Thực trạng sử dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 39 - 50)

thông tin cho HS THCS

Những năm gần đây, do đáp ứng nhu cầu thi cử, việc dạy học đọc hiểu trong các nhà trường phổ thông đã được chú trọng nhiều hơn trước. Đặc biệt là trong xu hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay, khái niệm văn bản thông tin xuất hiện càng nhiều thì theo đó, việc dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cũng trở thành một vấn đề được GV quan tâm. Trong kỉ nguyên khoa học công nghệ, văn minh thông tin đang chiếm lĩnh, việc tạo ra một môi trường học tập thuận lợi cho người học rèn luyện được kĩ năng đọc hiểu văn bản thông tin cũng như tạo lập văn bản thông tin chuẩn xác, hiệu quả cao là biểu hiện của dạy học gắn với đời sống, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Đây cũng chính là mục tiêu mà các GV đang hướng đến trong dạy học môn Ngữ văn. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng các văn bản thông tin trong chương trình chưa nhiều; dạy học đọc hiểu lại gặp nhiều khó khăn bởi bản chất của quá trình đọc hiểu là sự lĩnh hội của người đọc. Động cơ của hoạt động đọc là do nhu cầu hiểu biết, nhu cầu bộc lộ và nhu cầu hành động của người đọc; do đó, dạy đọc hiểu văn bản thông tin thực chất là dạy một kĩ năng học tập – là vấn đề khó không chỉ với HS mà với cả GV. Khắc phục tình trạng đó, mỗi GV lại tìm kiếm những phương pháp khác nhau để việc dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trở nên hấp dẫn, phát huy được hứng thú của HS

trong đó có ứng dụng infographic nhưng chưa thật sự hiệu quả, các giờ học vẫn chủ yếu được tiến hành theo phương pháp truyền thụ. Thực tế này được phản ánh qua kết quả khảo sát của chúng tôi.

Cụ thể:

1.2.3.1. Về phía GV

Với phiếu khảo sát giành cho GV, chúng tôi khảo sát với GV dạy Ngữ văn của một số trường THCS trên địa bàn tỉnh như: THCS Đào Dương - Ân Thi, THCS Nhân Hòa - Mĩ Hào, THCS Lạc Hồng - Văn Lâm, THCS Nghĩa Dân - Kim Động, THCS Toàn Thắng - Kim Động và THCS Vĩnh Xá - Kim Động. Số phiếu phát ra là 50, số phiếu thu về là 41.

Kết quả thu được như sau:

Với câu hỏi: Thầy/Cô hiểu như thế nào về infographic? Hầu hết các GV đều đã nhận thức đúng được bản chất của infographic là sử dụng hình ảnh để truyền tải thông tin (nội dung đáp án A và B).

Trong đó, 25 phiếu (60.9%) GV hiểu chính xác khái niệm infographic là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng. Đây là cơ sở nhận thức quan trọng để đảm bảo khả năng sử dụng infographic có hiệu quả trên thực tế. Số liệu này cũng chứng tỏ infographic không còn là một khái niệm xa lạ, mà hoàn toàn gần gũi với các GV THCS.

Về mức độ sử dụng infographic trong dạy học, có 63.42 % thầy cô cho rằng thỉnh thoảng có sử dụng infographic, đặc biệt có tới 9.75 % GV khá thường xuyên sử dụng. Mức độ không thường xuyên của việc sử dụng infographic (chiếm 26.83 % số người tham gia khảo sát) trong dạy đọc hiểu văn bản là do hệ thống văn bản thông tin từ infographic có rất ít, chủ yếu là GV sử dụng các infographic có liên quan trên Internet làm dẫn chứng minh họa trong các bài dạy của mình.

Nhận thức về ưu thế nổi trội của infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở các trường THCS, 80.48 % GV đều cho rằng infographic giúp HS có khả năng ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, từ đó tiết kiệm thời gian học tập, rèn các kĩ năng của tư duy như tổng hợp, phân tích, đánh giá,… và năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, sử dụng infographic cũng khiến HS có hứng thú học tập tốt hơn (92.68%). Số liệu cụ thể được thể hiện trong các bảng và biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.3. Ưu thế của infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở trường THCS

Về những biện pháp sử dụng infographic, hầu hết GV tham gia khảo sát đều bước đầu sử dụng infographic như một công cụ hiệu quả với nhiều cách thức cụ thể khác nhau, chủ yếu là trong dạy học trên lớp (82.92 %) và hướng dẫn HS tự học ở nhà (48.78 %). Mỗi cách sử dụng lại thể hiện sự sáng tạo của cá nhân các thầy cô trong nỗ lực tạo ra một giờ học hấp dẫn, thu hút sự chú ý và tăng hứng khởi cho HS.

Bảng 1.1. Những biện pháp sử dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở trường THCS

Những biện pháp sử dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở trường THCS

Kết quả Tỷ lệ (%)

A. Dạy học trên lớp 34 82,92

B. Thiết kế nội dung ngoại khóa 11 26,82

C. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 20 48,78

D. Kiểm tra đánh giá 13 31,7

E. Ý kiến khác 0 0

Với câu hỏi khảo sát về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng infographic, hầu hết các GV cũng đã chỉ ra được khó khăn lớn nhất để sử

dụng infographic có hiệu quả chính là vấn đề đầu tư nhiều thời gian, công sức để tạo ra các infographic phù hợp với nội dung các bài dạy. Bởi lẽ, để có thể tạo ra infographic phù hợp cần có thời gian và trình độ nhất định khi sử dụng phần mềm thiết kế infographic trên máy tính. Một khó khăn nữa, các GV đều có chung quan điểm cho rằng mỗi infographic phản ánh cái nhìn chủ quan của người thiết kế, là sản phẩm mang tính cá nhân cao nên nếu được lựa chọn làm ngữ liệu để dạy học cần được thẩm định tính chính xác.

Tuy nhiên, nếu có thể khắc phục các khó khăn, tạo ra được một kho infographic phù hợp thì đây hoàn toàn là một kho ngữ liệu có giá trị không chỉ với GV mà với cả HS, phát huy được khả năng tổng hợp kiến thức và sáng tạo của HS.

Bảng 1.2. Những khó khăn của GV khi sử dụng infographic

Những khó khăn của GV khi sử dụng infographic Kết quả

Tỷ lệ (%) A. Phải đầu tư rất mất nhiều thời gian, tâm sức cho bài dạy 35 85,36 B. Khó tìm được tài liệu dạy học liên quan đến infographic 18 43,9

C. Chi phí in ấn cao. 13 31,7

D. Cần có hiểu biết nhất định về phần mềm thiết kế infographic.

9 21,95

E. Mang tính chủ quan của người thiết kế 19 46,34

F. Thiếu thốn về hình ảnh minh họa 0 0

G. Ý kiến khác 0 0

Bảng 1.3. Những thuận lợi của GV khi sử dụng infographic

Những thuận lợi của GV khi sử dụng infographic Kết quả

Tỷ lệ (%) A. Phát huy khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh 27 65,85

B. Tiết kiệm thời gian học tập 13 31,7 C. Phù hợp với xu thế sử dụng công nghệ hiện đại 21 51,21 D.Không yêu cầu cao về mức độ hiện đại của cơ sở vật chất 11 26,82

E. Ý kiến khác 0 0

1.2.3.1. Về phía HS

Thực trạng sử dụng infographic tại một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được phản ánh khá rõ thông qua khảo sát của chúng tôi.

Khảo sát được tiến hành với đối tượng là HS các trường: THCS Đào Dương - Ân Thi, THCS Nhân Hòa - Mĩ Hào, THCS Lạc Hồng - Văn Lâm, THCS Nghĩa Dân - Kim Động, THCS Toàn Thắng - Kim Động và THCS Vĩnh Xá - Kim Động. Có 654 HS tham gia trả lời khảo sát trên tổng số 700 phiếu phát ra. Trong đó, 653 HS (chiếm 99.85 %) trả lời rằng đã từng biết đến infographic. Con số này chứng tỏ bằng nhiều cách khác nhau, infographic không phải là một khái niệm xa lạ với các em. Nó cũng chứng tỏ rằng thực tế HS đã được tiếp xúc và hiểu biết ít nhiều về infographic.

Biểu đồ 1.5. Nhận thức của HS về infographic

Cũng theo kết quả khảo sát, 407 HS đã tham gia các tiết học với GV có sử dụng infographic (chiếm 62.23 %). Infographic là công cụ phổ biến thứ hai sau powerpoint. Đặc biệt, dạng thường thấy nhất của việc sử dụng infographic

là thiết kế phiếu học tập (chiếm 44.34%, tương đương với 290 phiếu trả lời của HS).

Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các công cụ trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở trường THCS

Mức độ sử dụng các công cụ trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở trường THCS

Kết quả Tỷ lệ (%) A. Powerpoint 414 63,3 B. Mindmap 85 13 C. Phiếu học tập 157 24,1 D. Thẻ nhớ 24 3,67 E. Infographic 407 62,23 F. Ý kiến khác 10 1,53

Về cách thức sử dụng infographic của GV: Theo kết quả khảo sát, hầu hết GV sử dụng infographic nhằm tạo hứng thú đầu giờ học (313 phiếu chiếm 47,86%), tổ chức các hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm (310 phiếu chiếm 47.4 %), kiểm tra, đánh giá (266 phiếu chiếm 40.67%) hoặc giao bài tập về nhà,…

Bảng 1.5. Các thức sử dụng infographic của GV tại các trường THCS

Cách thức sử dụng infographic của GV tại các trường THCS

Kết quả Tỷ lệ (%) A. Sử dụng infographic như phiếu học tập 290 44,34 B. Xem phim (videographic) và điền vào phiếu học tập 276 42,20 C. Kiểm tra, đánh giá bằng infographic 80 12,23 D. Hướng dẫn học sinh tự thiết kế infographic cá nhân 133 20,34

E. Ý kiến khác 15 2,29

Với các tiết học, GV đã bước đầu sử dụng linh hoạt infographic trong các hoạt động học khác nhau, nhưng chủ yếu là các hoạt động trên lớp: tạo hứng thú đầu giờ học, tổ chức các hoạt động cá nhân/ nhóm,…

Biểu đồ 1.6. Những hoạt động GV thường tổ chức trong dạy học khi sử dụng infographic

Thống kê số liệu cho thấy, việc sử dụng infographic vào giảng dạy Ngữ văn tại một số trường THCS đã được tiến hành với các cách tổ chức hoạt động học tập đa dạng, bước đầu thu hút được sự chú ý của HS. Hầu hết HS hứng thú với việc GV sử dụng infographic trên lớp hoặc hướng dẫn các em học tập ở nhà. Đồng thời, các em cũng bày tỏ sự kì vọng, mong muốn về việc được sử dụng infographic nhiều hơn trong các tiết học. Cụ thể, có thể thấy trong biểu đồ sau:

Như vậy, mặc dù mới được tiến hành trên qui mô nhỏ nhưng kết quả khảo sát bước đầu chỉ ra rằng: hầu hết GV và HS tham gia khảo sát đều nhận thức đúng được khái niệm, tác dụng của infographic trong dạy học Ngữ văn,.... Các phiếu khảo sát của HS cũng thể hiện rõ sự kì vọng và hứng thú với infographic trong môn học. Những số liệu nói trên chính là cơ sở quan trọng để chứng tỏ infographic có khả năng trở thành một công cụ hữu hiệu hỗ trợ quá trình dạy học đọc hiểu trong môn Ngữ văn ở trường THCS, đặc biệt là đọc hiểu văn bản thông tin.

Tiểu kết chương 1

Trong thời đại số hiện nay, infographic đã và đang có ưu thế vượt trội trong việc cung cấp thông tin hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Giáo dục Việt Nam đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại bởi lẽ trong thời đại dữ liệu lớn, giáo dục kiểu ghi nhớ sẽ không có tác dụng. Nó đang được thay thế bởi phong cách học phân tích logic, người học được yêu cầu thảo luận về các vấn đề

hiện thời để đi đến giải pháp.

Trong xu hướng chung của thời đại đó, trên cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi tin rằng, sử dụng infographic hoàn toàn có thể trở thành một hướng đi, một giải pháp mới có ý nghĩa, góp phần vào sự thay đổi phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát huy năng lực của HS để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Nội dung này sẽ được chúng tôi làm rõ trong chương 2.

CHƯƠNG 2.

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬ DỤNG INFOGRAPHIC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)