Theo báo cáo của Allied Market Research '“Smart Sensor Market by Type and
End Use - 2020-2027”, thị trường cảm biến thông minh toàn cầu đạt tăng trưởng với tốc độ 19 phần trăm hàng năm và dự kiến sẽ đạt 60 tỷ đô la vào năm 2022. Tiến bộ công nghệ đã thu nhỏ các thiết bị, hiệu suất được cải thiện và giảm chi phí sản xuất. Một điểm khác biệt của cảm biến thông minh là vai trò của nó trong hệ sinh thái thông tin rộng hơn. Tốc độ trao đổi thông tin vật lý chuyển thành thông tin kỹ thuật số có thể tăng theo cấp số nhân, nhờ đó tăng hiệu suất, công suất cao hơn, độ tin cậy
lớn hơn. Các tiêu chuẩn truyền dẫn như Wi-Fi, Bluetooth, NFC, RFID và những thứ khác sau đó được sử dụng để giao tiếp dữ liệu này với cảm biến, thiết bị điều khiển, tập trung nền tảng quản lý hoặc phân phối nền tảng máy tính để tổng hợp dữ liệu và phân tích.
Nguồn: Allied Market Research
Biểu đồ 2.11. Mức độ sử dụng cảm biến thông minh dựa trên phân loại các lĩnh vực từ 2019 đến 2027.
Theo báo cáo này của Allied Market Research, thị trường cảm biến thông minh toàn cầu đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự bùng phát COVID-19. Các quốc gia châu Á và châu Âu đã bị thiệt hại lớn về doanh thu, do các đơn vị sản xuất ở các khu vực này phải đóng cửa. Hoạt động của các ngành sản xuất và chế tạo bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh bùng phát; do đó, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của thị trường cảm biến thông minh vào năm 2020-2021 bị chậm lại.
Tuy nhiên, thị trường dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi về tốc độ tăng trưởng trong những năm tới, do sự tăng trưởng tập trung vào các tổ chức để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến đối với các công nghệ thông minh - xảy ra do sự phát triển nhanh chóng của IoT trong cơ sở hạ tầng như thành phố thông minh và mạng lưới thông minh toàn cầu. Ngoài ra, đại dịch đã làm gia tăng sự hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của
một số tổ chức bằng IoT để sản xuất không bị ngưng đọng trong thời điểm bây giờ và cả cho tương lai.
Cảm biến Telematics là một trong những công nghệ được phát triển dựa trên cảm biến thông minh, được kết hợp từ 2 thuật ngữ “telecommunications" (viễn thông) và “informatics" (thông tin). Cảm biến Telematics thường được sử dụng để theo dõi GPS và định vị vệ tinh. Ngày nay nó được sử dụng để kích hoạt nhiều ứng dụng bao gồm: chia sẻ xe ô tô, thiết lập nâng cao an toàn đường bộ và hệ thống cảnh báo khẩn cấp. Hệ thống Telematics là một nền tảng và một phần mềm đặc biệt, nhận dữ liệu từ thiết bị theo dõi trên ô tô hoặc thiết bị di động viễn thông, rồi hiển thị dữ liệu đó trong giao diện người dùng. Những dữ liệu này được phần mềm Telematics thu thập và các lệnh được gửi đến phương tiện giao thông, thông qua các chuyến đi trong thời gian thực hoặc trong quá khứ để tạo cảnh báo.
Hai trong số những lợi ích đáng kể nhất của công nghệ viễn thông là tính minh bạch của hệ thống và khả năng truy xuất nguồn gốc. Với công nghệ viễn thông và các phương thức vận chuyển phù hợp, cho phép người dùng có thể liên tục xem được vị trí của lô hàng, sản phẩm hoặc phương tiện vận chuyển nhất định.
Đối với tất cả các doanh nghiệp, dữ liệu này có thể vô cùng quý giá. Khi được sắp xếp hợp lý, dữ liệu Telematics sẽ mang đến thông tin hiệu quả hơn về vị trí của hàng hóa, thành phẩm và đội xe mà các công ty vận chuyển cho các bên liên quan hoặc cho khách hàng và sử dụng để thông báo cho việc ra quyết định kinh doanh. Ví dụ, trong những ngày đầu của đại dịch Covid-19, khi các chuyên gia Logistics đang đối phó với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, công nghệ Telematics đã cải thiện tổ chức kinh doanh và giúp các công ty quản lý các đội tàu vận chuyển với quy mô lớn. Công nghệ này cũng giúp các công ty đối phó với sự thường xuyên thay đổi của các quy định biên giới, khả năng khai thác tuyến đường và sự chậm trễ trong việc vận chuyển.
Khi công nghệ ngày càng cải tiến, các giải pháp Telematics cho chuỗi cung ứng trở nên hiệu quả và linh hoạt hơn. Ví dụ, sự trỗi dậy của Công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy các công ty chuỗi cung ứng áp dụng công nghệ công nghiệp thông minh mới như cảm biến và thiết bị IoT. Ví dụ: nếu chủ doanh nghiệp cần vận chuyển một
lô hàng nhất định ở nhiệt độ hoặc độ ẩm cụ thể, thiết bị giám sát IoT phù hợp có thể cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực về các điều kiện trong mỗi container vận chuyển. Bằng cách sử dụng thông tin này, các công ty có thể cung cấp thông tin cập nhật tốt hơn cho các bên liên quan và tạo ra các ước tính thực tế hơn về thời điểm sản phẩm sẽ đến tay khách hàng. Điều này có thể giúp một công ty lập kế hoạch giải quyết sự chậm trễ hoặc quản lý hoạt động vận chuyển bất thường nhanh nhất có thể.
Một giải pháp từ DHL - Một công ty của Đức chuyên vận chuyển hàng hóa và cung cấp các giải pháp về Logistics quốc tế - là SmartSensor, cung cấp giám sát tình trạng đầy đủ. Cảm biến thông minh này có thể giám sát nhiệt độ và độ ẩm, đồng thời cho biết có xảy ra sự va chạm mạnh cho đến nhẹ của hàng hoá hay không, để đảm bảo tính toàn vẹn trong quá trình vận chuyển. Giải pháp thứ hai từ DHL đó là Agheera, một phần mềm theo dõi thời gian thực, một nền tảng mở để kết nối các thiết bị phần cứng cảm biến và viễn thông khác nhau để hợp nhất dữ liệu trên các ứng dụng khác nhau. Nền tảng này hợp nhất nhiều loại máy móc thiết bị, chẳng hạn như các công rời nối với xe tải - dữ liệu được lưu vào một cổng thông tin dễ sử dụng với khả năng truy cập trên toàn thế giới, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ Logistics và khách hàng theo dõi tất cả các hàng hoá trên các thiết bị khác nhau cùng một lúc.