Sử dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 53 - 73)

những mục tiêu dạy học khác nhau

2.3.1.1. Mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ cho người học.

“Năng lực ngôn ngữ là năng lực sử dụng tiếng nói và chữ viết trong

giao tiếp, thể hiện ở các kĩ năng đọc, viết nói và nghe. Đây chính là biểu hiện rõ nhất của năng lực giao tiếp, một năng lực hết sức quan trọng đối với người học, năng lực công cụ. Thông qua chương trình môn Ngữ văn, học sinh được

hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập, phát triển, đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống” [41, tr. 21].

Năng lực ngôn ngữ chủ yếu thể hiện ở việc sử dụng tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên qua giao tiếp hàng ngày, thể hiện qua kĩ năng đọc, viết, nói và nghe các văn bản thông thường: cách lắng nghe để lựa chọn thông tin, cách chọn ngôn từ để viết 1 cách ngắn gọn và sức tích, cách đọc để chọn lọc thông tin và cách thuyết trình. Năng lực này được hình thành dần dần qua từng lớp và các khối lớp. Ban đầu HS sử dụng ngôn ngữ một cách quán tính, sau đó mới tiến đến sử dụng một cách có ý thức.

Làm việc với infographic có ưu thế trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS bởi lẽ yêu cầu của ngôn ngữ trong infographic là chọn lọc từ ngữ, những từ, cụm từ có tính khái quát cao, rõ ràng, gợi mở…. Việc đọc để thâu tóm lại thành các cụm từ thể hiện các ý tưởng chính là phát huy năng lực nắm bắt thông tin khi đọc và chọn lọc ngôn từ để thể hiện của HS. Đây là kĩ năng đọc và viết. Còn khi thuyết trình từ các hình ảnh, cụm từ giúp phát triển năng lực nói. Quá trình làm việc nhóm, thảo luận, lựa chọn phương án giúp HS phát triển năng lực nghe. Để giúp HS hình thành và phát triển các năng lực này, GV cần chú trọng các phương pháp dạy học thông qua hoạt động, thực hành, cần tổ chức để HS thực hiện các hoạt động kiến tạo kiến thức và các hoạt động tìm kiếm nguồn ngữ liệu, khai thác ngữ liệu cho nhiều hoạt động đọc, viết, nghe, nói.

Ví dụ: Có thể tiến hành giờ học đọc hiểu văn bản thông tin theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS trong bài “Ôn dịch, thuốc lá” trên lớp với cách thức như sau:

- Trước tiết học: Cuối bài học trước, GV có thể đặt câu hỏi gợi mở cho HS chuẩn bị bài mới: Ôn dịch là gì? Có thể thay thế nhan đề “Ôn dịch, thuốc

Rõ ràng, để trả lời cho câu hỏi này, HS cần hiểu rõ dụng ý của tác giả khi đặt tên tác phẩm là “Ôn dịch, thuốc lá” là so sánh tệ nghiện thuốc lá với ôn dịch, đồng thời thể hiện sắc thái biểu cảm vừa căm tức, vừa ghê tởm với thuốc lá. Việc HS chọn một cái tên khác và dùng lập luận của mình để bảo vệ cho quan điểm không chỉ phát huy khả năng ghi nhớ kiến thức của các em mà còn là cơ sở để các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

- Trong tiến trình bài học:

Phần khởi động, để tạo hứng thú cho HS, GV có thể thiết kế infographic trống (dạng phiếu học tập), yêu cầu HS nghiên cứu văn bản thông tin và điền khuyết vào những chỗ trống. Việc lựa chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống không chỉ giúp các em biết chắt lọc thông tin, sử dụng từ ngữ mà còn tạo ra được những từ khóa để ghi nhớ về nội dung văn bản.

Ví dụ: GV có thể sử dụng infographic sau để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung kiến thức bài học.

Khi yêu cầu HS điền khuyết vào phiếu học tập, GV cũng có thể tăng hứng thú làm việc của các em bằng cách đặt ra giới hạn thời gian hoặc tăng tính cạnh tranh giữa các nhóm khi tổ chức dưới dạng trò chơi “Ai nhanh

hơn?”. Theo đó, nhóm hoặc cặp đôi nào hoàn thiện phiếu nhanh nhất và đưa

ra phần thuyết minh về đáp án tốt nhất sẽ là đội thắng cuộc. Tổ chức giờ học như vậy không chỉ khiến HS tự làm chủ được kiến thức mà còn làm cho tiết học sôi nổi, tạo được hứng thú học tập cho các em.

Trong phần hình thành kiến thức mới, GV cũng có thể sử dụng những đoạn phim ngắn, được sưu tầm trên Internet hoặc làm phim từ các hình ảnh tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc lá. Việc tăng tính hình ảnh làm cơ sở tư liệu không chỉ làm cho HS nhận thức tốt hơn, trực quan hơn mà còn giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Kết thúc tiết học, để củng cố, GV có thể tạo ra một cuộc thi với nội dung đặt lại tên cho tác phẩm sau khi tiết học kết thúc, yêu cầu HS thuyết minh trước lớp về nhan đề mới cho tác phẩm. Việc làm này không chỉ tăng cường phát triển khả năng ngôn ngữ cho các em mà còn khiến các em hiểu hơn về tác phẩm bởi nhan đề chính là linh hồn của tác phẩm.

Hoặc để nâng cao khả năng vận dụng, GV có thể tổ chức cuộc thi cho HS thiết kế poster tuyên truyền cho ý tưởng phòng, chống thuốc lá. Hoặc tự thiết kế một infographic tổng hợp những hiểu biết của mình về tác hại của thuốc lá nhằm tuyên truyền cho người thân trong gia đình hoặc khu phố để ngăn ngừa việc hút thuốc lá.

Điều cần chú ý khi dạy học nhằm phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ cho HS theo cách nói trên, GV phải tạo được môi trường để HS được tự tin và tự do trình bày quan điểm của mình: tôn trọng tính cách và cá tính sáng tạo của mỗi HS khi viết và nói; khích lệ những suy nghĩ độc đáo, mới lạ và tích cực, những ý kiến tranh luận, phản biện có cơ sở lí lẽ. Có như vậy mới tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực ngôn ngữ và khả năng sáng tạo của các em. Đồng thời, khuyến khích HS cũng tự ghi chép bài theo cách của mình (có thể sử dụng infographic sáng tạo theo cách của các em). Đây vừa là cách để HS tự chủ và hứng thú với việc học tập của mình, cũng là cách để GV tạo môi trường cho HS phát huy được hết các năng lực của mình.

2.3.3.2. Mục tiêu phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho người học.

Là một trong số những năng lực chung được nhấn mạnh trong chương trình giáo dục ở nhiều quốc gia, sử dụng công nghệ thông tin đã và đang là một trong những mục tiêu cần đạt đối với HS THCS trong nhiều môn học, trong đó có Ngữ văn. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin được hiểu là năng lực “nhận biết, làm chủ và khai thác công cụ công nghệ thông tin và

truyền thông trong việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn và truy cập thông tin; hình thành ý tưởng, kế hoạch và giải pháp trong hoạt động nhận thức và hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin, hợp tác tuân theo những quy định thuộc phạm trù đạo đức và xã hội khi sử dụng chúng”.

Đối với HS THCS, năng lực này được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Mức độ đơn giản là HS làm việc với công nghệ thông tin dưới sự giúp đỡ của GV như:

- Truy cập Website để tìm kiếm, thu thập thông tin nhằm hỗ trợ học tập với sự giúp đỡ của GV.

- Biết sử dụng các phần mềm, công cụ công nghệ như Microsoft Office Word, Microsoft Office Powerpoint, Prezi, Imind Map… dưới sự hướng dẫn của GV.

Ở mức độ nâng cao là khả năng HS có thể cá nhân hóa công cụ, thiết bị, phần mềm để hỗ trợ cho các nhiệm vụ học tập của bản thân như:

- Sử dụng Internet và các công cụ công nghệ phù hợp, hiệu quả để tìm kiếm thông tin hỗ trợ nhiệm vụ học tập của bản thân.

- Biết tự đánh giá, xử lý, tổng hợp thông tin.

- Thành thạo trong việc sử dụng các phần mềm, công cụ công nghệ để đáp ứng các nhiệm vụ học tập.

- Hợp tác với bạn bè trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập với sự trợ giúp của công nghệ.

-…

Việc rèn cho HS sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các infographic từ đơn giản đến phức tạp rất cần có vai trò hướng dẫn của GV. Quá trình HS tìm kiếm tài liệu hoặc dùng các công cụ như email, zalo, facebook hoặc chia sẻ tài liệu qua google drive để nhận các tài liệu (đã được thẩm định) do GV cung cấp chính là quá trình giúp HS tích lũy “lượng” kiến thức cần có để chuyển hóa nó vào các trang infographic. Để giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ thiết kế infographic, GV người cung cấp công cụ và hướng dẫn sử dụng, GV có thể giới thiệu tới HS những phần mềm có thể sử dụng dễ dàng và miễn phí (với gói cơ bản) như: Canva, Googlechart, Piktochart,… hoặc các phần mềm làm phim từ ảnh/ infographic miễn phí như Powtoon, Vivavideo… Những công cụ trên đều có giao diện thân thiện, cho phép người dùng truy cập dễ dàng vào thư viện với rất nhiều hình ảnh, biểu tượng, font chữ và hiệu ứng. Việc xuất file như thế nào để đảm bảo chất lượng ảnh đẹp nhất, trích xuất và chia sẻ tài nguyên với GV và các bạn cùng lớp để tạo thành kho tài liệu chung,… đều là những việc làm cụ thể HS cần làm với mỗi nhiệm vụ học tập có sử dụng infographic mà thông qua đó, các kĩ năng làm việc với máy tính của HS sẽ ngày càng thành thạo hơn, hiệu quả hơn.

người giao các nhiệm vụ học tập có tính thử thách, phù hợp với trình độ và khả năng của các đối tượng HS.

Ví dụ: Để nâng cao khả năng sáng tạo với infographic trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, GV có thể yêu cầu HS thiết kế trang bìa cho một tác phẩm văn học mà em ấn tượng nhất. Sản phẩm của HS chính là một infographic dạng sơ giản, có hình ảnh biểu tượng phản ánh rõ nét tinh thần chính của tác phẩm được chọn. Thiết kế những sản phẩm như vậy, không những giúp HS nhớ được những thông tin về tác phẩm tốt hơn mà còn rèn luyện cho các em khả năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin và khả năng thẩm mĩ.

Sau đây là một số sản phẩm minh họa cho trang bìa tác phẩm do HS thiết kế khi học tập các tác phẩm văn học:

Hoặc:

Hình 2.4. Infographic trang bìa Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Có thể thấy, việc thiết kế trang bìa tác phẩm như trình bày ở trên là nhiệm vụ khá đơn giản, phù hợp với mục tiêu bước đầu là để HS làm quen với cách chọn hình ảnh, chèn chữ, dàn trang,… khi làm việc với infographic. Sau khi đã làm quen với các thao tác cơ bản, GV có thể nâng độ khó cho HS, đồng thời phát huy khả năng tư duy và trình độ tổng hợp kiến thức cho các em bằng cách yêu cầu HS tự thiết kế infographic tóm tắt những thông tin chính của tác phẩm trước/ sau bài học và thuyết minh cho tác phẩm của mình hoặc cũng có thể nâng cao khả năng vận dụng, thực hành của các em bằng cách giao nhiệm vụ học tập có gắn sản phẩm infographic với thực tiễn cuộc sống.

Ví dụ: Sau khi đọc hiểu văn bản Động Phong Nha, GV yêu cầu HS thiết kế tờ rơi (có kèm bản đồ hướng dẫn) cho danh lam thắng cảnh này.

Hình 2.6. Tờ rơi về Động Phong Nha (1

Hình 2.7. Tờ rơi về Động Phong Nha (2)

Hoặc sau khi nghiên cứu xong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, GV có thể yêu cầu HS tự thiết kế một infographic tổng hợp những hiểu biết của mình về tác hại của thuốc lá nhằm tuyên truyền cho người thân trong gia đình hoặc khu phố để ngăn ngừa việc hút thuốc lá

2.3.3.3. Mục tiêu phát triển năng lực thẩm mĩ cho người học.

Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn Ngữ văn, thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống; thông qua những rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện.

Thông thường, năng lực thẩm mĩ được gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học khi HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, rung động trước những hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm qua ngôn ngữ nghệ thuật, nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong các tác phẩm đó. Trong văn bản thông tin, do mục đích chủ yếu là để truyền đạt thông tin nên kiểu văn bản này thường trình bày thông tin một cách khách quan, trung thực, ít mang giá trị thẩm mĩ. Do đó, để hỗ trợ HS trong việc tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và có hiệu quả, GV có thể thiết kế hoặc hướng dẫn HS thiết kế các văn bản thông tin truyền thống thành văn bản dạng infographic; thay thế những đoạn văn bản bằng một bảng nội dung, biểu đồ hay một chỉ số, một số chữ in đậm hoặc in nghiêng hoặc hình ảnh minh họa… với infographic để những thông tin được truyền tải nhanh hơn, ấn tượng và hiệu quả hơn.

Infographic là một dạng thông tin thị giác thú vị và hiệu quả để truyền tải thông tin. Hệ thống hình ảnh, màu sắc, cách sắp xếp, kiểu chữ, cỡ chữ,… trong mỗi infographic sẽ thể hiện khả năng sáng tạo cá nhân, tư duy thẩm mĩ và dụng ý của mỗi tác giả trong mục tiêu truyền tải thông điệp của mình. GV cần nhấn mạnh những điểm này để hướng dẫn HS trong quá trình thiết kế infographic văn bản thông tin cho hiệu quả cả về nội dung lẫn tính thẩm mĩ.

Ví dụ: GV có thể giao cho HS các nhóm thiết kế infographic với nội dung văn bản thông tin Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử (Ngữ văn 6 – tập 2). Sản phẩm của các em không đơn thuần chỉ là việc chuyển tải nội dung văn

bản từ dạng chữ sang dạng hình ảnh mà nó là sản phẩm kết hợp của năng lực đọc hiểu văn bản, sử dụng ngôn ngữ, thẩm mĩ để tạo ra một sản phẩm cá nhân độc đáo. Như thế, thông qua hoạt động đọc hiểu văn bản hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ ở người học; từ đó chuyển hóa nó dần trở thành: ý thức thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ, tạo ra chủ thể thẩm mĩ, thì mọi mắt xích của quá trình đều phải chủ động xuất phát từ người đọc – người học. HS đóng vai trò là chủ thể thưởng thức, tự mình thực hiện hành trình đọc – khám phá – thưởng thức cái đẹp.

Hình 2.9. Infographic Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử

GV cũng có thể yêu cầu HS sau khi học xong, từ những kiến thức đã học, sáng tạo các sản phẩm infographic của riêng mình, trên cơ sở đó, thể hiện quan điểm của cá nhân về một vấn đề nào đó của xã hội. Sản phẩm của HS được xem là một tác phẩm – không chỉ phản ánh nội dung bài học, mà còn thể

hiện rõ quan điểm thẩm mĩ của các em từ cách chọn lựa hình ảnh, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ hay kết hợp màu sắc. Cách làm này không chỉ tạo ra một “sân chơi” cho HS thỏa sức phát huy sáng tạo, mà còn có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, gắn việc học tập với thực hành, gắn kiến thức với cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 53 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)