AR - viết tắt của Augmented Reality - là một trong những công nghệ mới, mà ngày càng thu hút nhiều sự chú ý. Dựa trên hình ảnh hóa do máy tính tạo ra và mô hình 3D dự báo, AR có thể tăng cường môi trường trong thế giới thực với thông tin ảo bổ sung và có giá trị (như văn bản, video, âm thanh,...), để làm phong phú cảm nhận và khả năng của con người. Mặc dù, ứng dụng của AR trong lĩnh vực Logistics vẫn còn sơ khai, nó vẫn được coi là một trong những công nghệ có thể mang lại “làn sóng lớn tiếp theo” trong ngành Logistics. Khi đó, sử dụng AR có thể dẫn đến tăng hiệu quả đáng kể và làm thấp tỷ lệ lỗi hơn so với các phương pháp chọn thông thường.
Trong tương lai gần, kính thông minh và các thiết bị đeo khác có thể mang lại một giai đoạn mới trong tương tác giữa máy với người trong nhà kho. Một nghiên cứu của Stoltz và đồng nghiệp (2017) về khảo sát những lợi ích và rào cản của AR, với tổng cộng là 24 công nhân lành nghề chưa từng làm việc với phần mềm thực tế ảo được đưa cho thử nghiệm với kính đeo thông minh của Google và dữ liệu được phân tích qua 2 phần mềm: Display App - không sử dụng AR và Cube App - sử dụng AR. Các ứng viên được yêu cầu so sánh 2 phần mềm dựa trên bốn tiêu chí tác động: sự ưu tiên, dễ dàng, tốc độ và tỷ lệ lỗi.
Những nhà nghiên cứu đưa ra bảy đặc điểm được xác định là rất quan trọng đối với việc áp dụng và thành công trong tương lai của AR. Quan trọng hơn hết, các ứng viên không được cung cấp danh sách về tầm quan trọng các đặc điểm này. Biểu đồ cho biết tần suất các đặc điểm được ứng viên đề cập đến.
Biểu đồ 2.9. Tần suất các đặc điểm của phần mềm AR được ứng viên đề cập đến. (lần)
Phần lớn những người được phỏng vấn đều thấy tiềm năng của AR khi áp dụng vào các công việc trong kho với sự thoải mái và dễ sử dụng của thiết bị. Mặc dù công nghệ đã được áp dụng trong một số trường hợp đặc thù, pin vẫn là một vấn đề kỹ thuật lớn; vẫn cần có các nghiên cứu sâu hơn liên quan đến đầu đọc mã vạch và mã QR, độ trễ và chất lượng của máy ảnh đính kèm, tầm nhìn, các chi tiết nhỏ trong các bộ vi xử lý được làm mát kịp thời và sự tương thích của thiết bị với môi trường. Những lợi ích từ việc sử dụng AR trong lưu kho thông qua việc sử dụng các thiết bị đeo như kính của Google phụ thuộc đáng kể về phần cứng; và kết quả có thể khác nhau rất nhiều giữa các thiết bị có thông số kỹ thuật khác nhau.
Dựa theo báo cáo của Wang và đồng nghiệp (2020), bài nghiên cứu này có thể chia các lợi ích của AR qua 3 hoạt động chính trong việc quản lý kho:
Chọn hàng trong kho
Người điều hành ở đây có thể có tất cả thông tin về môi trường từ kho hệ thống thông qua thiết bị AR. Hệ thống thu thập thông tin về đơn đặt hàng công việc liên quan đến người dùng và trực tiếp gửi đến người quản lý thông qua các ứng
dụng AR sử dụng tích hợp EDI, tính năng quét barcode (mục 2.1) và một số tính
năng khác. Tất cả các đơn đặt hàng đến tay các nhân viên tại chỗ trong thời gian thực và mọi chuyển động của hàng hóa ngay lập tức được cập nhật trong hệ thống
quản lý kho. Ngoài ra, nhân viên kho có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với tình trạng của các đơn đặt hàng.
Quản lý hàng tồn kho và kho hàng
Thông qua thiết bị AR, nhân viên không chỉ nhận được danh sách sản phẩm tồn kho theo lịch trình mà còn quan sát tổng quan về kho hàng và chi tiết mô tả về mặt hàng. Chỉ khi sản phẩm được đặt ở đúng vị trí, phản hồi đúng trên thiết bị mới có thể được hiển thị. Đối với công việc kiểm kê, AR có thể:
• Hiển thị thông tin xếp hàng/đóng gói hàng • Nắm bắt số lượng hàng hoá có sẵn trong kho
Trong môi trường công nghiệp thực tế, dây chuyền sản xuất và mạng lưới Logistics cần được điều chỉnh liên tục và nên thường xuyên được làm mới. Do đó, trước khi dự án hiện thực hóa, cần có các công cụ lập kế hoạch với khả năng thiết kế một mô hình chi tiết và được kiểm chứng cho các hệ thống kho. Điều này sẽ không chỉ tiết kiệm ngân sách mà còn cho phép các nhà lập kế hoạch Logistics kiểm tra đầy đủ các kế hoạch của họ trước khi thực hiện nó. Với sự trợ giúp của các thiết bị AR, có thể giúp các nhà lập kế hoạch Logistics:
• Hình dung nhà kho tiếp theo ở quy mô đầy đủ trước khi bắt đầu xây dựng. • Lên mô hình quy trình công việc, các phép đo lường kiểm tra thông qua hệ thống thực tế ảo.
Đóng gói hàng hoá
Các mặt hàng sẽ được gửi cho khách hàng được thu thập và đóng gói tại đây. Để hỗ trợ quá trình này, AR có thể:
• Cho biết loại bìa cứng đóng gói sẽ sử dụng.
• Chỉ ra cách tốt nhất để đặt các mặt hàng đã chọn vào thùng hàng. • Chỉ ra vị trí đặt để pallet phù hợp cho lô hàng.
• Chỉ ra vị trí đặt để từng đơn hàng trên pallet/trong một xe tải theo loại đơn đặt hàng, điểm đến, tính chịu lực của hàng hoá.
• Chỉ ra khu vực chất hàng thích hợp.
• Kiểm tra các sản phẩm được xếp lên xe tải.
Tuy AR vẫn khá mới mẻ và còn là một ứng dụng mới được lên ý tưởng nhưng việc áp dụng công nghệ AR trong lĩnh vực Logistics không chỉ có thể tiết kiệm chi phí lao động và nâng cao hiệu quả quản lý mà còn tự động hóa kiểm soát toàn bộ quá trình Logistics.