đọc hiểu môn Ngữ văn
Ứng dụng infographic thiết kế các văn bản thông tin trong dạy học đọc hiểu văn bản nói chung và văn bản thông tin nói riêng được xem là một phương pháp dạy học mới có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn hiện nay.
Sử dụng infographic góp phần cô đọng và tổng hợp kiến thức theo logic một cách nhanh chóng. Tiếp nhận thông tin từ infographic giúp cho văn bản thông tin trở nên ngắn gọn, trọng tâm hơn và từ đó hiệu quả hơn. Quá trình tìm tòi, thu thập các thông tin để tạo ra infographic của mình cũng tạo điều kiện cho HS được tiếp cận với các nguồn thông tin đa dạng, mở rộng vốn kiến thức của các em.
Về kĩ năng:
Khi khai thác thông tin từ một infographic – tức là HS được tiếp cận
với hệ thống những thông tin đã được tổng hợp, khái quát hóa ở mức cao, đòi hỏi HS cần huy động các kĩ năng của tư duy: phân tích, so sánh, đánh giá… từ đó nâng cao kĩ năng đọc của các em. Trong trường hợp HS là người được giao nhiệm vụ thiết kế infographic văn bản thông tin thì các kĩ năng tổng hợp sẽ được phát huy tối đa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Về thái độ:
Mỗi infographic được thiết kế mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả. HS THCS đang có nhu cầu khẳng định bản thân sẽ hứng thú với việc tự thiết kế và biết trân trọng sản phẩm học tập của chính mình, trên cơ sở đó hứng thú hơn với bộ môn.
Về định hướng phát triển năng lực:
Sử dụng infographic trong thiết kế và khai thác văn bản thông tin không chỉ hỗ trợ HS phát triển các năng lực của bộ môn mà còn phát triển các năng lực chung, đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo, năng lực nghệ thuật (phù hợp với đặc thù môn học).
Về hình thành phẩm chất cho HS:
Trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc của các em về kiến thức, việc rèn luyện kĩ năng và các năng lực góp phần giúp HS thêm trân trọng và yêu quí Tiếng Việt, từ đó củng cố tình yêu quê hương, đất nước.
Như vậy, ứng dụng infographic với tư cách là một công cụ hỗ trợ có tính trực quan trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin được xem là một phương pháp dạy học mới không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học văn bản thông tin nói riêng mà còn tăng tính hứng thú học tập của HS, tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để thực hành sáng tạo, từ đó hình thành các năng lực cho người học cũng như khuyến khích sự sáng tạo của GV trong quá trình dạy học.