Kiểm tra và đánh giá là hai khâu quan trọng trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. “Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có
ý nghĩa” [41, tr.187].
Hai năng lực xuyên suốt cần hình thành và bồi dưỡng trong dạy học bộ môn Ngữ văn trong quá trình học tập là tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết). Do đó, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cũng cần định lượng được mức độ năng lực HS trong quá trình học tập. Sử dụng infographic trong kiểm tra đánh giá hoàn toàn có thể là một phương án kiểm tra, đánh giá mới, phù hợp với yêu cầu đó.
Ví dụ: Ở mức độ thấp, GV có thể sử dụng infographic trống, yêu cầu HS bằng sự ghi nhớ của mình sau khi kết thúc bài học, hoàn thiện infographic với những thông tin từ việc đọc hiểu văn bản.
Hoàn thiện đúng phiếu học tập nói trên, nghĩa là HS đã ghi nhớ được những thông tin cơ bản, cần thiết trong văn bản Động Phong Nha. Mặc dù đây là cách kiểm tra sơ lược, phù hợp với những bài kiểm tra ngắn nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc kiểm chứng khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin của HS từ một văn bản khá dài.
GV có thể sử dụng infographic trống, yêu cầu HS bằng sự ghi nhớ của mình sau khi kết thúc bài học, hoàn thiện infographic với những thông tin từ
việc đọc hiểu văn bản.
Hình 2.17. Phiếu học tập về Động Phong Nha
Hoàn thiện đúng phiếu học tập nói trên, nghĩa là HS đã ghi nhớ được những thông tin cơ bản, cần thiết trong văn bản Động Phong Nha. Mặc dù đây là cách kiểm tra sơ lược, phù hợp với những bài kiểm tra ngắn nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc kiểm chứng khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin của HS từ một văn bản khá dài.
khoa và tài liệu từ Internet), chắt lọc thông tin, thiết kế một infographic và thuyết minh trước lớp về một danh lam thắng cảnh của quê hương. Hoàn thành nhiệm vụ học tập này, không chỉ kiểm tra được khả năng đọc hiểu văn bản, chắt lọc thông tin (về kiến thức, kĩ năng) mà còn phát triển năng lực tạo lập văn bản, năng lực sử dụng công nghệ thông tin (về năng lực); trên cơ sở đó, bồi dưỡng niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương và tình yêu quê hương, đất nước (về phẩm chất, thái độ). Cách kiểm tra, đánh giá như trên còn tạo cơ hội phát triển mọi khả năng sáng tạo của HS, khuyến khích các em bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc riêng. Do đó, khi đánh giá, GV cần tôn trọng ý tưởng của HS và thiết kế hướng dẫn chấm linh hoạt.
Hoặc GV cũng có thể thiết kế và sử dụng một infographic để kiểm tra, đánh giá theo cách như sau: Cung cấp infographic về Động Phong Nha, yêu cầu HS tổng hợp thông tin từ infographic, viết một bài báo giới thiệu, quảng bá về “Kì quan đệ nhất động” trên website du lịch với mục tiêu đưa Phong Nha gần hơn với thế giới.
Có thể lấy ví dụ sản phẩm infographic về Động Phong Nha được sử dụng như sau:
Như vậy, sử dụng infographic trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin không chỉ có thể phát huy hiệu quả trong quá trình HS học tập trên lớp mà còn có ý nghĩa lớn trong việc hướng dẫn HS tự học ở nhà. Tất nhiên, việc sử dụng cụ thể như thế nào còn phụ thuộc vào đối tượng HS, điều kiện của nhà trường và đặc biệt là khả năng sáng tạo của mỗi GV.
Trong chương 2, chúng tôi tập trung xây dựng các chủ đề infographic, xác định những yêu cầu cơ bản khi tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản thông tin có sử dụng infographic. Chúng tôi thiết kế nhiều dạng infographic cụ thể, có khả năng ứng dụng cao trong các giờ học đọc hiểu văn bản. Không những thế, chúng tôi còn đưa ra các biện pháp, các bước thực hiện và những lưu ý khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả nhằm góp phần nâng cao hứng thú học tập của HS và từ đó, góp phần năng cao chất lượng học tập bộ môn.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM