Ngoài các ứng dụng đã được thế giới thử nghiệm và chấp nhận lợi ích được phân tích ở trên, Việt Nam cũng hoàn toàn có thể xem xét triển khai những công nghệ sẽ trở thành xu hướng trong Logistics thế giới như:
Robot hoá và tự động hoá
Tính đến hết nửa đầu năm 2019, robot được áp dụng hầu hết tại các kho hàng và trung tâm phân phối với nhiệm vụ chính là vận chuyển hoặc phân loại hàng hóa. Xe tự lái là một ví dụ phổ biến khác, công nghệ này không chỉ áp dụng cho ô tô và xe tải mà còn cả cho máy bay và tàu thủy. Chẳng bao lâu nữa, máy bay không người lái - được gọi là Drone - sẽ xuất hiện và có khả năng giao hàng hóa nhỏ. Sự kết hợp của robot tự động với phần mềm thích hợp được dự báo sẽ nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Mục tiêu của robot hóa và tự động hóa các quy trình là giảm bớt hoặc thay thế công việc của con người trong các hoạt động lặp đi lặp lại và các hoạt động đơn giản. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ cắt giảm nhân sự hoàn toàn, các nhân viên bây giờ sẽ có nhiệm vụ là quản lý các quá trình và trong các nhiệm vụ đó đòi hỏi sự tham gia hoạt động nhiều hơn.
IoT kết hợp với Big Data
Theo viện SAS - nhà phát triển phần mềm phân tích đa quốc gia của Mỹ, Big Data là một thuật ngữ mô tả khối lượng lớn dữ liệu - cả có cấu trúc và không có cấu trúc - trên toàn bộ doanh nghiệp hàng ngày. Nhưng số lượng dữ liệu không quan trọng. Big Data có thể được phân tích, tìm hiểu các thông tin chi tiết để đưa ra các quyết định tốt hơn và các động thái kinh doanh chiến lược.
Tầm quan trọng của Big Data không xoay quanh việc có bao nhiêu dữ liệu mà là việc sử dụng nó như thế nào. Có thể lấy dữ liệu từ bất kỳ nguồn nào và phân tích nó để tìm ra câu trả lời cho bài toán hướng đến việc giảm chi phí, giảm thời gian, phát triển sản phẩm mới, tối ưu hóa các dịch vụ và ra quyết định thông minh. Khi
kết hợp Big Data với phân tích được hỗ trợ cao, nhà quản lý có thể hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến kinh doanh như:
- Xác định nguyên nhân gốc rễ của các lỗi, sự cố và khuyết điểm trong thời gian gần như chính xác.
- Tạo các chương trình giảm giá thu hút tại điểm bán hàng dựa trên thói quen mua hàng của khách hàng.
- Tính toán lại toàn bộ danh mục rủi ro trong vài phút.
- Phát hiện hành vi gian lận trước khi nó ảnh hưởng đến tổ chức.
Với mức thu thập dữ liệu khổng lồ mà Big Data mang lại cho doanh nghiệp, từ các dữ liệu phân tích về thói quen mua sắm của khách hàng đến số lượng khách hàng tương tác với các phương tiện truyền thông của doanh nghiệp, Big Data hoàn toàn có thể giúp tăng lợi nhuận cho chính họ. Bên cạnh đó, người dùng sẽ được trải nghiệm dịch vụ một cách tốt hơn nhờ những công cụ tìm kiếm thông minh mà không phải lãng phí thời gian. Dù cho chi phí bỏ ra cho việc phát triển ứng dụng này có thể rất lớn nhưng lợi ích của Big Data là không thể phủ nhận, nó còn có thể trở thành đòn bẩy cho doanh nghiệp để phát triển hơn nữa trong nền Công nghiệp 4.0.
Blockchain
Blockchain hiện đã trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực Logistics. Theo định nghĩa của IBM - tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia, Blockchain là một sổ cái được chia sẻ, bất biến, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ghi lại các giao dịch và theo dõi tài sản trong một mạng lưới kinh doanh. Một tài sản có thể là hữu hình (nhà, xe hơi, tiền mặt, đất đai) hoặc vô hình (sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu). Hầu như bất kỳ thứ gì có giá trị đều có thể được theo dõi và giao dịch trên mạng Blockchain, giảm rủi ro và cắt giảm chi phí cho tất cả những người tham gia.
Ngoài thông tin về giao dịch, tài liệu lưu trữ,...công nghệ này còn cho phép bạn kiểm tra nguồn gốc của nguyên vật liệu mua vào hoặc giảm bớt chứng từ giấy tờ. Quá trình hoạt động thường lãng phí nỗ lực vào việc lưu trữ những hồ sơ trùng
lặp và chứng từ của bên thứ ba, hệ thống lưu trữ hồ sơ có thể dễ bị lừa đảo và tấn công mạng. Thế nên với sự xuất hiện của IoT, khối lượng giao dịch đã bùng nổ. Tất cả những điều mà làm chậm hoạt động kinh doanh, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, chúng ta cần một cách xử lý hiệu quả, đó là Blockchain.
AI - Trí tuệ nhân tạo
Đây có thể là một ứng dụng công nghệ tương lai hứa hẹn đối với Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung, mặc dù có thể rất lâu sau chúng ta mới có thể thấy công nghệ này áp dụng vào các lĩnh vực ở Việt Nam. Ngành vận tải và Logistics luôn xử lý rất nhiều dữ liệu khác nhau, và chuyên gia Logistics là người được cho là có khả năng kết nối và sắp xếp dữ liệu. Tuy nhiên, khi số lượng dữ liệu vượt quá khả năng xử lý thông tin của não người, đó là dấu hiệu cho thấy ngành công nghệ cần AI. Với việc xác định một mục tiêu cho chúng đã có thể tạo một mạng lưới nơ-ron nhân tạo và hiển thị các ví dụ về các đầu việc tương tự. Phần còn lại chỉ đơn giản là sử dụng thuật toán. Nhờ đó, các nhà chuyên gia Logistics có thể dự đoán và phân tích dữ liệu, từ đó cố gắng tự động hóa quy trình. Bằng cách sử dụng AI, lỗi sai thủ công của con người được giảm thiểu, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. AI cũng có thể dự đoán các hiện tượng nhất định, chẳng hạn như báo hiệu xe cần bảo dưỡng hoặc khả năng đặt hàng lại của khách hàng khi họ sẵn sàng.
Hiện tại, ngày càng có nhiều hệ thống và công cụ hỗ trợ giúp nhà quản lý doanh nghiệp nhìn ra rằng có thể tăng lợi nhuận bằng cách đa dạng hoá các công nghệ cho hệ thống Logistics. Việc kết hợp các giải pháp thông minh khác nhau sử dụng AI đang bước vào ngưỡng cửa của Logistics 4.0. Với việc AI kết hợp hệ thống quản lý GTVT hiện đại, cùng với một công cụ lập kế hoạch tuyến đường thông minh và kế hoạch tạo sự hiệu quả sắp xếp cho hàng hóa, hoàn toàn có thể giảm thời gian vận chuyển và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.