơ khai thuế đã kê khai.
+ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế TNDN chấp nhận trên số hồ sơ khai thuế đã kiểm tra. Là tỷ lệ phần trăm giữa số lượt hồ sơ khai thuế TNDN đã tiến hành kiểm tra và được chấp nhận so với số hồ sơ khai thuế TNDN đã được tiến hành kiểm tra. Chỉ tiêu này cho biết về kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại trụ sở CQT.
+ Tỷ lệ hồ sơ điều chỉnh trên số hồ sơ đã kiểm tra: Là tỷ lệ phần trăm giữa số lượt hồ sơ khai thuế TNDN cần điều chỉnh trên số lượt hồ sơ đã được
tiến hành kiểm tra.Chỉ tiêu này cho biết về kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại trụ sở CQT.
+ Tỷ lệ số hồ sơ khai thuế đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT trên số lượt hồ sơ được kiểm tra: Là tỷ lệ phần trăm giữa số lượt hồ sơ đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT so với số lượt hồ sơ khai thuế TNDN đã được tiến hành kiểm tra tại trụ sở CQT. Chỉ tiêu này cho biết về kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại trụ sở CQT.
- Nhóm các chỉ tiêu về kết quả kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở NNT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bao gồm các chỉ tiêu:
+ Số cuộc kiểm tra có thời gian kéo dài hơn so với thời gian quy định. Là số cuộc kiểm tra mà có thời gian thực tế kiểm tra tại trụ sở NNT kéo dài hơn so với quy định trong quy trình kiểm tra thuế.
+ Tỷ lệ giữa số cuộc kiểm tra có thời gian kiểm tra kéo dài hơn so với quy định trên số cuộc kiểm tra đã hoàn thành. Là tỷ lệ phần trăm giữa số cuộc kiểm tra có thời gian kéo dài hơn so với quy định với số cuộc kiểm tra đã hoàn thành. Chỉ tiêu này cho biết mức độ chấp hành về mặt thời gian của các đoàn kiểm tra tại trụ sở NNT.
+ Số thuế TNDN truy thu. Là số thuế TNDN phát hiện tăng qua kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.
+ Số tiền phạt trên số thuế TNDN truy thu. Bao gồm tiền phạt vi phạm hành chính do kê khai sai số thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp trên số thuế truy thu.
Tiền phạt vi phạm hành chính do kê khai sai = Số thuế TNDN truy thu x 20% Tiền phạt chậm nộp = Số thuế TNDN truy thu x số ngày tính phạt chậm nộp x 0,05%
+ Số lỗ điều chỉnh giảm. Là số lỗ phát hiện giảm qua kiểm tra tại trụ sở NNT. + Số thuế TNDN truy thu và phạt bình quân trên một cuộc kiểm tra. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng số thuế TNDN truy thu và tiền phạt
trên số thuế TNDN truy thu chia cho tổng số cuộc kiểm tra đã hoàn thành trong năm. Chỉ tiêu này cho biết số thuế TNDN truy thu và phạt trung bình của một cuộc kiểm tra trong năm.
- Nhóm các chỉ tiêu về tình hình xử lý sau kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở NNT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
+ Tổng số thuế TNDN truy thu và tiền phạt. Được tính bằng công thức = Số thuế TNDN truy thu + tiền phạt vi phạm hành chính do kê khai sai số thuế phải nộp + tiền phạt chậm nộp.
+ Tổng số thuế TNDN truy thu và tiền phạt đã nộp vào NSNN. Là số thuế truy thu và tiền phạt qua kiểm tra đã được NNT nộp vào NSNN.
+ Tỷ lệ số cuộc kiểm tra đã được nhập vào hệ thống TTR và hệ thống TMS. Là tỷ lệ phần trăm giữa số cuộc kiểm tra đã hoàn thành được nhập vào hệ thống TTR và hệ thống TMS so với số cuộc kiểm tra đã hoàn thành. Tỷ lệ này cho biết việc chấp hành việc xử lý sau kiểm tra của đoàn kiểm tra.
+ Tỷ lệ số tiền thuế TNDN truy thu và tiền phạt được nộp vào NSNN. Là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền thuế TNDN truy thu và tiền phạt được nộp vào NSNN so với tổng số thuế TNDN truy thu và tiền phạt qua kiểm tra. Chỉ tiêu này cho thấy mức độ chấp hành các quyết định xử lý sau kiểm tra của NNT và tình hình đôn đốc nộp thuế sau kiểm tra của các cán bộ kiểm tra thuế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời được một số các câu hỏi chính như: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như thế nào? Thực trạng của công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2015 ra sao? Những yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc? Để tăng cường công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục thuế Vĩnh Phúc cần thực hiện những giải pháp nào? Và từ đó cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế Vĩnh Phúc như đặc điểm nền kinh tế xã hội, đặc điểm quy mô và ngành nghề kinh doanh, Chính sách pháp luật về thuế, trình độ và lực lượng cán bộ kiểm tra .... Vì vậy, trong quá trình viết đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu để giải quyết vấn đề được đặt ra như: Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp thống kê so sánh, Phương pháp đối chiếu; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu vì tỉnh Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc có các điều kiện phù hợp với việc nghiên cứu đề tài.
Tác giả đưa ra hệ thống các chỉ tiêu để tập trung đi sâu vào nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đó là nhóm các chỉ tiêu về tình hình thực hiện dự toán thu thuế, thu thuế TNDN đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Nhóm các chỉ tiêu về kế hoạch kiểm tra được giao và tình hình thực hiện kế hoạch; Nhóm các chỉ tiêu về kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc; Nhóm các chỉ tiêu về kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại trụ sở CQT; Nhóm các chỉ tiêu về kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở NNT của toàn ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc; Nhóm các chỉ tiêu về kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại trụ sở NNT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Nhóm các chỉ tiêu về tình hình xử lý sau kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Đặc điểm của tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ (qua Sông Lô), phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc và Sông Lô. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra 01/4/2009) là 1.000,8 nghìn người, mật độ dân số 813 người/km2.
Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Là một tỉnh nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; kề liền cảng hàng không quốc tế Nội Bài, …nên có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội
Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thủ đô Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật... nhưng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía. Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng GRDP: Tốc độ tăng trưởng bình quân 18 năm (1997-2014): 14,8%/năm
Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2015: 70-75 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD.
GRDP bình quân đầu người năm 2015: 70 triệu đồng/người/năm
Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp - Xây dựng: 62,1%; Thương mại - Dịch vụ: 28,5%; Nông lâm thuỷ sản (%): 9,4%
Kim ngạch xuất - nhập khẩu (tổng giá trị) năm 2015: Xuất khẩu: 1,5-2 tỷ USD
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI):
- Năm 2010: Điểm 61,73; xếp hạng 15; nhóm điều hành Tốt - Năm 2011: Điểm 62,57; xếp hạng 17; nhóm điều hành Tốt - Năm 2012: Điểm 55,15; xếp hạng 43; nhóm điều hành Khá - Năm 2013: Điểm 58,86; xếp hạng 26; nhóm điều hành Khá Đầu tư trực tiếp trong nước:tính đến hết tháng 02 năm 2015 - Số lượng dự án: 578 dự án
- Tổng số vốn đầu tư đăng ký: trên 40.000 tỷ VNĐ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: tính đến hết tháng 12 năm 2015 - Số lượng dự án: 189 dự án
- Tổng vốn đầu tư đăng ký: 3,15 tỷ USD
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020:
Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; hướng tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.
3.2. Khái quát về Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Lịch sử hình thành của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
“Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ ngày 01/01/1997 cùng với sự tái lập của tỉnh Vĩnh Phúc (theo Quyết định số 1132/QĐ - BTC ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Trong hơn một thập kỷ qua, cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành thuế Vĩnh Phúc liên tục có sự thay đổi phù hợp với việc thay đổi đơn vị hành chính cấp huyện và đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện các luật thuế mới, yêu cầu cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Tính đến thời điểm hiện tại, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế Vĩnh Phúc gồm 14 phòng chức năng, 09 Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố với trên 500 cán bộ công chức. Trong đó cán bộ nữ chiếm khoảng 33%; 68,4% cán bộ công chức là Đảng viên; trên 57% cán bộ công chức có trình độ Đại học và trên Đại học, thông hiểu về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, các quy trình nghiệp vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao”. (Sơ lược lịch sử phát triển ngành thuế Vĩnh Phúc từ 1997-2012 http://vinhphuc.gdt.gov.vn/wps/portal [Ngày 25/11/2015])
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc
3.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
Cục thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng bộ tài chính, cụ thể như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.