Văn bản thông tin và văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 29 - 30)

Trong CTGDPT môn Ngữ văn hiện hành, khái niệm “văn bản thông tin” chưa xuất hiện, thay vào đó là khái niệm “văn bản nhật dụng” với cách

hiểu “không phải là một thể loại văn học hay một kiểu văn bản. Sở dĩ gọi văn bản nhật dụng là xuất phát từ nội dung đề tài (gắn với những vấn đề có tính thời sự) ... và vì thế những văn bản này có thể thuộc bất kì thể loại nào của văn học hoặc không phải văn bản văn học” [ 12, tr. 166]

Theo tác giả Vũ Thị Thu Hương: Thuật ngữ “văn bản thông tin” xuất hiện trong nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới từ trước những năm 2000. Văn bản thông tin có mục đích chủ yếu nhằm cung cấp thông tin, không sử dụng yếu tố hư cấu. Văn bản thông tin có vai trò rất quan trọng trong nhịp sống của xã hội hiện đại và tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau: tờ rơi, phiếu thu ngân, đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bảng báo giá, quảng cáo chào hàng, clip, biển thông báo… Hàng ngày, con người thường xuyên tiếp xúc với loại văn bản này để giải quyết công việc hoặc đơn thuần là đáp ứng các nhu cầu về thông tin trong thời đại công nghệ 4.0.

Mặc dù có nhiều quan điểm cụ thể khác nhau, nhưng “trong sự khác nhau đến đối lập giữa các quan niệm, vẫn có thể nhận thấy sự thống nhất của các tác giả ở đặc điểm chung là: Văn bản thông tin không sử dụng các yếu tố hư cấu, tưởng tượng và mục đích chính là cung cấp thông tin. Văn bản thông tin tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau (sách giáo khoa, báo chí,

tạp chí, áp phích, tờ rơi quảng cáo, bảng chỉ dẫn công việc, phiếu thanh toán, trang mạng hay đĩa CD,...)” .

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản: văn bản thông tin là bản viết hoặc in, mang nội dung thông tin, có mục đích chính là cung cấp thông tin. Dạy đọc hiểu văn bản thông tin rất quan trọng. “Về cơ bản chúng ta

đọc loại văn bản này để chuyển hóa các thông tin hoặc kiến thức trong văn bản thành tri thức của mình với mục đích sử dụng luôn trong học tập và đời sống hoặc làm tư liệu cho mai sau. Chỉ nguyên mục đích đó đã làm cho việc đọc hiểu văn bản thông tin khác với đọc văn bản văn học. Như Rosenblatt (1978) đã gợi ý, người đọc sẽ có hai tư tưởng khi đọc văn bản thông tin, một là để trải nghiệm, hai là để tìm kiếm và ghi nhớ thông tin. Do đó, với hầu hết các văn bản thông tin, sự chú ý của người đọc sẽ tập trung chủ yếu vào những điều họ sẽ thu được từ việc đọc – tức là thông tin chứa đựng trong văn bản”. [43, tr. 106]

Trong chương trình Ngữ văn theo CTGDPT mới, văn bản thông tin được cân nhắc giảng dạy ở một mức độ phù hợp với vị trí quan trọng của loại văn bản này trong cuộc sống. Chúng ta không nên chỉ coi trọng văn bản văn chương mà quên đi vai trò của văn bản thông tin trong việc chuẩn bị kỹ năng đọc hiểu cho HS trước hết là ở những bậc học sau trung học cũng như cho cuộc sống và công việc của các em trong tương lai. Vì vậy, khi thiết kế nội dung giảng dạy văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn trong CTGDPT mới, cần lưu ý đến tính đa dạng của kiểu loại văn bản này để tạo cơ hội giúp HS tiếp cận với càng nhiều kiểu loại văn bản thông tin cụ thể càng tốt vì đây chủ yếu là những dạng văn bản mà các em tiếp xúc hàng ngày. Đó cũng là một trong những tiêu chí để HS cảm thấy môn Ngữ văn thiết thực, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và công việc của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)