Nội dung thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 84 - 86)

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn dạy học đọc hiểu văn bản Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. Nội dung bài học thực nghiệm sư phạm là tổ chức sử dụng infographic trong hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản, tiến hành theo đúng phân phối chương trình và kế hoạch giảng dạy của nhà trường và đảm bảo phù hợp với hướng dẫn thực hiện chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn hai lớp có trình độ nhận thức tương đương, giảng dạy theo hai cách khác nhau rồi so sánh thái độ, kết quả học tập của cả hai lớp.

Lớp 6A – lớp thực nghiệm: Dạy học áp dụng giáo án thực nghiệm với nội dung và biện pháp tổ chức sử dụng infographic để tăng hứng thú và hiệu quả học tập cho HS.

Lớp 6B – lớp đối chứng: Dạy học không sử dụng infographic, giáo án soạn giảng theo phương pháp thuyết trình và vấn đáp.

Chúng tôi soạn giáo án thực nghiệm (Phụ lục 5), tổ chức hoạt động sử dụng infographic áp dụng cho dạy học đọc hiểu văn bản Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử.

Sau khi tiến hành bài dạy xong bài ở hai lớp, chúng tôi tiến hành một bài kiểm tra 10 phút sau tiết học để kiểm tra học tập của HS (Phụ lục 3). Câu hỏi của hai lớp giống nhau, được soạn theo nội dung bài học với 1 câu hỏi tự luận và 5 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Sau đó, kết quả ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng sẽ được đem ra để phân tích, so sánh. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra những kết luận sư phạm.

Tiêu chuẩn đánh giá: HS chọn đúng đáp án của 5 câu trắc nghiệm, trả lời đúng, đủ ý trong câu tự luận, điểm tối đa là 10. Với 5 câu trắc nghiệm, nếu trả lời đúng mỗi câu 1 điểm.Với 1 câu tự luận, trả lời đúng, đủ điểm tối đa là 5 điểm. Đáp án cụ thể: Phần trắc nghiệm (5.0 điểm) 1 2 3 4 5 D A D A A Phần tự luận (5.0 điểm)

- Tác giả đặt tên cho văn bản là “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” vì cầu Long Biên chính là nhân chứng trong suốt quá trình từ khi cầu được xây dựng đến khi cầu được rút về vị trí khiêm nhường.

- Tác giả đã dùng thủ pháp nhân hóa trong việc gọi tên cây cầu Long Biên. Không gọi cầu là “chứng tích” mà gọi cầu là “chứng nhân”. Cách nhân

hóa này đẫ đem lại sự sống, linh hồn cho cây cầu. Cầu trở thành một nhân chứng lịch sử trước bao đổi thay, trước bao thăng trầm của Thủ đô, của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)